Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

HIỆP NHỨT ĐẠI ĐỒNG

Trung Cang Nghĩa Khí

Trần Hớn Sâm


Thánh đế hồng y đạo pháp hiệp thiên vũ trụ quang… Vũ trụ quang có trăm vạn ức điểm sáng… Đêm ngày thường hằng hiện hữu hiệp nhứt đại đồng quanh tròn ( o ) trong không gian vũ trụ.

**

Hiệp nhất đại đồng do tâm được lãnh hội lẽ đạo có một, thực hành cái một, nhơn có thái độ rộng lớn bao la ngoài các lẽ chánh tà, ma, phật. … Người nào muốn đi tới chổ cùng cực của đạo đặng hiệp nhứt với trời phật tất phải theo pháp, Pháp đây vốn có cái năng lực đưa người đi tới mục đích hiệp nhứt đại đồng.

**

Hiệp nhứt là cái cơ bản đắc đạo của các nhà truyền giáo, lập pháp để hóa độ nhơn sanh đem về gốc đạo… Phật giáo pháp minh cái lý bình đẳng như như, trực chỉ minh tâm kiến tánh, Tức là vạn pháp qui hiệp nhứt… Tiên giáo dạy tu tâm luyện tánh, là tu dưỡng cái chơn tâm, đào luyện bổn tánh cho hoàn toàn thanh tịnh… Thánh giáo dạy tồn tâm dưỡng tánh, là giữ cho còn cái chơn tâm, thuần nhứt thiên lý đem đạo đức ra hòa quang độ chúng sanh.

** 

Vấn đề hiệp nhứt là trọng yếu của nhơn sanh, con người muốn đi tới chổ triệt để, trở về căn bổn tất phải lãnh hội ý nghĩa hai chữ hiệp nhứt rồi chịu vào trường thi ( thử thách ) của đạo đức, để cho cân công bằng thiêng liêng cân nhắc. khi đoạt được vấn đề hiệp nhứt rồi thì đem phát minh ra hóa độ nhơn sanh, dìu dắt đến cỏi đại đồng, hiệp một cùng trời phật ( là cơ duyên đắc đạo).

**

Người ta cần biết cái lý của vũ trụ mới có thể ra làm việc cho vũ trụ, cõi vũ trụ nầy sở dĩ có là cái lý thiêng liêng độc nhứt. Cái lý ấy phải vô thỉ vô chung, hữu động hữu tịnh, tịnh thì ở nơi vô vi lặng lẽ, động thì sanh cơ biến hóa. Các nhà truyền đạo tùy theo cái thể động tịnh của lý ấy mà tôn đặng danh hiệu, thành thử bản thể đạo thì vẫn có một mà danh hiệu đạo rất nhiều… Tuy trong chổ nhiều mà biết được cái một là đoạt được lẽ hiệp nhứt.

**

Phật giáo theo cái tịnh thể của lý ấy, nên gọi lý ấy là chơn như, lập ra giáo pháp gọi là phật giáo, phật giáo gọi là thành phật tức là hiệp nhứt về lý… Người nối tiếp đạo phật lập đạo người cho đặng chí thành thì sự cao minh chở che, hóa thân đồng với trời phật, tức là hiệp nhứt về lý vũ trụ. Trong cỏi vũ trụ có trăm vạn ức người thì có trăm vạn ức cái tâm, có trăm vạn ức cái tâm thì có trăm vạn ức lý ấy, có trăm vạn ức lý ấy thì có trăm vạn ức chư phật.

**

Biết cái đạo nhứt quán rồi thì biết cái lý của vũ trụ đều có sẵn trong tâm của mọi người, người ta nuôi cái chơn tâm cho được đầy đủ, thì lý ấy phát hiện ra chổ hay biết ( lương tri, lương năng). Như biết cái thiệt là thiệt, biết cái giã là giã, là lý ấy công bình chánh trực, nhơn nghĩa lễ trí là lý ấy. Việc đáng thẹn mà thẹn, điều đáng thương mà thương là lý ấy, sự phải hòa mà hòa, điều đáng kỉnh mà kỉnh là lý ấy, từ bi bác ái kỉnh già thương trẻ là lý ấy. Không bản ngã không tự mãn, không lợi kỷ không hại người là lý ấy.

**

Tóm lại… cái lý ấy thì ai ai cũng có ở trong tâm, tại làm cho nó mờ tối đi, hoặc buông thả nó ra mà không kiếm đem về, thành thử cái tư tưởng có đồng, có dị, đồng thì hiệp nhứt, dị thì chia rẻ. Nếu người giữ cho còn cái lý ấy ở trong tâm mà thực hành thì cái tâm nầy in với tâm kia ( dĩ tâm ấn tâm). Trăm ngàn cái tâm in như một cái tâm, như thế dù không rủ hiệp nhứt, mà cái chơn tướng đạo có một phát hiện ra tạo thành một cảnh đại đồng. đạo là vô vi phải mượn hữu hình để hiểu đạo, nên lập giáo tất phải lập pháp đặng hạn chế phóng tâm của người thường nhờ tập quán mà thành tánh tự nhiên pháp… Nên chi người sùng thượng đạo giáo phải thành tín về pháp, thành tín về pháp tức là thành tín với đạo… Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp nhứt đại đồng… ấy là mười phương trăm vạn ức nhơn đồng hiệp nhứt .

**

Xin chào các bạn thiện hữu tri thức

--------------------------------------------------------

Người hiền giác ngộ chia sẽ cảm xúc ... Tâm tư nguyện ước giao lưu cùng các bạn thiện hữu tri thức và trao đổi kinh nghiệm tu học.

--

Xin các bạn hiền chia sẽ hiểu biết cho nhau để cùng chung lo phục vụ xã hội ... Giúp đở mọi người hiểu biết đạo đức con người và phật pháp.

-

 http://ngocthanhlinh.tranblog.net

 Người Hiền Giác Ngộ

--

 e mail : hoathientam2@gmail.com

 

 

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/hiepnhut.htm

 


Vào mạng: 01-07-2008

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang