Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
 LƯỚI TRỜI ĐẾ THÍCH
PHẬT GIÁO HOA NGHIÊM TÔNG
(Hua Yen Buddhism The Jewel Net of India)
(The Pennsylvania State University Press)
 FRANCIS H. COOK

LƯỚI NGỌC TRỜI ĐẾ THÍCH

Người Tây phương có thể đang ở kề bên bờ mép của một sự thông hiểu mới hoàn toàn về bản tính của cuộc tồn sinh. Tác phẩm phân loạci và phân tích vốn sản sinh từ tác phẩm của nền văn minh cổ Hy Lạp đã đơm hoa kết trái của nó trong sự thành công tràn ngập của người Tây phương trong việc vận dụng thế giới tự nhiên kể cả chính mình. Sự chinh phục và vận dụng này đã tiến triển không ngừng, mỗi thành công sinh ra các khả tính và thành công mới, và có lý do để tin rằng sự vận dụng và khai thác này sẽ vẫn còn tiếp tục. Tuy thế, một số người đã bắt đầu tự hỏi liệu chúng ta đã không có quá nhiều những thành công không; theo một số bình luận gia thì chính trình độ kỹ thuật cao mà nhờ đó chúng ta vận dụng thế giới tự nhiên đã đưa chúng ta đến một sự thành công phân cách đường tơ kẽ tóc vớithảm họa kinh hồn. Chỉ rất gần đây thì từ "sinh thái học" mới bắt đầu xuất hiện trong các cuộc thảo luận của chúng ta, phản ánh sự phát sinh một ý thức mới đáng chú ý về cái cách mà tất cả các pháp sống và tồn tại trong sự tương thuộc tương duyên. Những phương pháp phân tích, phân loại và tách biệt truyền thống có khuynh hướng dựng lên các ranh giới xung quanh các sự vật, đặt chúng tách biệt thành nhóm, và do vậy khiến cho sự vận dụng của chúng dễ dàng hơn dù là về phương diện trí thức hay kỹ thuật cũng vậy. Lối tiếp cận sinh thái học có khuynh hướng phần nào nhấn mạnh tính tương giao liên hệ của cùng các sự vật này. Trong khi không ngây thơ xóa bỏ các sự phân biệt về đặc tính và chức năng, nó vẫn nhìn ngó cuộc tồn sinh như là một mạng lưới tương thuộc tương duyên bao la mà trong dó nếi một tao nào đó của mạng bị nhiễu loạn thì toàn thể mạng lưới sẽ bị lay động. Nghĩa là quan niệm kiến sinh thái học đã không đặt thành vấn đề các phân biệt cổ xưa về đặc tính và chức năng vốn nằm phía sau một nền kỹ thuật sáng chói. Ong mật và hoa táo vẫn là những gì chúng đã luôn luôn là trong mắt chúng ta, nhưng thêm vào đường lối nhận thức này là một đường lối khác, đường lối mới hơn – cái kiến giải rằng các thực thể này cần có nhau cho chính sự tồn tại. Sự thông hiểu này đến với chúng ta bằng tính chất của một sự mặc khải; một chân lý thường tại vĩnh hằng đã bùng nổ trên thức tâm của chúng ta với một thông điệp khẩn thiết liên quan đến cuộc sống chúng ta. Thật ra, cái kiến giải này đòi hỏi một sự tái thẩm định hoàn toàn cái cách thế mà theo đó các pháp hiện hữu tồn tại. Có lẽ sự mặc khải này vẫn còn chưa khép lại, và theo thời gian chúng ta có thể đạt đến nhận thức sự tương thuộc tương duyên này không chỉ đơn giản là về phương diện sinh vật học và kinh tế, một vấn đề của ong và hoa, hoặc của sinh vật phù du và oxygen, mà là một sự tương thuộc tương duyên lan tỏa và phức tạp hơn là cho đến giờ chúng ta vẫn cứ tưởng.

Nhưng tập sách này không phải nói về sinh thái học, ít nhất là không phải một cách trực tiếp, và không hề theo cái nghĩa mà chúng ta hiện giờ đang sử dụng từ ngữ đó. Nó trình bày một quan kiến về con người, thiên nhiên và sự tương quan của chúng vốn có thể được gọi là sinh thái học theo cái nghĩa lan tỏa khắp và phức tạp hơn được đề cập đến ở trên, thực ra là một cái nghĩa mà chúng ta có thể gọi là "sinh thái học pháp giới". Đó là một hệ thống triết học Phật giáo đầu tiên xuất hiện trong một hình thức thành văn có hệ thống ở Trung hoa thế kỷ thứ 7, và nó đã là một giáo lý đặc trưng về những gì đã được biết đến như là Phật giáo Hoa Nghiêm tông. Đó là một quan kiến về cuộc tồn sinh mà phần lớn vẫn còn xa lạ đối với các cách nhìn ngó sự vật (các pháp) của Tây phương, nhưng nó lại là một thế giới quan vô cùng đáng giá quan tâm xem xét, không những chỉ là như một giả tưởng đẹp hấp dẫn đối với cảm xúc mỹ thuật, mà có lẽ còn như là một nền tảng có thể tồn tại cho phẩm hạnh, không kém có vẻ hợp lý hơn nền tảng truyền thống Tây phương.

Chúng ta có thể khởi đầu với một hình ảnh vốn đã luôn luôn là phương pháp vốn được ưa thích nhất của Hoa Nghiêm về việc minh họa bằng thí dụ cái cách thế mà theo đó các pháp hiện hữu tồn tại. Xa tít trên cõi trời của Đế thích, có một mạng lưới kỳ diệu đã được giăng lên bởi một tay thợ khéo xảo nào đó theo một cách như thế này: nó duỗi ra vô tận trong khắp mọi hướng. Đúng theo với thị hiếu cầu kỳ thích sặc sỡ của chư thiên, người thợ khéo ấy đã treo chỉ một viên ngọc trong mỗi mặt lưới, và vì lẽ mạng lưới tự nó là vô hạn nơi chiều kích cho nên các viên ngọc cũng là vô hạn nơi số đếm. Nơi đó treo các viên ngọc chiếu lấp lánh như những vì sao có tầm cỡ bậc nhất, một cảnh tuyệt vời để nhìn ngắm. Nếu giờ đây chúng ta tùy ý chọn một trong những viên ngọc này để kiểm tra quan sát nó cẩn thận, thì chúng ta sẽ khám phá ra rằng trong mặt bóng loáng của nó phản chiếu tất cả mọi viên ngọc khác trong mạng lưới số nhiều vô tận. Không những chỉ như vậy, mà mỗi một trong những viên ngọc ấy được phản chiếu trong một viên ngọc này cũng luôn đang phản chiếu tất cả mọi viên ngọc khác nữa, để rồi có một tiến trình phản chiếu vô tận xảy ra. Hoa Nghiêm tông rất ưa thích hình ảnh này, được đề cập đến nhiều lần trong văn học của nó, bởi vì nó biểu tượng hóa một vũ trụ hay pháp giới mà trong đó có một sự tương quan được lập đi lập lại một cách vô tận trong tất cả những thành viên của pháp giới. sự liên hệ này được cho là một sự liên hệ của đồng thời "tương tức" và đồng thời "tương duyên".

Nếu chúng ta lấy mười đồng tiền kim loại như là biểu tượng hóa toàn thể cuộc sống và xem xét sự liên hệ hiện hữu giữa chúng với nhau, thì theo giáo lý Hoa Nghiêm đồng tiền một sẽ được thấy như là đồng tiền nhất với chín đồng tiền khác. Đồng thời, đồng tiền hai sẽ được thấy như là đồng tiền nhất với chín đồng tiền khác và tiếp tục như thế suốttập hợp các đồng tiền. Như thế, bấp chấp các sự kiện rằng các đồng tiền có thể thuộc về các hạng loại, thời đại, kim loại khác nhau…, chúng vẫn được cho là hoàn toàn đồng nhất. Điều này được cho là sự tương quan "tĩnh" hay "lý" của các đồng tiền. Nếu chúng ta lại cũng lấy cùng mười đồng tiền này và xem xét sự tương quan "động" hay "sự" của chúng, thì theo các Đại sư Hoa Nghiêm chúng sẽ được thấy như là hoàn toàn tương thuộc hay tương duyên (tùy theo quan kiến). Được nhìn theo lối này thì đồng tiền một được cho là nguyên nhân cho toàn thể các đồng tiền vốn được xem như là tùy thuộc vào đồng tiền đầu tiên cho sự tồn tại của chúng. Nghĩa là đồng tiền một là sở duyên, cái ủng hộ bổ trợ, còn toàn nhóm là năng duyên, cái được ủng hộ bổ trợ. Bởi vì toàn thể cá biệt đó có thể sẽ không hiện hữu tồn tại nếu không có sự ủng hộ bổ trợ cho đồng tiền một, đồng tiền một đó dược cho là nguyên nhân độc nhất cho toàn thể. Tuy vậy, nếu chúng ta chuyển sự chú tâm của mình vào đồng tiền hai và rồi xem xét sự quan hệ của nó với chín đồng tiền khác, thì chúng ta nói về đồng tiền này cũng giống như vậy (đồng tiền một). Nó là nguyên nhân độc nhất cho sự hiện hữu tồn tại của toàn thể mười đồng tiền. Từ quan điểm của "mỗi một" của mười đồng tiền, ta có thể nói rằng đồng tiền đó là nguyên nhân độc nhất cho toàn thể. Tuy nhiên, sự quan hệ nhân quả này ngay cả còn uyển chuyển lưu động hơn điền này nữa, bởi vì từ quan điểm của đồng tiền một trong khi mỗi đồng tiền được cho là tác động như là một nguyên nhân độc nhất cho toàn thể, đồng thời toàn thể cũng tác động như là nguyên nhân cho đồng tiền một nêu trên, vì lẽ đồng tiền ấy chỉ hiện hữu tồn tại và có bất kỳ một chức năng nào đó ở bên trong môi trường toàn thể. Có thể sẽ không bao giờ là một nghi vấn về việc đồng tiền ấy hiện hữu tồn tại ở bên ngoài môi trường của nó, bởi vì một đồng tiền ở ngoài phạm vi của mười đồng tiền (vì mười đồng tiền biểu tượng hóa toàn thể sự hiện hữu tồn tại) có thể sẽ là một phi thực thể (không có). Như thế mỗi cá thể tức thời vừa là nguyên nhân cho toàn thể vừa lại được toàn thể làm nguyên nhân cho, và những gì được gọi là sự hiện hữu tồn tại hay cuộc sống là một quần thể bao la được tạo thành bởi vô tận các cá thể tất cả đều duy trì giữ vững cho nhau. Tóm lại, vũ trụ là một sinh thể tự sáng tạo, tự duy trì và tự xác định rõ mình. Hoa Nghiêm gọi một như thế là "dharma-dhàtu" (pháp giới) mà chúng ta có thể chuyển dịch là vũ trụ (cosmos) hay thế giới, thế gian (universe), nếu chúng ta thích, với điều kiện là nó không phải là vũ trụ như vẫn thường được tưởng, mà đúng ra là vũ trụ (pháp giới) Hoa Nghiêm của đồng nhất tính và pháp duyên sanh.

Một vũ trụ như thế không quen thuộc chút gì với người Tây phương. Truyền thống tôn giáo Do Thái – Thiên Chúa và truyền thống triết học Hy Lạp đã để lại cho con cháu họ một quan kiến về cuộc sống khác biệt rất nhiều đối với quan kiến về cuộc sống được nhận thức bởi người Trung hoa. Nó khác biệt về nhiều phương diện. Thứ nhất, nó đã là, và đến một chừng mực nào đó nó vẫn là, một vũ trụ vốn phải được giải thích theo thuật ngữ của một hoạch định thiên liêng đối với cả sự khởi đầu và kết thúc của nó. Thế giới Hoa Nghiêm hoàn toàn không thuộc thuyết mục đích. Không hề có giả thuyết về một thời đại khởi đầu, không hề có khái niệm về một đấng sáng tạo, không hề có nghi vấn về mục đích của nó cả. Vũ trụ được xem như là một thực kiện nhất định, một thực kiện bao la vốn có thể được giải thích chỉ theo thuật ngữ của thuyết động lực * bên trong của riêng nó, vốn không chút gì là không giống với quan kiến của các nhà vật lý học thế kỷ 20. Hơn nữa, thế giới quen thuộc của chúng ta là một thế giới mà trong đó các tương giao liên hệ khá là giới hạn và đặc biệt chúng ta có các liên hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, các quan hệ với một giống hay loài, các quan hệ theo thuật ngữ có sức sống và không có sức sống (vô tri vô giác) và đại loại như thế, nhưng thật khó cho chúng ta tưởng tượng được việc làm thế nào bất kỳ một pháp nào (một vật) lại liên hệ với tất cả mọi pháp khác được. Làm sao tôi lại liên hệ với một vì sao ở chòm sao Thiên Lang mớo được chứ? Làm thế nào tôi lại ngay cả quan hệ với một người Eskimo ở Alaska, ngoại trừ qua sự quan hệ nhỏ và không có tác dụng thực về giống loài? Tôi chắc chắn là không cảm thấy liên hệ với những sự vật khác này. Tóm lại, chúng ta thấy rõ hơn nhiều để suy nghĩ theo thuật ngữ của các "hữu thể" tách biệt hơn là một "đại thể". Đại thể chỉ là vầy, một trong sự hợp nhất của sự hiện hữu tồn tại mà trong đó những thực thể tách biệt từng cái một, tất cả đều liên hệ hỗ tương theo một cách hết sức sâu xa. Các hữu thể được nghĩ đến như là độc lập, tách biệt bên trong da thịt của riêng chúng, mỗi hữu thể nhìn chung là độc lập với tất cả phần còn lại của các hữu thể (cả có sự sống lẫn vô tri vô giác). Các "nhà thần bí", kẻ nói về sự đồng nhất của các sự vật như là sinh vật, cây cỏ, các vật vô tri cùng với những người khác, là một đối cười nhạo. Pháp giới Hoa Nghiêm chủ yếu là một vũ trụ của sự đồng nhất hay nhất thể và của sự tương quan nhân quả toàn diện; cái gì ảnh hưởng đến một món nào đó trong kho vũ trụ thì trong đó sẽ ảnh hưởng đến mọi cá thể khác, cho dù dó là sự chết, sự giác ngô hay tội lỗi. Rốt lại quan kiến của Tây phương về cuộc sống là một quan kiến tôn ti thứ bậc nghiêm ngặt, mà trên phương diện truyền thống là một quan kiến mà trong đó thần sáng tạo chiếm nấc thang trên cùng của chiếc thang hiện hữu, con người chiếm khoảng giữa, và các sinh vật khác, câ cỏ, đất đá… chiếm phần dưới đáy. Ngay cả với sự xói mòn đều đặn cảm hứng tôn giáo ở Tây phương, nơi mà nấc thang trên cùng của chiếc thang đã trở thành trống rỗng đối với nhiều người, thì vẫn có một sự thừa nhận ngầm rằng con người là thước đo của vạn vật, rằg đây là vũ trụ của y ta, rằng bằng cách nào đó lịch sử không thể lường được của vũ trụ mênh mông chủ yếu là một lịch sử nhân loại. Mặt khác, pháp giới Hoa Nghiêm không hề có tôn ti thứ bậc. Không hề có một trung tâm, hoặc giả nếu có một trung tâm thì có lẽ nó sẽ ở khắp mọi nơi. Con người chắc chắn không phải là trung tâm đó, cũng không phải là một thần hay một đấng nào đó.

Ta ắt phải thừa nhận rằng vũ trụ có loài người là trung tâm theo truyền thống đã bắt đầu tàn phai dưới sự nghiên cứu cẩn thận của những người vốn không phải là những người đa cảm và của những người vốn không ngây thơ tìm kiếm sự an toànnơi những giả định vô căn cứ. Một nhà vật lý học hay một triết gia như là Whitehead có thể đã phải thừa nhận rằng các khái niệm ấm cúng cổ xưa như là sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể hoặc sự phân biệt giữa tác nhân và hành động, các thực thể siêu hình như là linh hồn và bản ngã hoặc cả những khái niệm cơ bản hơn như là tính tuyệt đối của thời gian và không gian, đều không đứng vững được trong ánh sáng của một sự thẩm tra khách quan và nghiêm túc. Thế giới Tây phương nhan nhãn những ý tưởng mới, nhưng cho đến nay những ý tưởng này vẫn chưa chảy thành dòng thấm nhập vào thức tâm quần chúng. Hầu hết mọi người vẫn có một đức tin sâu xa vào các vật thể rắn và tin rằng các cảm xúc, các ý tưởng của họ và ngay cả thân xác của riêng họ thuộc về hay vốn gắn liền với một vật thể huyền bí nhưng dường như không thể bác bỏ được nào đó được gọi là một bản ngã.

Nguời ta nói rằng bạn không thể giết được một ý tưởng, nhưng ngay cả còn khó khăn hơn để thấy được một ý tưởng mới được lắng nghe nơi cộng đồng con người. Lùi bước trước một thực tại mà y ta đã giả định là đúng sẽ tự hạ thấp mình, con người đã bám vào đó thói quen tư duy cũ, vốn thực ra là những thành kiến giống y như là y ta đã bám chặt vào tấm chăn an toàn của mình ở trong căn lều của y ta. Thiên kiến "loài người là trung tâm" cá biệt là đã xuất hiện trong một hình thức này hay một hình thức khác suốt lịch sử Tây phương. Dĩ nhiên là đặc hữu trong các truyền thống Do Thái và Thiên Chúa, và nó cũng đã làm phát sinh một triết học đáng sợ trong khoảng thời gian hàng trăm năm – trong chủ thuyết Đề cạc, với sự khẳng nhận thức tâm nhân loại của nó và quan kiến về tạo hóa đã chết, trong "Great chain of Betsy" (Xiềng xích vĩ đại của Thượng đế) của các triết gia thế kỷ 18, và ngay cả ngày nay trong số những người theo chủ nghĩa thực chứng, nơi họ chúng ta phát hiện một chủ nghĩa thực chứng vốn chùng bước trước việc thực hiện bước tối hậu trong chủ nghĩa thực chứng của nó. Tóm lại, những cố gắng trí xảo của các tư tưởng gia Tây phương để dựng lên một bức tranh cuộc sống thỏa đáng đã đưa đến một kết luận không quá đổi đáng kinh ngạc rằng trong khi loài người kém hơn một vị trời, thì y ta vẫn đứng ngay bên dưới các thiên sứ, cao hơn và tách biệt khỏi tất cả các vật khác. Ta có thể hỏi liệu không phải kết luận này phát sinh từ một sự từ đánh lừa lâm ly thống thiết sao.

Sự thật quá rõ ràng là một nền văn hóa hé lộ cái giả định và tiền giả định nền tảng của nó trong các hình thức nghệ thuật, và chính một phần vì lý do này mà sự nghiên cứu nghệ thuật là rất đáng làm. Trong nghệ thuật Âu châu, ít nhất là cho đến sự gần tới của phong trào thuộc trường phái lãng mạn, một thể loại điển hình và có lẽ nổi bật đã là ảnh chân dung. Đi dạo qua các văn phòng của một bảo tàng nghệ thuật lớn là nhận được một chứng nhận hùng hồn liên quan đến mối bận tâm của người Tây phương trong nhiều trăm năm qua. Nếu chúng ta xem xét một trong những bức tranh này, chúng ta sẽ thấy rằng nó sẽ bị choáng ngự bởi một gương mặt hoặc nhiều gương mặt. Nhà nghệ sỹ đã viện đến mọi nguồn cảm hứng và chất liệu của mình để làm cho gương mặt hiện thực, giống như thật. Nó cố nhiên là nghiêm nghị và điềm tĩnh thích hợp với một người vốn không hề nghi ngờ gì về giá trị của mình trong hoạch định chung của vạn vật. Há không phải bạn không có giá trị gì hơn những con chim sẻ sao? Dĩ nhiên rồi! Mọi đường nét, kiểu cách của cátính đều ở đây cả, cùng với những mụn cóc, những khối u, những chỗ lõm xuống và các đường nét nghều ngoào như con nhện bởi lắm cau mày và nhiều cười cợt. Quần áo cũng vậy, được sơn phết một cách mến thương. Khi nhìn chăm chú vào bức chân dung, chúng ta có một cảm giác hầu như thuộc xúc giác, sự cứng nhắc và thô lệch của ren, sự lộng lẫy, ấm cúng ngọt ngào của nhung, và hàng xa xí cao cấp của tơ lụa. Các vòng, nhẫn, trâm cài và hoa tai tô điểm nhân vật, lấp lánh khắp với vàng và bạc. Việc sử dụng khéo léo sự phối hợp màu sáng tối đã tạo cho nhân vật tính tròn trịa và vững chắc của sự sống. Nhưng cũng có một cái gì khác nữa, mặc dù chúng ta có thể ở trong nguy cơ không nhận thấy nó trong sự tập trung chứng minh nơi nhân vật và gương mặt trang trọng bệ vệ lấn át hẳn bức vẽ. Trên bên vai của đề tàichúng ta nhận ra một mảnh nhỏ của thế giới có lẽ được nhìn thấy qua chiếc cửa sổ nhỏ của lâu đài vua chúa. Nếu chúng ta không nhìn kỹ, thì nó có thể không ghi lại dấu vết gì trong tâm thức chúng ta; nhưng theo lối riêng của nó, nó là một phần quan trọng của bức tranh vì nó tiết lộ với chúng ta rất nhiều điều. Trong một vài bức họa, nó chiếm chỉ một phần trăm của toàn thể bưc vẽ, hoặc giả nếu nó lấp vào hậu cảnh cho đủ, thì màu sắc và kiểu mẫu như thế này; cảnh trí đáp ứng chỉ như là một cái phông không chướng ngại cho điểm tập trung chính của bức tranh. Nó có đó vì nhiều lý do; nó giúp cho người họa sỹ tránh được một hậu cảnh ảm đạm và thiếu sáng tạo cho cái tiền cảnh con người; nó thường chứa đựng những biểu tượng giúp cho chúng ta "đọc được" ý nghĩa của bức tranh; hoặc nó xác định và đặt để chủ đề thực trong bối cảnh chính xác của nó (Florence thế kỷ 17, thế giới v.v…). Tuy thế, tất cả mọi sử dụng thế giới tự nhiên này cộng thêm vào cho cái một; nó đáp ứng như là một cái phông cho vở kịch con người, vốn không những chỉ là những gì bức tranh muốn nhắm vào mà còn là những gì vũ trụ hoàn toàn xoay quanh chúng. Con người vẫn còn an trụ thoải mái trong vũ trụ tiền Corpenic, nơi mà thế giới là một sàn diễn được tạo ra cho vở kịch quan trọng nhất trong những vở kịch, vở kịch con người. Ngay cả ở thế kỷ 19, khi các họa sỹ quay sự chú tâm của mình hướng về cảnh trí thiên nhiên xem như là có giá trị thực chất, thì các nhà họa sỹ theo trường phái lãng mạn vẫn có khuynh hướng truyền cho phong cảnh của họ bằng các tình cảm và giá trị con người và nhìn thiên nhiên chỉ trong một khung quy chiếu thuộc về con người. Họ đã phản bội, dù là một cách tinh tế, những gì các nhà phê bình đã gọi là "sự nhân cách hóa thiên nhiên", cái khuynh hướng phà các giá trị con người vào thiên nhiên và đa cảm hóa nó. Bất kỳ lúc nào các nhà họa sỹ Tây phương cầm cọ hay cầm đục, thì họ đã biểu lộ cái đức tin lâu đời này trong một sự hiện hữu tồn tại tôn ti thứ bậc mà trong đó con người có địa vị chỉ dưới thần thánh một chút.

Để thấy rằng đây không phải là một khuynh hướng phổ quát và đồng thời cũng để thấy một chân dung của vũ trụ như được kinh nghiệm bởi một phần khác của gia đình nhân loại; chúng ta có thể ngắn gọn quay sang cánh Đông phương của bảo tàng nghệ thuật của chúng ta. Trong nghệ thuật của Viễn đông chúng ta thấy rất ít gương mặt – một hay hai nữ hoàng gì đó, nhiều nhất là một vài nhà sư Phật giáo có địa vị nào đó. Chúng ta thấy chính yếu là phong cảnh đưộc vẽ bằng mực tàu trên vải lụa hoặc trên giấy, vì giống như lối vẽ chân dung và các dữ kiện con người là mối quan tâm vượt trội của Tây phương, còn phong cảnh thì nổi bật trong nghệ thuật Đông phương. Tuy vậy con người vẫn có đó trong các phong cảnh cùng với nhà cửa, công việc và trò tiêu khiển của họ. Nhưng nếu ta có thể bước nhanh qua các bức họa cuộn tròn thì các nhân vật có thể hầu như, hoặc hoàn toàn không được thấy, bởi vì chúng không nổi bật trong các bức tranh. Thực ra thì không có phần nào của cảnh trí lấn át các phần khác. Quang cảnh là một trong các dãy núi, các cội cây, một dòng suối hay một hồ nước, có lẽ là một túp lều ẩn hiện trong các hàng cây, một hoặc hai hình dáng con người. Các dãy núi lu mờ trong khoảng sương mờ, gợi lên các khoảng không gian rộng, trong khi quang cảnh thì thanh bình và trong sáng, dù vậy vẫn có một sự gợi lên mạnh mẽ của một sức sống sinh động, một sự sống đang thở. Người xem bị gây ấn tượng bởi một cảm giác về sự tương tục trong nhiều yếu tố khác nhau của quang cảnh, mà trong đó tất cả đều hợp nhất lại trong một toàn thể hữu cơ. Con người trong bức tranh, vốn hầu như luôn luôn hiện diện ở đó, có một chỗ thích hợp của họ trong phong cảnh này; nhưng chỉ một chỗ thích hợp của họ như một thành phần của toàn thể. Thiên nhiên ở đây không phải là một hậu cảnh cho con người; con người và thiên nhiên được trộn lẫn vào nhau một cách hài hòa. Ngay cả cách phân tích phong cảnh này cũng đã làm méo mó thực trạng rồi; chúng ta thấy chỉ tự thân hữu thể trong tính toàn nguyên của nó, "con người" chỉ là một yếu tố có thể tách biệt được, không hơn hoặc không kém nổi bật so với một cội cây hay một con chim. Không phải các bạn cũng không có giá trị gì hơn các con chim sẻ sao? Đúng vậy.

Hai thí dụ về nghệ thuật này vén mở, tôi đề nghị, hai lối hiểu khác nhau không những về vị trí của con người trong hoạch định toàn diện của vạn vật, mà còn về cấu trúc cơ bản của sự hiện hữu tồn tại nói chung. Thiên hướng nhân bản hay thiên hướng cho loài người là trung tâm của bức họa đầutiên rõ ràng là trái ngược hẳn với bức phong cảnh, khoát lên một thân phận của một sự giả định trước đã tự rõ ràng hiển nhiên rồi. Thiên kiến nhân bản của bức họa trước cũng phản ánh một thừa nhận ngầm rằng hữu thể được tổ chức theo một cách tôn ti thứ bậc, mà trong đó một vài thành phần của cuộc tồn sinh – đáng chú ý là thánh thần và con người – đứng cao hơn các thành phần khác với tất cả mọi quyền hạn và đặc ân gắn liền với chúng. con người thường giống với con cóc Warty Bliggens trong bài thơ của Don Marquis:

Tôi gặp con cóc

Ngày nọ với tên

Warty Bliggens

Nó đang ngồi dưới

Một nấm mũ độc

Cảm thấy hài lòng.

Nó giải thích rằng

Khi mà vũ trụ

Đã được tạo ra,

Nấm mũ độc đó

Đặc biệt hoạch định

Làm chỗ trú ngụ

Cho cá nhân nó

Tránh khỏi nắng mưa.

Nấm mũ độc đó

Được suy nghĩ ra,

Và được chuẩn bị

Cho chính nó thôi.

Bliggens luôn nói

Chớ bảo tôi rằng

Không có mục đích

Trong vũ trụ này,

Thì ý nghĩ đó

Là lời báng bổ

Một cuộc nói chuyện

Hơn thêm một chút

Sẽ bày tỏ rằng

Warty Bliggens

Tự cho mình là

Trung tâm vũ trụ

Trái đất hiện hữu

Để mọc nấm độc

Cho nó ngồi dưới.

Mặt trời sẽ cho

Ánh sáng ban ngày

Mặt trời và các

Chòm sao xoay tròn

Sẽ làm ban đêm

Vô cùng tuyệt đẹp

Vì lợi ích của

Warty Bliggens *

Về phương diện lịch sử thì ít có nghi ngờ đối với người Tây phương rằng y ta có đứng tách biệt khỏi và cao hơn tất cả những cái khác. khi y ta ngắm nhìn ra sự sáng tạo, y ta thấy một thực tại vốn tiên khởi bị đập vỡ thành từng mảnh vụn, không có cái nào có tính tương tục và tương quan liên hệ mà chúng ta có thể quan sát thấy trong phong cảnh Trung hoa, và dĩ nhiên là tính gián đoạn hay sự xa lìa này hiện hữu tồn tại chủ yếu là cho y ta và cho sự đối đầu với cái khác. điều này có thể có tầm quan trọng chỉ có tính cách trừu tượng nếu không vì thực kiện rằng một quan kiến như thế được cho là nguyên nhân gây cho cá nhân đau khổ vô cùng.

Rồi thì trong khi dường như có một sự khác biệt nền tảng trong các cách mà người Tây phương và người Đông phương nhìn ngó kinh nghiệm, thì đừng để người ta cho rằng một người Trung hoa hay một người Nhật bản vốn sanh ra vào trong một thế giới có một nhãn kiến của đồng nhất tính và pháp duyên sanh. Phật giáo được thành lập bởi một người Ấn Độ và Hoa Nghiêm tông là một sản phẩm của kinh nghiệm Trung hoa; cà hai được giảng dạy để trợ giúp người Đông phương, những người chịu khổ trong cùng cảnh ngộ của cuộc sống mà người Tây phương cũng chịu. Con người cơ bản là giống nhau theo cái cách mà họ sắp xếp kinh nghiệm qua sự đào luyện học hỏi thường tái diễn để tạo ra ý nghĩa từ những gì William James nói đến như là một "sự rối loạn quá đổi ồn ào". Tuy thế, Phật giáo đã thực có phát sanh ở Đông phương, cho thấy rằng có một "khuynh hướng" nhìn ngó sự vật như được mô tả bởi Hoa Nghiêm. Ngược lại, "khuynh hướng" ở Tây phương đã là phân tích hơn là hợp nhất, là phân biệt hơn là nhìn ngó tất cả như là một, là tạo ra những điều khác biệt hơn là thấy được tất cả các tính chất bên trong mỗi dữ liệu của kinh nghiệm. Nhưbg sự thật của vấn đề là vũ trụ như được mô tả trong văn kiện Hoa Nghiêm là một thế giới được nhìn ngó bởi những cá nhân đã giác ngộ chư Phật chứ không phải của một người thường bởi bất kỳ chủng tộc nào của bất kỳ thời đại nào hoặc của bất kỳ khu vực địa lý nào. Vì vậy nhãn kiến Hoa Nghiêm không chút gì tự rõ ràng hiẻn nhiên cả, ngay cả đối với một triết gia Trung hoa. Thông điệp của Phật giáo được công bố là phổ quát hay chân biến Pháp giới; bởi vì tất cả mọi người đều chịu khổ theo cùng một cách cơ bản như nhau, cho nên phương pháp điều trị cũng sẽ lợi ích phổ quát.

Phong cảnh Trung hoa được mô tảnở trên có thể nghĩ đến như là những bản sao tạo hình của triết học Hoa Nghiêm theo cái nghĩa là cả hai cố gắng diễn đạt một nhãn kiến về cái cách mà theo đó các pháp hiện hữu tồn tại. Điều rõ ràng nơi cả hai là có một sự nhấn mạnh đáng kể lên tính tương giao liên hệ của các pháp. Và như đã đề cập, sự tương giao liên hệ này là một sự tương giao liên hệ kép của đồng nhất tính (nhất thể) và sự tương thuộc tương duyên (duyên sanh). Vấn đề tương giao quan hệ này cực kỳ quan trọng, và có lẽ sự khác biệt quan trọng nhất giữa quan kiến Hoa Nghiêm về các pháp và quan kiến thông thường là người ta thường suy nghĩ về kinh nghiệm theo thuật ngữ củ những "thực thể" riêng rẽ, tách biệt còn Hoa Nghiêm nhận thức kinh nghiệm chủ yếu theo thuật ngữ của những tương giao "liên hệ" giữa cùng các thực thể này. Đó đơn giản là một vấn đề về thực tại nền tảng, cơ b?n; có phải nó là những phần tách biệt của vật chất (hay đối tượng tinh thần) không? Hay nó là sự tương giao liên hệ? Cũng thật là thú vị nơi cái nhìn này thấy rằng một số đông các nhà vật lý học Tây phương giờ đã rút ra một kết luận, dựa trên các ngụ ý của giả thuyết củaEinstein, rằng sự tương giao liên hệ là một cái gì đó cơ bản hơn. Như một nhà vật lý học nhận xét, nếu toàn bộ vật chất ít hơn một bó vật chất trong vũ trụ nàychấm dứt hiện hữu tồn tại, thì khối lượng của phần vật chất còn lại (và do đó sự hiện hữu tồn tại của nó) có thể sẽ bị biến thành số không, ngụ ý rằng khối lượng là một hàm số của toàn thể môi trường và tùy thuộc vào hàm số đó*. Tuy nhiên, ở thế kỷ thứ 7, Pháp tạng và các đại sư Hoa Nghiêm khác đã dạy rằng hiện hữu tồn tại theo bất kỳ ý nghĩa nào có nghĩa là hiện hữu tồn tại thật sự trong chính nó và thuộc về chính nó mà không đòi hỏi các pháp là những gì chúng là.

Trước đây, trong việc xem xét sự tương quan có trong 10 đồng tiền, người ta nói rằng bắt kỳ đồng tiền nào cũng đồng nhất với tất cả đồng tiền khác. Chắc hẳn là độc giả đã nghe về việc đồng nhất hay tương tức này trước đây rồi. Ồ ! đúng vậy, Đông phương huyền bí luôn có nỗi ám ảnh với Đồng Nhất tính hay Nhất thể này. Chúng ta có thể mĩm cười khi nghĩ đến một hành giả du già vừa đi xuyên qua khu rừng vừa than phiền về tính gống nhau của các pháp để rồi bị vồ và bị ăn thịt bởi một con cọp thật, không huyền bí gì cả. Chúng ta nói quá nhiều điều về đồng nhất tính đến độ chúng ta đã tùy tiện sử dụng bất kỳ lời nói vô lý nào về đồng nhất tính hoặc giả giống như một người hay giểu cợt trong Animal farmic (nông trại) của Orwell : Chúng ta có thể công nhận rằng tất cả các pháp (mọi vật) đều bình đẳng, nhưng một số pháp (vật thể) thì bình đẳng "hơn" các pháp khác. Các pháp dường như rất là bất bình đẳng, bất đồng nhất tận căn để. Nhưng các đại sư Hoa Nghiêm không phải là các nhà thần bí và trong khi đồng ý rằng cả con người và những con cọp, những con thú ăn thịt và người (thứ) bị ăn thịt, nhưng dù vậy họ vẫn khăng khăng kiên trì với đồng nhất tính (hay nhất thể). Chúng ta hãy quay sang một ví dụ khác về nhất thể nhằm cố gắng thấy được bằng cách nào mà các pháp chính là những gì chúng là vì vật mà chúng vẫn đồng nhất nhau.

Chúng ta có thể lấy ví dụ về thân xác con người như là một loại toàn thể hữu cơ giống như cái toàn nguyên được phân tích bởi Hoa Nghiêm. Ở đây chúng ta cũng có thể đồng ý rằng có những sai biệt về hình thức (sắc, tướng) và chức năng (dụng) trong những thành phần của toàn thể thân. Tại tôi không giống như ngón chân cái của tôi, và tôi không thể thấy bằng cùi chỏ của mình. Lỗ tai để phát hiện âm thanh, bao tử tôi để tiêu hoá thực phẩm, lỗ mũi để ngửi mùi và giúp tôi thở. Chúng ta chớ có lẫn lộn các thành phần, chúng ta biết mọi thứ ở đâu và nó làm gì. Cũng hiển nhiên rằng, cái mà chúng ta gọi là thân thể là một cơ quan được tạo nên bởi tất cả các thành phần này và thông thường thì các thành phần này không hiện hữu tồn tại tách rời khỏi thân thể (Phép suy diễn về thân thể bị hỏng ở vấn đề này bởi vì một ngón chân cái có thể bị cắt rời khỏi thân thể mà vẫn tiếp tục hiện hữu tồn tại. Tuy nhiên, lấy vũ trụ như là một toàn thể, thì điều này không thể xảy ra vì lẽ sự biến mất của một cái gì đó khỏi toàn thể có thể tương đương với việc trở thành một phi thực thể của nó). Nếu giờ đây chúng ta xem xét sự tương giao quan hệ giữa bất kỳ một phần nào của thân thể và toàn bộ thân thể, thì sẽ hiển nhiên rằng chúng ta đang thực sự thảo luận về sự quan hệ giữa một phần này và tất cả các phần khác, cho dù chúng được xem xér một cách cá thể hay tập thể.

Chúng ta hãy xem xét vị trí của chiếc mũi, vì nó lộ ra ngoài do đó dường như tự thích hợp cho việc tìm hiểu. Trong cái nghĩa nào mà mó đồng nhất với thân thể tôi hoặc với bất kỳ một phần nào khác của thân thể mới được chứ ? Lập luận của Hoa Nghiêm thật là rất đơn giản, cái mà chúng ta gọi là toàn thể không có gì là tách biệt khỏi những cá thể vốn tạo thành toàn thể đó. Do đó, chiếc mũi vốn hợp nhất hoàn toàn vào trong cái hình dạng mà chúng ta gọi là một thân xác, không những tác động như là một điều kiện mà nếu không có nó thì có thể sẽ không hề có thân thể, mà trên thực tế còn trở thành hay chính là thân thể nữa. Do vậy, tôi có thể chỉ vào mũi mình mà nói : "Đây là thân thể của tôi" và sẽ không hề có sự bất đồng ý kiến gì cả, với một ngoại lệ có thể có là ai đó có thể nói "nó chỉ là một phần của thân thể bạn mà thôi". Điều này đúng như vậy; nó là một phần của thân thể tôi, nhưng đồng thời nó chính là thân thể tôi. Cứ khăng khăng cho rằng nó "chỉ là" một phần là rơi vào một cái nhình ảo tưởng về một toàn thể như là một thực thể tồn tại độc lập mà các thành phần vốn thuộc về nó. Tháp chuông ở khuôn viên Riverside của đại học Califoria không phải một cái gì đó vốn được thêm vào một khuôn viên đã có sẵn rồi. Nó chính là khuôn viên đại học. Vì thế thành phần và toàn thể theo cái mà chúng ta đồng hóa với như là một thành phần vốn chỉ là một thực thể trừu tượng có từ một toàn thể hợp nhất.

Nhưng bằng cách nào người ta có thể nói rằng lỗ mũi là đồng nhất với cùi trỏ trái của tôi chứ ? Chúng ta có thể hiểu rằng trong một ý nghĩa nào đó, một thành phần là đồng nhất với toàn thể như là một toàn thể, nhưng đồng hóa thành phần với thành phần thì lại phát sinh nhiều rắc rối, bởi vì hai thành phần trông rất khác nhau, khoảng không gian khác biệt và thực hiện những chức năng khác nhau. Sự đặt thành định đề thống nhất tính không hủy bỏ được cái sai biệt này, và Hoa Nghiêm cứ khăng khăng rằng không những các pháp là đồng nhất nhau và "cả" khác nhau, mà còn một cách nghịch lý rằng chúng đồng nhất nhau "bởi vì" chúng khác biệt nhau. Nói cách khác, để có cái thân thể mà hiện giờ tôi đang có, tôi cần có một chiếc mũi nằm giữa đôi mắt tôi và có cơ quan phát hiện mùi, một cùi chõ có thể uốn cong theo một cách nào đó cho phép tôi viết và v.v… một trái tim trong lồng ngực để bơm máu và v.v.. Nếu mọi thứ đều đúng là một cái mũi, thì tôi có lẽ đã chỉ là một cái mũi to tướn. Thực ra tôi có thể không còn là "tôi" nữa ngay cả chỉ trong một giây. Vì thế, mỗi cá thể được đòi hỏi phải ở trong hình dáng độc nhất của riêng nó, với chức năng độc nhất của riêng nó để tác động như là một điều kiện cho cái toàn thể đã nêu. Sự đồng nhất tính của cái mũi và cùi chõ trái cột ở sự đồng nhất của chúng ta như là "các điều kiện" cho cái toàn thể. Do đó, trong khi hai cái là khác nhau, chúng vẫn là giống nhau; thực ra, chúng đồng nhất nhau chính xác bởi vì chúng khác nhau. Nhìn ngó theo ánh sáng này, khi cái mũi được biết đến vì những gì nó là, thì toàn bộ thân thể cũng sẽ được biết đến; khi chúng ta biết được tính chất của thân thể, thì chúng ta sẽ biết được cái mũi là gì. Vì lý do này, Hoa Nghiêm có thể nói rằng 10.000 Đức Phật có thể được thấy đang thuyết pháp trên đầu của một cộng tác. Nói khác đi, một chân lý vốn chung cho tất cả các pháp (10.000 Đức Phật) hiển nhiên là ở trên đầu của cọng tóc một khi chúng ta biết vị trí của nó trong toàn thể.

Ở điểm này độc giả có thể buộc phải bực dọc ngắt lời "Tốt lắm, chúng là giống nhau như là "các điều kiện", nhưng tuy thế, sống và chết không có vẽ gì là "giống nhau đối với tôi". Chắc chắn là chúng dường như khác nhau. Một lúc người được yêu mến đang nói chuyện với chúng ta, đôi má người ấy hồng hào với sự sống, yêu thương và chăm sóc chúng ta, và rồi giây phút kế tiếp người ấy nằm bất động cứng đờ, tái nhợt trong sự chết, không bao giờ còn cười nói, yêu thương hay chăm sóc thêm nữa, không có sự khác biệt sao ? Có phải không có gì xảy ra khi con cọp cứng đầu có thực ăn nuốt nhà tu. Du già huyền bí kia ?

Đúng vậy, dĩ nhiên là một cái gì đó xảy ra, Phật tử Hoa Nghiêm đồng ý rằng một điều gì đó đã xảy ra. Nhà tu Du già thực sự đã chết và trở thành thành phần của con cọp (mặc dù đây không phải là cái loại đồng nhất được khăng khăng xác nhận bởi Hoa Nghiêm). Giờ thì chúng ta có thể đi tìm và bắn con cọp ấy ngõ hầu nó sẽ không còn ăn thịt người thêm nữa, nhưng chúng ta vẫn còn bỏ lại đối đầu với vấn đề về vị trí của những con cọp trên thế gian này, và thái độ của chúng ta ở đây là sẽ quyết định xem liệu sự hiện hữu tồn tại riêng tư của riêng chúng ta sẽ có là một thành công hay một thất bại. Thói quen của con người là hay bác bỏ các sự vật như là những con cọp đói hay những thứ tương đương của chúng, bệnh ung thư, những viên đạn, con cọp chậm chạp, âm thầm nhưng cũng rất hiệu quả của tuổi già. Chúng ta ước không có gì ngoài nắng ấm, rượu ngon, trẻ mãi, và chuyện tình yêu đương thỏa mãn không cùng. Về phương diện trí thức chúng ta biết rằng những con cọp là thật và thật có hiện hữu tồn tại, thế mà về phương diện tình cảm chúng ta chối bỏ chúng với sự sợ hãi và kinh tởm và chúng ta thích rằng chúng không có hiện hữu tồn tại thì hơn. Chúng theo một cách nào đó là những kẻ xâm nhập vào dòng sống thiêng liêng là những nhân tố xa lạ được đưa đến để phá vỡ hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta là sự chống lại cuộc sống. Chính sự kén cá chọn canh này đã đem lại cho chính chúng ta lo âu, sợ hãi và rối rắm, bởi vì bằng cách phân chia một cuộc sống hợp nhất thành hai phần, cái tốt và cái xấu, chúng ta đã làm méo nó. Thực tại vốn là một hiện hữu tồn tại hợp nhất. Nghĩa là, chúng ta đã tự bịt mắt mình trước sự kiện rằng sự hiện hữu tồn tại trong tính toàn nguyên của nó là cả sự sống "và" cái chết thành công "và" thất bại, khỏe mạnh "và" bệnh hoạn. Những con cọp không phải là những kẻ xâm nhập ngoại lai mà là những thực kiện của cuộc sống.

Cả sống và chết là thành phần của một tiến trình luôn biến đổi mà chúng ta gọi là hiện hữu tồn tại (vốn thực sự là một sự "trở thành" hay "hữu") và vì thế cả hai đều là những điều kiện cho sự "hữu" ấy. Nhìn ngó các pháp trong một viễn cảnh toàn nguyên có nghĩa là siêu việt qua một tính chất chủ quan nhỏ nhen tệ hại và thấy được những mâu thuẩn độc hại bực mình được làm cho hài hoà hợp điệu bên trong cái toàn thể. Như D.T.Suzuki đã nói trong bình luận của mình về bài thơ hài cũ của Ba Tiêu :

Con rận, con bọ chét

Con ngựa đái dầm

Bên gối tôi

Thế giới thật là một thế giới của những con rận cũng như của những con bướm, của nước đái ngựa cũng như của rượi nho sâm banh, và đối với một người đã thực sự nhận rõ điều này, thì cái này cũng tốt như cái kia (). Cứ nằng nặc đòi khác đi là tạo ra một đòi hỏi nghịch thiên về sự hiện hữu tồn tại mà nó sẽ không sẳn lòng và sẽ không có khả năng làm thỏa mãn được. Cái pháp "xấu xa" của cuộc sống có hiện hữu tồn tại và vấn đề duy nhất là làm thế nào chúng ta có thể đối đầu với chúng. Người anh hùng lãng mạn tự đập mình vào bức tường đá thành từng mảnh vụn khi cần sẽ không bao giờ tìm được chổ đứng trong văn học Châu Á.

Vấn đề đồng nhất tính hay nhất thể có thể được khảo sát tỉ mĩ ở mức độ sâu hơn nếu chúng ta quay trở lại với vấn đề duyên sanh (tương duyên) vì hai sự tương quan vốn tự liên hệ với nhau một cách không thể tách rời ra được, đến độ cái này không thể hiểu được nếu không có cái kia. Trở lại với cái mũi, chúng ta hãy xem xét nó trong sự quan hệ động với toàn thể thân xác. Giờ các cơ quan khiêm tốn này theo Hoa Nghiêm là toàn thể nguyên nhân cho phần còn lại của thân thể. Bởi vì như đã được chỉ ra "phần còn lại" là một tập họp của các thành phần, điều này có nghĩa là cái mũi là nguyên nhân sinh ra cùi chõ của tôi, đầu gối trái của tôi và v.v… Phải thừa nhận rằng đây là một lối nhìn ngó hết sức bất thường vào một cái mũi, và đúng là nếu nơi sự phân tích về nhân và quả này chúng ta dừng lại hoàn toàn với sự quyết đoán rằng cái mũi là nguyên nhân tạo ra thân thể, thì điều này có thể sẽ thực là một quyết định rất đáng nghi ngờ. Đi t? thí dụ này sang vũ trụ Hoa Nghiêm, thì điều này có thể tương đương vơí nói rằng một giọt nước trong sông Nile là nguyên nhân tạo ra toàn thể vũ tụ. Quả thực là huyền bí. Nhưng vấn đề một tác nhân duy nhất không được bàn luận ở đây, và thực ra một phần hoạt dụng của tư tưởng Hoa Nghiêm là phá huỷ cái ảo tưởng về một tác nhân duy nhất. Sự phi lý rõ ràng của việc lập luận rằng cái mũi là nguyên nhân tạo ra phần còn lại của thân thể phát sanh từ sự hoàn toàn cần thiết về việc xem xét sự quan hệ của "mũi", phân của toàn thể đối với toàn thể theo một hình thức trực tuyến, một phần một lần liên tiếp. Nếu chúng ta di chuyển sang một phần khác của thân thể, ngón trỏ trái chẳng hạn, thì bây giờ chúng ta có thể cả quyết rằng ngón trỏ là nguyên nhân cho thân thể. Điều này không hề hủy bỏ chức năng nguyên nhân của cái mũi, thực trạng là bất kỳ thành phần nào cũng có thể được cho là đóng vai trò tổng nguyên nhân khi sự tương quan được xem xét thuần tuý từ quan điểm của một thành phần đang được xét. Ở điểm này người ta có thể cho rằng các đại sư Hoa Nghiêm đang thực hiện một sự quan sát khá tầm thường rằng một toàn thể là kết quả của sự cộng hợp của nhiều thành phần cá thể. Mỗi thành phần vận dụng năng lực tạo nhân một phần của riêng nó. Tuy nhiên đây không phải như thế, và Pháp Trọng trong Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩ Phân Kỳ Chương đã nói rằng nếu điều này đúng là như vậy, thì có thể có những lỗi lầm về thuyết đoạn diệt và thuyết thường tồn. Nếu (mỗi phần) không hoàn toàn là nguyên nhân khiến cho (toàn thể) được tạo thành và chỉ vận dụng năng lực từng phần, thì mỗi điều kiện có thể chỉ có năng lực từng phần. Chúng có thể bao gồm chỉ nhiều năng lực từng phần cá thể và không thể tạo ra một toàn thể, vốn là thuyết đoạn (diet) … Hơn nữa, nếu (thành phần) không hoàn toàn tạo ra (toàn thể) như vậy khi một (thành phần) bị lấy đi, thì (toàn thể) vẫn phải tồn tại. Tuy nhiên, bởi vì toàn thể không được thành lập, như vậy ta phải hiểu rằng (toàn thể) không được thành lập bởi năng lực từng phần (của một điều kiện) mà là bởi toàn thể năng lực của nó ()

Như vậy, theo Hoa Nghiêm Tông, thành phần vận dụng "tổng năng lực" vào việc thành lập một toàn thể cá biệt.

Trong một chương sau chỉ dành cho vấn đề tương duyên nhân quả, thì vấn đề năng lực tạo nhân duy nhất ở tại bất kỳ một thành phần cá thể nào sẽ được bàn luận chi tiết hơn. Ở đây trong một mô tả chung chung về thế giới quan Hoa Nghiêm sẽ đủ để nói rằng, khi chúng ta chuyển đến mỗi thành phần của thân thể, đến mỗi cơ quan, tay chân, tế bào, hay hạt tế bào phụ và trong mỗi trường hợp chúng ta phân tích sự liên hệ của thành phần đó đối với toàn thể thân xác, ta có thể nói rằng thành phần đó của toàn thể là "cái" nguyên nhân duy nhất cho toàn thể. Khi đề cập đến tương quan nhân quả, Hoa Nghiêm không hề đưa ra sự quyết đoán ngây thơ rằng truớc tiên có một cái mũi chẳng hạn, rồi sau đó phần còn lại của thân thể mới đi vào hiện hữu như là một kết quả của điều kiện trước của cái mũi. Không có liên quan gì đến thời gian, cũng không có một vấn đề về hư sản sanh ra một kết quả từ một nguyên nhân trong một chuỗi luỹ tiến của các sự kiện. Câu hỏi thật sự liên quan đến sự quan hệ vốn có giữa những cá thể đồng thời hiện hữu tồn tại. Cho dù là một toàn thể gồm có hai thành phần, một triệu thành phần hay vô lượng vô biên thành hần, thì sự tương quan nhân quả theo cái nghĩa của Hoa Nghiêm luôn đề cập đến một sự tương giao quan hệ giữa các thực thể hiện tại.

Cái toàn thể mà chúng ta đã luôn nhìn ngó vốn không gì hơn là một số cá thể đồng thời hiện hữu tồn tại và vì lẽ sự quan hệ của sở duyên và năng duyên luôn luôn hiện hữu tồn tại giữa một cá thể và tất cả mọi cá thể khác hay toàn th, cho nên dường như rõ ràng là chẳng những cá thể ủng hộ hỗ trợ (sở duyên) toàn thể, nhưng một nghiên cứu triệt để hơn có thể cho ta thấy rằng những gì là một nguyên nhân hay cái ủng hộ hỗ trợ (sở duyên) theo một quan điểm này thì lại là kết quả hay cái được hỗ trợ (năng duyên) theo một quan điểm khác. Cái phạm trù của sở duyên và năng duyên, hay nhân và quả là hoàn toàn hay thay đổi và có thể hoán đổi nhân, trở thành cả hai khi quan điểm nhìn ngó chuyển đổi. Chính sự thiết yếu của quan điểm nhìn ngó trên thực tế đã làm lu mờ hình ảnh thật của các cá thể vốn cùng tạo thành toàn thể. Tất cả chúng đều đồng thời vừa là nhân mà cũng vừa là quả, hay sở duyên và năng duyên, bởi vì đây chính xác là bức tranh cuộc sống mà Hoa Nghiêm hy vọng mô tả : một vũ trụ hay pháp giới vốn không là gì khác mà chỉ là sự tương hợp tương tác hoàn toàn của các thực thể vốn cấu thành chính nó.

Ở điểm này có lẽ cần nên cố gắng làm sáng tỏ cái ý nghĩa mà Hoa Nghiêm đã dùng thuật ngữ "nguyên nhân". Sự mô tả về tính chất nhân quả tương quan hay tương thuộc tương duyên của các thành phần thân thể minh họa tầm quan trọng của các tương giao quan hệ cũng như tính chất của sự tương giao quan hệ đó, nhưng cái ý nghĩa của "nguyên nhân", "điều kiện", "sở duyên" và các thuật ngữ khác vẫn chưa được bàn luận đầy đủ. Như đã được đề cập rồi, "nguyên nhân" không được dùng ở đây theo cái nghĩa thông thường được hiểu của một chuỗi biến cố tạm thời mà trong đó nếu một sự kiện hay biến cố đi trước hiện diện thì một sự kiện hay biến cố theo sau sẽ xảy ra. Có lẽ lối sử dụng thuật ngữ này của Hoa Nghiêm sẽ trở nên sáng tỏ rõ ràng hơn nếu chúng ta dùng đến một loại mô thức còn đơn giản hơn. Chúng ta hãy lấy cái kiềng 3 chân làm ví dụ. Nếu chúng ta buộc ba cái cọc lại với nhau gần đằng đầu và rồi đặt dựng đứng ba cọc dậy với ba chân dang ra, thì cái kiềng ba chân sẽ vẩn đứng vững như thế. Ở đây cái kiềng ba chân là toàn thể, vốn hiển nhiên là bao gồm các thành phần. Nếu giờ đây một trong ba cái cọc bị lấy đi, thì hai cái cọc khác đó sẽ đổ nhào. Tuy vậy, hành động đổ nhào này không có ý bày tỏ những gì xảy ra cho toàn thể khi một phần bị lấy đi, mà đúng ra là chỉ ra rằng để được là cái toàn thể "đó" nó cần phải có một cái cọc này. Hiển nhiên là vũ trụ sẽ không sụp đổ khi một thành viên cá nhân chết đi, nhưng nó sẽ không còn là cái toàn thể cá biệt "đó" mà nói đã là khi cá nhân ấy còn sống nữa. Giờ nếu chúng ta đặt tên cho ba cái cọc là a, b, c và lấy đi cọc a thì sự ngã đổ của hai cọc còn lại cho thấy rằng từ quan điểm của c, nó có năng lực hoàn toàn để thành lập cái kiềng ba chân. Tuy thế, nếu chúng ta chuyển sự chú ý của mình sang cọc b, thì giờ đây từ cái quan điểm mới cái cọc đó sẽ được nói là hoàn toàn chịu trách nhiệm cho toàn thể cái kiềng 3 chân ấy. Cái gì đã xảy ra đối với a ? Được nhìn từ quan điểm của cọc b thì nó là kết quả, hay cái được bổ trợ (căn duyên). Bởi vì một cái kiềng 3 chân là 3 cái cọc tương thuộc tương duyên nhau, mỗi một trong ba thành phần đồng thời tác động như là nguyên nhân hay sử duyên cho toàn thể cái kiềng 3 chân và tuy vậy vẫn rõ ràng là thành phần của một toàn thể vốn đang được bổ trợ.

Ta phải thừa nhận rằng thuật ngữ "nguyên nhân" đang được sử dụng theo một cách khác thường trong các thí dụ này, bởi vì điều hiển nhiên là đây là tất cả những ví dụ về cái có thể tốt hơn được gọi là duyên sanh hay tương duyên nhân quả. Tuy thế, Pháp Tạng và các đại sư Hoa Nghiêm khác biệt có sử dụng từ "nguyên nhân" và pháp giới Hoa Nghiêm là một vũ trụ tương quan nhân quả. Thuật ngữ truyền thống để mô tả một tình huống như thế là pháp giới duyên khởi, vốn dường như là một chuyển dịch của Phạm Ngữ dharmadhatu pratuỳa-samur pàda, được dịch thành hoặc là "sự duyên khởi … của pháp giới", hoặc có lẽ tốt hơn là "sự duyên khởi chính là pháp giới", bởi vì tất cả các pháp hiện hữu đều là thành phần của một hoạch định duyên sanh vỉ đại. Batrand Russell nói rằng định nghĩa hợp lý duy nhất về nguyên nhân là tổng số toàn bộ của tất cả các điều kiện (nguyên nhân) hiện hữu tồn tại theo cái nghĩa rằng, trừ khi bất kỳ một trong các điều kiện có sẵn nào đó bị hỏng, thì bất kỳ một sự kiện hay biến cố nào đó mới xảy ra. Chính theo cái nghĩa này mà chúng ta mới hiểu được việc sử dụng từ ngữ này của Hoa Nghiêm, vì trong Pháp giới Hoa Nghiêm cá thể sẽ "là" và sẽ thể hiện chức năng của nó, trừ phi một cá thể khác nào đó thu hồi sự bổ trợ (sở duyên) của nó.

Một trong những ngụ ý quan trọng nhất của một quan kiến như thế là mỗi pháp đơn lẽ trong pháp giới xuất hiện để có một vị trí quan trọng trong sự hoạch định các pháp. Trong "Ngôi nhà lớn thô sơ" mọi cái rui, mọi tấm vách lợp và mọi chiếc đinh đều quan trọng, bởi vì chúng ta có thể tìm thấy một ngôi nhà thô sơ ở đâu ngoài các vật thể này mới được chứ ? Tấm ván lợp rõ là không quan trọng gì mà tôi thấy có mặt trong toà nhà lại là một điều kiện (nguyên nhân) cần thiết cho ngôi nhà thô sơ, và thực ra nó chính là căn nhà thô sơ vậy. Tuy nhiên, chúng ta muốn nói gì với "tấm ván lợp" ? Nó không phải là một tấm ván lợp bên ngoài bối cảnh của căn nhà thô sơ mà nó là một thành phẩn của căn nhà thô sơ đó, vì lẽ "tấm ván lợp" chỉ có ý nghĩa trong bối cảnh thích hợp của nó mà thôi. Đúng là sẽ không hề có tòa nhà nếu không có tấm ván lợp nhỏ này, nhưng cũng rõ ràng là "tấm ván lợp" không có sự hiện hữu tồn tại cũng như ý nghĩa ngoài căn nhà thô sơ mà nó là một thành phần của căn nhà đó. Chúng tạo dựng và xác định cho nhau.

Một sự tương tự nữa trong một chuỗi khá dài các tương tợ, sự hiện hữu tồn tại thì giống như một cuộc khiêu vũ có bốn đôi cùng nhảy ở bốn phía, mặt hường về phía trong vào lúc bắt đầu (một lối nhảy xưa của người Mỹ). Trong lối khiêu vũ này, những gì tôi là và những gì tôi làm đều được xác định hoàn toàn bởi sự gồm cả của tôi trong lối khiêu vũ ấy, bởi vì hiển nhiên tôi không là gì cả nếu tách rời ra khỏi nó. Bản thân tôi và cả chức vụ của tôi, có thể được xem như không là gì cả ngoài những nhiệm vụ trong cuộc khiêu vũ mà trong đó tôi có mặt. Tuy vậy lối khiêu vũ này ở đâu mới được chứ nếu không có tôi, và "tôi" là mọi, mỗi thành viên của cuộc khiêu vũ ? Tôi chính là một cuộc khiêu vũ vậy. Vì thế, chúng tôi có một sự tương giao liên hệ sâu xa và cốt yếu ở đây; cái mà tôi là và cái mà tôi được xác định trong một cách nào đó, thì hoàn toàn tùy thuộc vào những cá nhân "khác", những kẻ đã bao gồm cuộc khiêu vũ, nhưng cuộc khiêu vũ này tự nó không hề có sự hiện hữu tồn tại tách biệt ngoài người khiêu vũ. Người Phật tử trong việc nhìn ngó các pháp như là tương thuộc, tương duyên theo cách này, về mặt lý tưởng đã đạt đến một cảm xúc sâu xa về thái độ biết ơn và kính trọng tất cả các pháp cho dù là nó có vẽ nhỏ bé tầm thường thế nào đi nữa đối với những ai không chia sẻ được sự thông đạt hiểu biết của mình, bởi vì theo một cách nào đó vốn vượt quá sự hiểu biết của hầu hết chúng ta, người Phật tử ý thức rằng những gì mình đang hiện hữu tồn tại vốn hoàn toàn tùy thuộc vào các pháp.

Sau khi có cái nhìn sơ lược về giáo lý duyên khởi, giờ thì chúng ta có thể trở lại chủ đề đồng nhất tính (đồng) vì có lẽ nó còn nhiều vấn đề phải bàn hơn là chủ đề duyên khởi. Tuy vậy, không có vấn đề thực sự có tính cách cuối cùng, bởi vì "đồng" (đồng nhất tính) chỉ là một cách nói khác của "duyên khởi" hay "duyên sanh"; chúng là một và giống nhau. Điểm chánh yếu đối với giáo lý duyên khởi là tất cả các pháp hiện hữu tồn tại "chỉ" trong sự tương thuộc, tương duyên mà thôi, vì các pháp không hiện hữu tồn tại trong quyền hạn của riêng nó. Trong Phật giáo, cách hiện hữu tồn tại này được gọi là "tánh không". Phật giáo nói rằng các pháp là không theo cái nghĩa rằng chúng hoàn toàn tuyệt đối không có một tự ngã hay tự tách (svabhàva) mà theo đó các pháp có thể có một sự hiện hữu tồn tại độc lập. Trên thực tế, sự hiện hữu tồn tại của chúng hoàn toàn bắt nguồn từ sự tương thuộc, tương duyên. Nếu các pháp sở hữu thực tánh hay thực thể thuộc một bản chất siêu hình, thì sẽ đúng là có những sự sai khác rốt ráo thực sự giữa các pháp. Tuy nhiên, nếu mỗi dự kiện dựa trên kinh nghiệm, cho dù là thuộc về vật chất hay tinh thần, đều có được sự hiện hữu tồn tại và ý nghĩa của nó thuần túy qua sự tùy thuộc của nó vào tất cả các pháp khác, thì nó không hoàn toàn duy nhất chút nào, mà nó ắt phải được nhìn ngó như là đồng nhất với mọi pháp khác trong tách không của nó. Vì thế đồng nhất hay tương tức với mọi pháp khác có nghĩa là cùng chia sẻ trong pháp giới tương duyên, hay tương quan nhân quả của tất cả các pháp hiện hữu tồn tại. Nếu độc giả phản bác rằng họ vẫn nhận thấy một sự khác biệt lớn lao giữa thiện và ác hoặc giữa chư Phật và chúng sanh bình thường, hoặc giữa sống và chết, thì họ không cần phải kinh ngạc, bởi vì đã là con người thì luôn có nghĩa là nhận thức được những sự khác biệt này. Tuy vậy, Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng bị ràng buộc trụ chấp vào các ý nghĩa này theo một thái độ như thế sẽ đem lại tai họa cho cá nhân mỗi người. Chính giáo pháp được nhắc đi nhắc lại mãi của Phật giáo luôn nói rằng sự ràng buộc trụ chấp như thế sẽ choán ngộp tâm thần của mỗi người với sự yêu và ghét, sẽ khiến cho cuộc sống của y ta trở thành một địa ngục không ngơi của sự trao cử xao động và rối loạn (duhkha) sẽ làm cho y ta điên khùng và cuối cùng sẽ được y ta xuống mồ trong tình trạng rối loạn, đắng cay và sợ hãi.

Đồng nhất tính hay tương tức có thể được xem như là sự tương giao tĩnh của các pháp, còn pháp duyên sanh là sự tương giao động; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền, và cả hai đều là những cách nói thay đổi nhau rằng tất cả đều là không (nhất thiết pháp không sarvam sùnyam). Chính dựa vào nền tảng của giáo lý Tánh không này mà Hoa Nghiêm luôn khẳng định một quan kiến viên dung đối với các pháp (viên kiến). Viên dung có hai nghĩa. Một là, nó muốn nói rằng tất cả các pháp đều được hàm chứa trong mỗi pháp cá biệt. Cái mũi, trong sự tương tức và tương duyên của nó với phần còn lại của thân thể, bao gồm toàn bộ thân thể, bởi vì bất kỳ cái gì đúng thật theo cái nghĩa nó rốt ráo liên quan đến cái mũi thì cũng đều đúng thật với toàn bộ thân thể. Nếu chúng ta biết được thực tại trong hình thức của một hiện tượng, thì chúng ta sẽ biết được tất cả thực tại. Chính vì lý do này mà Hoa Nghiêm có thể đưa ra lời tuyên bố dường như thái quá rằng toàn thể pháp giới được hàm dung trong một hạt cát. Tuy thế, không những cái một hàm dung tất cả mà đồng thời tất cả còn hàm dung cái một, nữa, bởi vì mỗi pháp cá biệt đều hoàn toàn hợp nhất vào môi trường của nó. Hai là, viên dung ám chỉ đến một thái độ kinh nghiệm các sự kiện mà trong đó cho phép có cơ hội hay chổ đứng cho tất cả mọi sự kiện, và trong đó không có gì bị loại trừ xem như là xa lạ, hay "xấu xa tồi tệ", như đã được bàn luận trước đây. Điều này rất khó chấp nhận được bởi những ai không quen thuộc với tư tưởng Đông Phương, vì nó đòi hỏi nơi y ta rằng y ta phải tạo cơ hội hay chổ đứng, không phải bằng một cách miển cưỡng hay buông thả theo định mệnh mà bằng thái độ hân hoan và với một tấm lòng biết ơn sâu xa, cho nước đái ngựa và cả rận chấy mà trên thực tế chúng thật có cùng hiện hữu tồn tại hay cộng sinh với rượu sâm banh hảo hạng và những cánh bướm tuyệt đẽp. Quan kiến viên dung nhìn ngó những điều này không kém chân thực và không kém tuyệt vời một khi chúng ta đã siêu quá một kiến cục bộ nhỏ nhen về cuộc tồn sinh mà trong đó sự tiện nghie và sự khát khao không ngơi của chúng ta quyết định những gì có quyền hay không có quyền hiện hữu tồn tại. Trong Pháp giới viên dung, vốn là một thể hữu cơ của những thành phần tương tác nhau, đó là một hành động của sự điên cuồng tự thảm bại cứ khăng khăng đòi cho được một chế độ ăn uống thường trực không ngơi phải có rượu sâm banh chính hiệu, phải có nắng êm và tiếng vui cười và cứ khăng khăng đòi hỏi một cách dữ dội và với một sự kiêu căn không nhỏ rằng nước tiểu, bóng tối và nước mắt phải được loại trừ vĩnh viển. Trong một cuộc tranh tài đều thiết yếu phải có cả một người thắng và một kẻ thua (dù đôi lúc có một trận hòa) và tất cả những gì Hoa Nghiêm yêu cầu là chúng ta phải nhận thức và nhận thức rõ thực kiện rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể có cái này mà không có cái kia được. Quan kiến từng phần hay cục bộ có thể chỉ có cái này hoặc cái kia, còn quan kiến viên dung thấy rằng cả hai đều luôn luôn cùng đi đôi với nhau.

Cảnh giác viên dung như được mô tả bởi Hoa Nghiêm là một vật thể sống mà trong đó mỗi tế bào có được sự sống của nó từ tất cả những tế bào khác và đáp lại nó đem lại sự sống cho những tế bào khác này. Giống như thân thể con người, Pháp giới Hoa Nghiêm luôn luôn biến đổi và trong nó không hề có một pháp nào là tỉnh tại và bất biến, trừ phi đó là tự thân của định luật của sự biến đổi vĩnh hằng. Đó là một dòng hoạt động là thường mà từ nơi đó khi một tình huống thay đổi thì tất cả tình huống cũng sẽ thay đổi theo nó. Tôi có dám ăn một quả đào không ? Một trong những nhân vật của T.S.Eliot hỏi, và câu hỏi về hành động trở nên một câu hỏi cực kỳ tế nhị đối với những cá nhân đã thấy được sự tương tác dị thường của các pháp. Thế nên, trong một vũ trụ vốn thuần túy lưu động chuyển biến hay tiến triển thì không một hành động nào có thể chỉ có một ảnh hưởng trên toàn thế cũng như một hòn sỏi được ném vào trong một cái hồ nước sẽ tạo ra những làn sóng lan dần cho đến bờ hồ xa nhất và làm khuấy động đến ngay cả đáy hồ. Điều này cũng thật khó thấy được. Chúng ta có thể hiểu được cái cách mà một sự biến đổi trong một phần nhỏ của thân thể chúng ta có thể ảnh hưởng đến toàn thể cơ quan thân xác, nhưng chúng ta khó mà tin rằng sự giác ngộ của một sa môn dưới cội cây ở Ấn Độ lại bằng cách nào đó làm giác ngộ cho tất cả chúng ta, hoặc ngược lại rằng sự vô minh ngoan cường của riêng ta lại là sự vô minh chung của pháp giới. Tuy vậy, nếu chúng ta có thể hiểu rằng cái toàn thể lớn hơn mà thân thể là một thành phần của nó thì không kém hữu cơ hơn và không kém tương quan hơn, thì mọi ý tưởng như thế không phải là không thể xảy ra được. Ở điểm này, cuộc sống đạo đức như được quan niệm bởi Phật giáo trở nên có thể khả hữu được.

Sinh viên đại học ngày nay không cảm thấy rằng khái niệm Phật giáo về tánh không và sự hiện hữu tồn tại duyên sanh (vốn là cùng một như nhau) là khó hiểu như những sinh viên đã ở một thế hệ về trước. Càng thân thiết hơn, nếu ngay cả theo một lề lối sơ đẳng với những khuynh hướng khoa học và triết học, chúng có thể thấy một cách khá dể dàng rằng chính những giả định xưa kia của Tây phương về vật chất, bản ngũ, nhân tố và những thứ đại loại như thế sẽ không còn giữ vững được nữa, hay ít nhất cũng là có thể bị hoài nghi nghiêm trọng. Thế giới trí thức của chúng ta là một thế giới khác biệt với thế giới trí thức của ngay một thế hệ trước đây. Chúng cảm thấy quen thuộc nhiều hơn nhiều với những khái niệm gây sửng sốt như là trường hợp nhất và quyển sinh thái. Chúng đã bắt đầu biết đánh giá, dù là một cách mơ hồ, rằng theo một ý nghĩa thực nào đó, mọi sự vật đều là sống cả và sử dụng ảnh hưởng của nó lên tất cả mọi sự vật khác, rằng ngay cả những sự vật chất cũng vẫn là sống động. Chúng đồng ý với Cheyerne chief Old Lodge Skins trong tiểu thuyết Little Big Man, cái người, khi được hỏi liệu y có thù ghét người da trắng không, nói rằng :

"Không … nhưng giờ đây tôi hiểu họ, tôi không còn tin họ là những kẻ ngu ngốc hay điên khùng nữa. Giờ tôi biết rằng họ không lùa bò đi vì lầm lẩn hoặc tình cờ đốt lửa vào đồng cỏ với toa xe lửa của họ hay tiêu diệt con người vì hiểu lầm. Không, họ "muốn" làm những điều này và họ thành công trong việc thực hiện chúng. Họ là một dân tộc hùng mạnh. Y ta lấy ta một cái gì đó từ chuỗi thắt lưng của mình vào lúc ấy, vuốt ve nó và nói : "con người tin rằng mọi vật đều sống: không những con người và súc vật mà còn nước, đất, đá và cả những vật chất từ chúng như là tóc nầy đây. Cái người có tóc này vốn hói đầu. Một bên bởi vì hiện giờ tôi vẫn còn sở hữu cái mảnh da đầu của y ta cái cách mà các sự việc là thế.

"Nhưng những người da trắng tin rằng mọi vật đều chết : đất, da, súc vật và con người, ngay cả nhân dân của chính họ, và nếu bất chấp điều đó, các sự vật vẫn ngoan cường, cố sống, thì những người da trắng sẽ tiêu diệt chúng" ()

Từ lâu chúng ta đã nhạo báng những xác quyết như thế cho là những mê tín của người "nguyên thủy", những người bình dân đơn giản chưa có văn tự hay có khuynh hướng truyền cho mọi sự vật với những thần tính. Thế mà người ta còn phức tạp nhiều hơn xa (theo các tiêu chuẩn thông thường của chúng ta) đã nói cũng nhiều như thế. Trên hơn một trăm năm quan, Faraday đã đưa ra một nhận xét gây sững sốt rằng một sự tích điện ắt phải được xem là hiện hữu tồn tại ở khắp mọi nơi, và Alfred North Whitehead bình luận về lời phát biểu nầy, đã giải thích nó bằng cách nói rằng "sự biến đổi của điện từ trường ở mọi điểm không gian vào mỗi phút chốc đều nhờ bởi lịch sử quá khứ của mỗi điện tử là một cách khác cho việc phát biểu cùng một thực kiện như nhau" (). Faraday một người Mỹ da đỏ, và các phật tử Hoa Nghiêm tất cả đều theo cách của riêng mình đã thực hiện một sự quan sát bằng thiên nhiên không hề chết bao giờ mà đúng ra là nó sinh động nhất . Đó chắc chắn không phải là một trường hợp của vật linh thuyết hay thông linh thuyết, mà là cho dù bất kỳ điều gì có thể là nền tảng, một sự nhận thức rằng ngay cả những sử vật thường được cho là chết hay vô tri vô giác vẫn vận dụng một sự ảnh hưởng quyết định liên tục lên nhau.

Tác phẩm của các nhà vật lý học sớm hơn như là faraday và Maxwell và sau này những người như là Einstein cũng như Whitehead với triết học tiến trình (Process philosophy) của ông ta và những người khác tất cả đều đã thiết đặt nền tảng cho một sự thông hiểu hoàn toàn mới về bản chất của cuộc tồn sinh và sự thông hiểu này sẽ dần dà bắt đầu thâm nhập xuống những người dân thường. Vì thế, như tôi đã nhận xét trước đây sự nắm bắt trí thức những khái niệm Phật giáo dưới hình thức tách không và duyên khởi đã trở nên dễ dàng hơn và thịnh hành hơn nhiều, ngõ hầu sinh viên đại học tuyệt đối không còn bị rối ren hay sai lạc bởi những lý tưởng này. Rất nhiều điều lam khắp trong tư tưởng Tây Phương nhìn chung trùng hợp với nét đại cương của vũ trụ quan Hoa Nghiêm đến độ những gì có thể đã từng được coi là tư duy tầm phào bởi những nhà "thần bí" Đông phương giờ đây có thể đuợc bàn luận lại một cách nghiêm túc.

Điểm kết luận của tôi là sự nắm bắt trí thức là không đủ, theo tất cả những điều mà những tư tưởng gia Phật giáo cổ xưa đã phải nói. Họ đã không có ý định những luận giải của họ chỉ thuần là những vận dụng có tính chất lý thuyết thôi, để được đọc, hiểu và được xếp qua một bên trong cái thùng rác lớn của tâm trí. Nhãn kiến Hoa Nghiêm trước hết được sử dụng với ý định như độc giả và khuyến dụ người ấy "thực hiện" hay "thực chứng" (nghĩa là "làm thành sự thật" trong kinh nghiệm sống hàng ngày của y) những gì đã chỉ là lý thuyết thôi. Thực chứng pháp giới Hoa Nghiêm có nghĩa là siêu quá một sự lãnh hội trí thức về hệ thống để đi đến một "kinh nghiệm sống" về các pháp hiện hữu tồn tại theo lối này, bởi vì thế giới Hoa Nghiêm sẽ không là gì cả nếu không phải là một thực tại được sống qua. Rồi sau đó sống theo thực tại này có nghĩa là thay đổi một cách quyết liệt thái độ đạo đức và luân lý khi chúng liên hệ với các vô hạn khác. Chương cuối của sách này sẽ xem xét một số trong những ngụ ý của vũ trụ quan Hoa Nghiêm cho việc thực hành và đạo dức, nhưng ở đây để kết luận, một câu chuyện được kể bởi một nhà sư Phật Giáo có thể đưa ra một ý tưởng nào đó về việc sống theo nhãn kiến Hoa Nghiêm có nghĩa là gì

Những gì tôi đã có khả năng ổn định chính mình cũng như những gì tôi có đã hoàn toàn là nhờ bởi sự hướng dẫn của thầy tôi. Theo thông lệ thầy hay thăm viếng những lăng mộ của những người bảo vệ khác nhau đặt chung quanh đất chùa mỗi ngày sau chấp dịch buổi sáng. Một buổi sáng nọ trong khi ngài đang đi rảo một vòng, ngàu khám thấy một chiếc đủa trong một cống rãnh. Ngài đem nó về và gọi tôi đến phòng ngài rồi đưa chiếc đủa ra cho tôi và hỏi "Đây là cái gì ?" Tôi đáp : "Là một chiếc đủa. Nó không còn xài được nữa phải không ?" Ngài nói thêm : "Không", tôi nói : "Nó vẫn còn xàu được ạ". "Rất đúng" ngài nói : "vì vậy mà ta đã tìm thấy nó trong một cống rãnh với những thứ đầu thừa đuôi thẹo khác. Điều đó có nghĩa là con đã giết chết chiếc đũa này. Con có thể đã biết câu châm ngôn "Cái kẻ giết một kẻ khác đã đào hai nấm mồ rồi vậy". Bởi vì con đã giết chết chiếc đủa này, con sẽ bị giết chết bởi nó vậy". Bỏ ra bốn hay năm tiếng đồng hồ về sự kiện này Ngài dạy tôi cách thực hành. Vào lúc ấy tôi chỉ có bảy hay tám tuổi gì đó. Sự hướng dẫn của ngài vào lúc ấy thật sự thấm sâu vào lòng. Từ đó trở đi, tôi đã trở nên rất thận trọng và kỹ càng về mọi thứ ().

Trong pháp giới Hoa Nghiêm, nơi mà tất cả các pháp tương nhập trong đồng nhất thể và duyên sanh, nơi mà tất cả các pháp đều cần tất cả các pháp khác, có cái gì là không có giá trị chứ ? Vứt bỏ đi ngay cả một chiếc đủa thôi xem như là vô giá trị tức là dựng lên một hệ thống thứ bậc có giá trị mà cuối cùng sẽ giết chết chúng ta theo một cách mà không có viên đạn nào có thể làm được. Trong pháp giới Hoa Nghiêm, tất cả các pháp đều có giá trị cả.

(phần tiếp theo, xin mời quý vị đón đọc kỳ sau)

Mục lục | Lời nói đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |

 


Vào mạng: 3-9-2004

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang