Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

“Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”

(Không làm các việc ác - Thường làm các việc lành)
   Trù trì Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín soạn, Như Nguyện dịch

Nhìn thấy đề mục này chắc chắn mọi người sẽ nói rằng: “ lại ca điệu ca cũ rích”. Vâng, đúng là điệu ca cũ rích, nhưng điệu cũ rích này nên ca nhất định nên ca và phải thường xuyên ca. Không ca không được.Nếu điệu cũ rích này không ca người học Phật sẽ đi phải con đường ngoằn ngèo thậm chí đường bất chánh. Người bây giờ, đặc biệt là tầng lớp trẻ mới bắt đầu học Phật đã nghĩ ngay đến tọa thiền Tứ thiền bát định rồi nào là quán tưởng cảnh giới, Tâm không phật không,... nhưng trên thực tế tìm cầu những thứ này đều là vọng tưởng, cầu là tham đi ngược lại với giáo lý căn bản Phật giáo. Vì sao người bây giờ luôn có những suy nghĩ vọng tưởng đối với Phật giáo. Thực tế thì đó là những thói quen cũ trong cuộc sống của những kẻ phàm tục. Thói quen cũ của họ là như vậy. Đói rồi mà họ không chỉ ăn no là đủ mà còn phải ăn ngon ăn, ăn dư; Y phục không chỉ mặc để ấm để đủ mà còn mặc hàng hiệu, hàng ngọai. Nếu gặp lúc buồn chán muốn học Phật thì muốn thành Phật chứ Bồ tát La hán không cần. Ngững người đó không chỉ tham mà còn sân mạn nghi ,...Chúng ta học Phật nên bỏ đi thói quen cũ này. Tọa thiền, niệm Phật chỉ là hình tướng bên ngoài của học Phật. Nếu như cuộc sống hằng ngày không tích lũy phước đức, thì lúc tọa thiền những thói quen cũ lại khởi lên. Bởi thế chúng ta nên từ trên căn bản mà sữa đổi ngay những thói quen cũ này. Từ căn bản là thế nào? Tức là sữa đổi ngay ở sáu căn của chuáng ta (Nhãn, nhĩ, tỹ ,thiệt, thân, ý) sáu căn là tất cả căn bản trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Vì thế trong cuộc sống hằng ngày chúng ta từ sáu căn “không làm các vịêc ác mà làm các việc thiện”. Chúng ta làm cho lục căn thanh tịnh, tịnh hóa những cấu nhiễm trong cuộc sống. Chỉ cần hằng ngày chúng ta làm cho tâm ý thanh tịnh thì chúng ta sẽ an nhiên thảnh thơi, thóat khỏi những lo lắng muộn phiền, tiếc nuối,...thì đó chính là thiền là định. Bởi vậy chúng ta học Phật tu hành nên bỏ đi những thói quen cũ này mà ngay trong cuộc sống thường nhật “không làm các vịêc ác mà làm các việc thiện” đó là chứng minh chúng ta tu hành thành tựu, đó là con đường chánh để học Phật. “ Không làm ác mà làm lành” là một việc hết sức bình thường, không giống như Tứ thiền bát định, thiền chỉ thiền quán,..cho nên chúng ta xem thường nó. Như vậy thì chúng ta học Phật cũng như đi xem kịch mà không vì việc liểu sanh thóat tử. Nếu là như vậy thì Tín và Nguyện của chúng ta là bất chánh, mà bất chánh thì rơi vài tà đạo. Một người tín nguyện chân chánh mà xem thường việc “ không làm điều ác, thường làm việc lành” thì đã đi con đường cong quẹo rất dể gặp phải những chướng ngại khác. Điều này thấy rất đơn giản nhưng lại rất xâu xa. Phật dạy rằng: tất cả những việc làm trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta đều là biểu hiện ra bên ngoài của nội tâm động niệm mà khởi. Hành vi bên ngoài và tâm niệm bên trong không có sai bịêt. Khi chúng ta tọa thiền đạt được cảnh giới nào, tầng thiền nào đều tương ưng với phước đức tu hành trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Nếu một người tích lũy phước đức cao thì khi tọa thiền sẽ dể đạt được cảnh giới cao. Và ngược lại, một người bình thường không tạo phước đức, nghiệp chướng sâu dày thì dù có ngồi thiền một đời cũng không đạt được gì cả. Bình thường chúng ta nói tu hành liền nghĩ ngay đến ngồi thiền hay những gì cao xa lắm; kỳ thật tu hành là tích lũy phước đức, tu 37 phẩm trợ đạo, lục độ vạn hạnh. Nhưng không chỉ hòan toàn tìm cầu phước báo bên ngoài mà là “Tự tịnh kỳ ý” (làm cho tâm ý mình thanh tịnh, trong sạch). Rất nhiều người nghĩ rằng “tự tịnh kỳ ý” là công phu của tọa thiền, niệm Phật. Tôi cảm thấy không đúng lắm, “tự tịnh kỳ ý” là công phu của “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” mà được vậy. Tu hành thì “chư ác mạc tác, chúng thịên phụng hành” là việc chính hành, còn tọa thiền niệm Phật là Trợ hành. Tôi cảm thấy rất nhiều người đánh giá thấp thâm ý của “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” trong bài kệ này. Hai câu này không chỉ là tư tưởng căn bản của Lục Tổ Đàn Kinh: “làm việc chánh tức là đạo”, cũng tương ưng với câu “dĩ giới vi sư”. Tức là làm việc ác là phạm giới, việc thiện mà không làm cũng phạm giới. Có người định nghĩa Tam vô lậu học như sau: giới là trì giới; thiền là tọa thiền, như vậy cũng sai rồi. Hàm ý chân chánh của Tam vô lậu học là “nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ”. Cũng có thể nói: công phu của việc trì giới là công phu của“chư ác mạc tác,chúng thiện phụng hành”. Khi giới đã thuần thục thì tự nhiên phát định. Định ở đây không phải là tọa thiền nhập định. Định không chỉ chỉ có ở Phật giáo mà các ngoại đạo cũng có. Tọa thiền nhập định chỉ là một loại trợ hành mà thôi.

  “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo” quả thật là một huấn thị tuyệt vời hàm chứa sự đại từ đại bi của giáo chủ Thích Ca. Ngài đã vì  người hậu thế học Phật chúng ta mà thiết lập con đường sắt chánh đạo. Rất dể hành, mọi người đều có thể hành. Làm một ngày đạt được một ngày, một người làm được việc tốt không khó, khó là cả đời làm việc tốt không làm việc xấu, đạt được vấn đề này quả thật không dể, như vậy mới chính là công phu tu tập. Cho nên “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” cũng dể làm nhưng cũng không dể. “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” là phương thức để đến “tự tịnh kỳ ý”. Đó cũng là pháp môn thâm áo của lý “không” của việc thể chứng vô ngã. Thông thường, chúng ta từ trên giáo lý mà nắm bắt lý không vô ngã, trên thực tế như vậy cũng không hiểu thấu đáo. Chỉ có thực hành, sau cùng mới có thể chân thật thể chứng lý không của vô ngã. Nếu muốn tọa thiền quán tưởng để cầu liểu giải được “không” mà cuộc sống hằng ngày không có bảo chứng công phu của hành vi thì không thể ngộ được lý “không”. Bởi vì chúng ta ngồi đó mà cứ không a! không a! Thì đó là từ “ ngã” cầu không, làm cho trong ý thức ở cảnh giới nghĩ rằng có một chút gì đó là không nhưng mà “ ngã” vẫn còn nguyên đó. Cầu “không” như vậy chỉ là tự mình dối mình thôi. Làm không được lý không của vô ngã thì đều giã không. Nếu một người trong cuộc sống hằng ngày thường nghĩ đến người khác, mà quên đi chính mình thì người đó đã trãi qua thể chứng không của vô ngã.

  Ở đây tôi lại nghĩ đến Lục Tổ Đàn Kinh. Người sau này đọc Lục Tổ Đàn Kinh rất ít chú ý đến pháp môn đốn ngộ của Kinh. Pháp môn đốn ngộ của Lục Tổ được xây dựng trên cơ sở của câu“làm việc chánh tức là đạo”. Không có công phu bình thường “làm việc chánh tức là đạo” này thì cũng giống như xây lầu các trên không ma thôi. Trong Lục tổ kinh vì bậc thượng căn thượng trí mà khai lập pháp môn thù thắng đốn ngộ, đồng thời cũng nhấn mạnh công phu thông thường của “làm việc chánh tức là đạo” giống như “tâm bình thì việc gì phải trì giới, hành đúng thì việc gì phải tu thiền”. Nói đến cùng pháp môn đốn ngộ cũng là công phu thường ngày, là công phu thường ngày của bậc thượng căn. Và nói đến bậc thượng căn tức không phải chỉ cho những người thông minh mà là chỉ cho những bậc có thiện nghiệp sâu dày tâm bình hành trực. Chỉ có những người có thiện nghiệp sâu dày tâm bình hành trực tích lũy công phu đến một trình độ nhất định, cơ duyên thuần thục giống như quả chín thì rụng, khai ngộ thôi. Cho nên phương châm “ làm việc chánh là đạo” cùng với pháp môn đốn ngộ, trên phương diện công phu là giống nhau; Người trước là xem trọng Phần nhân mà nói, người sau vì xem trọng phần quả mà nói. Cho nên lục Tổ nói “ Phật pháp ở tại thế gian, không xa lìa thế gian mà giác ngộ, nếu tách khỏi thế gian mà tìm cầu bồ đề ,thì cũng như đi tìm lông rùa sừng thỏ”. Chúng ta đọc Đàn kinh dù thế nào cũng không nên say mê cách miêu tả ngoại tướng của pháp môn đốn ngộ như: “ trong một sát na, vọng niệm tiêu diệt, nếu nhận thức được tự tánh, một khi ngộ thì thành phật”. Lục tổ khai lập phương tiện như vậy không sai. Nhưng ngừơi học Phật chúng ta nghĩ như vậy tức sai, là vọng tưởng. Chúng ta nên y theo “chư ác mạc tác, chúng thịên phụng hành” mà cố gắng thực hành.

  Điều mà tôi cảm thấy buồn nhất là từ sau đời Đường thiền tông phát triễn, ngồi thiền giống như phong trào, mọi người cứ nhìn chằm chằm vào pháp môn đốn ngộ đều muốn lập tức thành Phật mà vấn đề “chư ác mạc tác, chúng thịên phụng hành” rất ít được người nghĩ đến. Thậm chí còn sa vào sư tranh cãi giữa hai pháp môn đốntiệm. Đây là điều đáng lo của Phật giáo. Vứt bỏ cơ bản của Phật giáo mà đi tìm kiếm những cành lá vụn vặt là điều không nên. Trong tất cả kinh điển tam tạng, 12 bộ đều là những điều cơ bản và căn bản phân tích rõ: thế nào là hành đúng chánh đạo. 37 phẩm trợ đạo, lục độ, tứ nhiếp pháp đều là giáo pháp quan trong của Phật giáo, đó cũng là sức sống hiện tại của Phật giáo. Lục Tổ kinh vì bậc thượng căn lập nên pháp môn đốn ngộ, đồng thời cũng chứa đựng pháp môn tiệm tu, “pháp tức không đốn ngộ, chỉ có nhanh hay chậm mà thôi”, “ Chánh pháp vốn không có đốn tiệm, chỉ có con người có lợi căn độn căn mà thôi.Tự thức bổn tâm, tự kiến bốn tánh, tức không có sai biệt. Cho nên lập đốn tiệm chỉ là giả danh”.

  Nếu chúng ta đọc kỷ thư tịch lịch sử và “Đăng lục”sẽ dể dàng phát hiện chư vị cao tăng đại đức thời xưa đều xem trọng “chánh hạnh” trong cuộc sống hằng ngày, như Mã tổ Đạo Nhất nói “bình tường tâm thị đạo” đó là yêu cầu chúng ta tu hành trong cuộc sống hằng ngày.Trong thời cận đại và đương đại như đại sư Hư Vân và chư tôn đức hiện tại cũng hết lòng khuyên bảo đệ tử rằng: học Phật nên từ “chánh hạnh” mà bắt đầu, đó là cơ bản của Phật giáo.Trước đây thường có người đến hỏi tôi “thiền là gì”?, Tôi trã lời họ “kông suy nghĩ lung tung, không suy nghĩ vớ vẫn, đó là thiền”. Chúng ta hằng ngày thường hành “chư ác mạc tác, chúng thịên phụng hành” là vì mục đích thâm áo của quán không để chứng ngộ vô ngã chứ không vì tìm cầu phước báo. Nếu vì mục đích cầu phước thì rơi vào chấp tướng không thể thoát ly snh tử, vượt qua luân hồi lục đạo.Điều này làm chúng ta nghĩ đến những ngừời gương mẫu của xả hội, họ đều là những người tốt, vì xã hội cống hiến nên được chọn làm gương mẫu, nhưng sau đó cảm thấy bị áp lực rất nhiều và mệt mõi. Bởi vì họ chấp sự tướng, nội tâm bị chằng chịt trong danh dự, gương mẫu,...

  Tôi nghĩ, người học Phật chúng ta bị bó buộc ở những loại thành danh, gương mẫu hay danh dự nào đó mà mệt mõi đều là điều không nên. Ban đầu làm thế nào thì bây giờ như thế mà làm. Như vậy trong lòng sẽ rất nhẹ nhàng ,bình tĩnh. Bởi thế người học Phật nên ngay trong cuộc sống thường nhật mà bỏ ác làm lành thực hành theo chánh đạo, không chấp sự tướng, làm theo sự lý, tự tại vô ngại, và cuối cùng sẽ chứng Phật quả. Và sự thật thì chúng ta đều khẳng định rằng nếu chúng ta làm việc tốt thì được mọi người khen ngợi, và tự mình trong lòng cảm thấy vui, ăn ngon ngủ được. Nhưng nếu hôm nào làm một việc gì xấu gì đó bị mọi người khinh thường tuy họ không nói gì nhưng trong lòng ta cũng cảm thấy áy náy, ăn không ngon ngủ không yên. Vì thế, dù thế nào đi nữa thì chúng ta cũng không nên xem thường việc làm trong cuộc sống hằng ngày. Thật đáng sợ, một hành vi bé tí, một ý niệm nho nhỏ, đều ảnh hưởng đến nội tâm của chúng ta. Đó là lý do hôm nay chúng ta làm mới hai câu kệ “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Hy vọng rằng mọi người sẽ lãnh hội được nỗi khổ tâm “ ca điệu cũ rích của tôi”.

                                          

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/chuacmactac.htm

 


Vào mạng: 26-12-2008

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang