Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .

GIỚI ĐÀN HUỆ LƯU

PL- 2552-DL 2008

Tổ chức vào ngày 13-15/11/2008

Trúc Lệ

 

Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, năm nay tổ chức giới đàn tuyển “Phật trường” mang tên một vị danh tăng-Tổ Huệ Lưu[1]. Trong giới xuất gia có lẽ ai cũng thầm biết ơn người khi học luật. Trên bìa sách Tì nì, Sa di oai nghi cảnh sách in mộc bản năm Giáp Ngọ (1894) có ghi “Giác Viên lang nhã Thiền hòa Hoằng Ân tỉnh nghĩa / Huê Nghiêm thiền viện, Tỳ kheo Huệ Lưu sao lục”.[2]

Đại giới đàn diễn ra tại 3 địa điểm: chùa Phổ Quang, dành cho giới tử Tỳ kheo - Tỳ kheo Ni; Từ Nghiêm, dành cho giới tử thức xoa và Sa di Ni; Ấn Quang, dành cho Sa di. Với ý tưởng của Hòa Thượng chánh chủ khảo Thích Trí Quảng: “năm nay giới đàn hơn hẳn nhiều năm qua về tính quy cũ và sự hoành tráng về giới trường để giúp cho giới tử trong phút giây thọ nhận giới pháp của Phật trân trọng nhất. Vì sau khi thọ giới, họ mang một trọng trách:

 “…Nơi nào chúng sinh cần con đến,

Đạo pháp cần con đi.

Chẳng kể gian lao,

Chẳng từ khó nhọc”

nên bước khởi đầu phải thật sự ấn tượng để phút giây đó sống mãi trong tâm thức, thể hiện trọn vẹn ý tưởng khi trở thành một vị xuất gia[3] và mục tiêu cao cả hơn là thay Phật hoằng truyền chánh đạo. Cho nên ngày xưa đức Phật phân ra thành hai hướng đi, một hướng dành cho Phật tử xuất gia và một hướng của Phật tử tại gia.  Đức Phật phân định rõ ràng, tư cách vị trí, việc làm khác nhau của đệ tử xuất gia và tại gia. Dù 2 hàng xuất gia, tại gia cùng đi chung lộ trình giải thoát nhưng đức Phật đã đề cao tư cách của đệ tử xuất gia là “chúng trung tôn”, là “Trưởng tử Như Lai”, là “rường cột của đạo pháp.” Điều này đã nói lên vai trò quan trọng chính yếu của người xuất gia trong công việc hoằng truyền chánh pháp Như Lai.”

Qua thông tin của Đ.Đ Thích Nhật Từ ban Thư ký cho biết. Với ý tưởng tuyệt vời của Thành hội nên Giới Đàn Huệ Lưu năm nay đã thu hút giới tử nhiều nơi về thọ giới với số lượng ngoài dự kiến:

1/ Chùa Phổ Quang (Quận Tân Bình)

a)    Tỳ kheo: 240 vị.

b)    Tỳ kheo Ni: 308 vị.

2/ Chùa Ấn Quang (Quận 10)

     Số lượng Sa Di: 261 vị.

3/ Chùa Từ Nghiêm (Quận 10)

a)    Sa Di Ni: 265 vị.

b)    Thức-xoa-ma ni: 281 vị

Tất cả giới tử điều phải trải qua 1h30 phút thi viết và kiểm tra trực tiếp từ các vị giám khảo. Nội dung của các bài thi kiểm tra khá “nặng ký” so với những năm trước, nói chung giới đàn lần này đạt cả hai phương diện chất và lượng, hội đủ yếu tố sau hội nhập để Phật giáo Việt Nam xứng danh là người bạn song hành cùng dân tộc hơn 2000 năm qua.

Sài gòn, ngày 13/11/2008


 

[1]. Hòa thượng Huệ Lưu vốn quê ở làng Nhựt Tảo (Long An) sinh vào khoảng giữa thế kỷ XIX và từ nhỏ đã xuất gia tu học ở chùa Giác Viên. Hòa thượng Huệ Lưu thọ giới qui y với Hòa thượng Minh Khiêm - Hoằng Ân, dốc chí tu học và giữ giới luật tinh nghiêm, giỏi cả về Phật pháp và Hán văn. Sau đó, ngài được cử về làm trụ trì chùa Huê Nghiêm (Thủ Đức).

2. Mộc bản của cuốn sách được dùng làm “giáo tài khảo thí” của tăng chúng Nam bộ hồi đầu thế kỷ XX này hiện còn lưu giữ ở chùa Giác Viên (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).

3. Xuất thế tục gia, xuất phiền não gia và xuất tam giới gia.

 

 

 

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tintuc/gioidanHueLuu2008.htm

 


Cập nhật: 13-11-2008

Trở về thư mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang