- LƯỚI TRỜI ĐẾ THÍCH
- PHẬT GIÁO HOA NGHIÊM TÔNG
- (Hua Yen Buddhism The Jewel Net of India)
- (The Pennsylvania State
University Press)
- FRANCIS H. COOK
LỜI NÓI ĐẦU
Tập sách về thế giới quan của một
hình thức Phật giáo Trung Hoa được gọi là Hoa Nghiêm này là kết quả của
khoảng một thập niên nghiên cứu nghiêm chỉnh không ngừng về nhiều
hình thức khác nhau mà tư tưởng và hành trì Phật giáo đã nương theo từ
những khởi nguyên của chúng ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5 trước Công
nguyên. Trong suốt 6 năm trời khi tôi đã là một sinh viên tốt nghiệp Chương
trình Nghiên cứu Phật học ở Đại học Wisconsin, tôi đã càng lúc càng bị
thu hút bởi hệ thống tư tưởng Phật giáo quan trọng mà cho đến nay vẫn
còn bị xao nhãng này. Như các học giả đều làm, tôi đã khoanh vùng lãnh
vực mà tôi mong ước sẽ thực hiện những khảo sát tỉ mỉ sau này của
mình và suốt nhiều năm qua tôi đã cống hiến hầu hết thì giờ của
mình cho việc phiên dịch và nghiên cứu tinh tường cẩn trọng các tài liệu
về Hoa Nghiêm. Tôi đã đến điểm kính ngưỡng triết học Hoa Nghiêm vô
cùng. Chính từ sự kính ngưỡng một thế giới quan vĩ đại và thỏa đáng
như thế, cùng những lý do đề cập dưới đây, mà quyển sách này đã
phát sanh, với hy vọng rằng Hoa Nghiêm sẽ chứng tỏ cũng hấp dẫn đối
với cả những chuyên gia về tôn giáo Á châu lẫn những người không phải
chuyên gia, vốn vì lý do này hay lý do khác đã tìm thấy việc nghiên cứu
Phật giáo là một việc sử dụng thời gian có hiệu quả hữu ích. Do biết
rõ tính chất đa dạng của những độc giả của các quyển sách đa dạng
thuộc loại này nên tôi đã luôn cố gắng hoàn bị và chính xác, mà một
khảo cứu như thế đòi hỏi mà không làm nặng nề những độc giả không
chuyên môn với một khối trang bị học thuật nặng nề. Đối với các
nhà nghiên cứu chuyên môn, tôi đã sử dụng những chú thích khi nào cần
thiết và đặt chúng ở cuối sách. Vì cho rằng đề tài tự nó đã là vừa
hấp dẫn vừa có tính thuyết phục, nên tôi đã tránh sự cám dỗ thổi
phồng quá đáng ngôn ngữ được sử dụng với những biệt ngữ chuyên
môn và trí thức nhằm cố gắng nâng cao hơn chất lượng của đề tài.
Có rất nhiều lý do khiến tôi quyết
định viết quyển sách này. Trước tiên, như đã nói, Phật giáo Hoa
Nghiêm tông là một đề tài quyến rũ và thực chất hết sức thú vị. Mặc
dù nó có thể là một thị hiếu tưởng tượng của một người đã tiêu
tốn quá nhiều đêm dài tư duy sâu xa về ý nghĩa của các văn bản Phật
giáo Trung Hoa thế kỷ thứ 7, nhưng tôi vẫn thích tin rằng bức tranh cuộc
sống được mô tả trong văn h?c Hoa Nghiêm đúng là rất tuyệt đẹp, vĩ
đại và gây hứng cảm. Hơn nữa, chúng ta được bảo đảm bởi các nhà
minh triết của truyền thống Hoa Nghiêm rằng chúng ta trên thực tế đang
luôn luôn cư trú trong một vũ trụ hay pháp giới như thế, mặc dù chúng
ta hầu như không ý thức được điều đó. Đối với những độc giả có
một kiến thức vận dụng của triết học của triết học, tôn giáo, nghệ
thuật và khoa học thuộc Tây phương, thì cảnh giới Hoa Nghiêm sẽ chứng
tỏ là không những mới mẻ và khác biệt mà còn thách thức nữa, và tự
bản thân không hề rõ ràng chút nào. Độc giả sẽ phải thực hiện một
công việc rất khó khăn là mở rộng tâm thức mình và khiến nó trở nên
mềm dẽo, nhu nhuyễn, uyển chuyển. Nhưng phần thưởng của nỗ lực này
sẽ là một sự thông hiểu mới đối với một quan kiến về cuộc sống
vốn rất gây hứng thú trong những khả tính của nó. Ngay cả độc giả có
thể thưởng thức chỉ một chút nào đó một quan kiến về các pháp như
thế cũng sẽ đạt được một bước tiên khởi của hành trình đó mà
các văn bản Hoa Nghiêm đề cập đến như là "nhập Pháp giới".
Còn đối với độc giả mà thức tâm của họ luôn cho rằng thực tại vốn
nằm trên các bàn thống kê biểu thị tỷ lệ của người Ailen thế hệ
thứ ba ở Boston, những người sở hữu những bộ TV, thì sự mô tả của
Hoa Nghiêm về bản tính chân thật hay chân tính của các Pháp sẽ dường
như là hoàn toàn vô nghĩa. Y ta có thể sẽ cười, nhưng theo Lão tử – nếu
y ta không cười thì đó không (phải là đạo) xứng đáng là sự cân nhắc
nghiêm túc.
Một lý do khác để viết quyển sách
này là tôi hy vọng rằng nó sẽ bổ sung thêm một điều gì đó cho kiến
thức của chúng ta về những gì Phật giáo Trung Hoa đã là, và cái cách
mà nó đã phát triển. Một số khảo cứu ưu việt về Phật giáo Trung Hoa
trước đời Đường đã xuất hiện bằng ngôn ngữ Nhật bản và Tây phương
trong vài thập niên qua, và vài nghiên cứu đáng lưu tâm về văn hóa đời
Đường trong một số lãnh vực nào đó giờ cũng đã xuất hiện, nhưng gần
như chưa có gì đã được viết ở Tây phương về hình thức này của Phật
giáo Trung Hoa vốn đã được thừa nhận bởi các nhà đạo giáo và các
môn đồ Đông phương về văn hóa Trung Hoa là đỉnh điểm của những nỗ
lực triết học Phật giáo. Giờ thì một sự quan tâm nữa là một sự
quan tâm hiển nhiên về việc cố gắng mô tả Phật giáo Hoa Nghiêm tông một
cách cẩn thận và chính xác. Đồng thời, chúng ta cần biết nhiều hơn về
cái cách mà Hoa Nghiêm đã đi đến là những gì nó là hiện giờ. Những
gì là các mối liên quan của nó với những hình thức tư duy có nguồn gốc
Ấn Độ ? Nó liên hệ với hệ thống tư tưởng Trung Hoa bản địa như là
Lão giáo như thế nào, nếu có ? Trong khi mục đích của tôi không phải
là dứt khoát giải quyết vấn đề chỉnh hợp và đồng hóa, tôi vẫn hy
vọng rằng một vài ánh sáng sẽ được soi rọi lên chúng.
Cuối cùng là lý do thứ ba. Tôi tự
hỏi liệu thế giới quan của Hoa Nghiêm có thể được xem một cách
nghiêm túc như là một sự mô tả cuộc tồn sinh thích hợp và thỏa đáng
không. Hơn nữa nó có lẽ là kết quả thảm thương của quá nhiều đêm
dài thao thức với café, thuốc lá và những Hán tự nhỏ xíu, nhưng tôi đã
tỉnh ngộ tự hỏi mình rằng liệu cấu trúc và tính chất của thực tại
được rình bày bởi các Đại sư Hoa Nghiêm tông rốt cùng có phải là
cái có tính viễn vông và không c1o vẻ có thật không, bất chấp cái hố
sâu ngăn cách rộng lớn chia cắt thời đại và môi trường của riêng
chúng ta với Phật giáo Trung Hoa thời Đường. Những giả định trước của
Phương Tây đã đưa chúng ta đến một thế giới quan khác biệt vô cùng lớn
so với thế giới quan của một Phật tử Trung Hoa cuới thế kỷ thứ 7. Hơn
nữa, rốt cùng quan kiến về sự tồn sinh của Hoa Nghiêm là một quan kiến
có tính cách tôn giáo và đạo đức xử thế; và bất chấp những sự cả
quyết sùng đạo của mình, người Tây phương hiện đại không hề có sự
thông hiểu thực sự về, hay quan tâm thực sự đến các giá trị tôn
giáo nữa. Nhưng về vấn đề liệu cấu trúc và tính chất của thực tại
được trình bày bởi các Đại sư Hoa Nghiêm rốt cùng có phải là cái có
tính viễn vông và không có vẻ có thật không, thì không phải chúng ta cũng
là tách biệt khỏi các thế giới của plato, Jesus, Shakespeare và Bach sao ?
Thế giới của Jesus hai ngàn năm qua ở tận cùng phương Đông của Địa
Trung hải (và thật ra là một thế giới Đông phương !) hầu như không có
gì giống như văn hóa Tây phương ở thế kỷ thứ 20. Nếu một người sống
ở Luân Đôn khám phá ra bản viết tay Kinh Thánh Do thái – Thiên chúa lần
đầu ngày nay (và do đó chúng ta có thể đã không phải là những người
thừa kế đối với truyền thống đó), chuyển dịch và xuất bản nó,
thì thế giới quan như đã được tiết lộ ra bởi quyển sách cổ đó chắc
chắn sẽ hình như là không có vẻ có thật, không có vẻ hợp lý, không
thích đáng và có lẽ là ngớ ngẩn nữa như thế giới quan đã được trình
bày bởi những quyển kinh Hoa Nghiêm vậy. Nói khác đi, sự hợp lý hay sức
thuyết phục của một tư tưởng không phải nhất thiết luôn luôn là thực
chất đối với tài liệu mà thường dường như là đến từ sự quen thuộc
thông hiểu vấn đề. Điều mà Jesus, Plato, Shakespeare hoặc ngay cả một
nhà thơ thuộc trường phái lãng mạn thế kỷ 19 có thể truyền đạt thông
tri với chúng ta qua những khoảng cách thời gian và địa điểm một phần
là do cái truyền thống nguyên vẹn trải dài từ họ xuống đến chúng ta.
Nói một cách khác, họ tạo ra ý nghĩa nào đo đối với chúng ta, họ có
ý nghĩa nào đó đối với chúng ta, bởi vì họ đã trở thành thành phần
của những gì chúng ta là. Không có cái truyền thống nguyên vẹn đó thì
người ta ắt phải thừa nhận rằng thật khó để mà đối đầu một cách
nghiêm túc với một truyền thống xa lạ.
Nhưng sự quen thuộc thông hiểu
không khiến cho một tư tưởng trở nên xác thực hay đúng đắn được. Sự
kiểm nghiệm xác thực duy nhất một tư tưởng là hiệu quả mà nó có
trên cuộc sống chúng ta, các cách mà nó giúp chúng ta sắp xếp kinh nghiệm
của chúng ta theo một hình thái thỏa đáng, theo một hình thái chung chung
mà trong đó nó uốn nắn mạnh mẽ tư tưởng và phẩm hạnh của chúng ta.
Nếu các ý tưởng của một người có thể làm được điều này, thì
chúng có thể siêu quá nhiều thế kỷ. Do đó, độc giả ắt phải dẹp bỏ
những thành kiến văn hóa và đức tin mù quáng của mình và tự hỏi một
cách nghiêm túc rằng liệu cái bức tranh cuộc sống của Hoa Nghiêm có tự
thân nó là hư giả hay không thể tin được "đơn giản là" bởi
vì nó là một sản phẩm của một chủng tộc con người và của một thời
đại quá khác biệt với chủng tộc và thời đại của độc giả hay không.
Điều này thật khó thực hiện, nhưng trong khả năng dũng cảm du hành ra
ngoài giáo khu văn hóa và trí thức của riêng ta sẽ là hy vọng duy nhất
cho một nền văn minh chân thật.
Vậy thì tại sao Hoa Nghiêm lại
không trình bày tình huống của nó cùng với tình huống của tất cả những
triết học khác vốn tranh thủ sự quan tâm của chúng ta chứ ? Người Tây
phương đáng thương luôn bị đối đầu với một tiếng la hét thực tiễn
của những giọng nói tranh đua; họ được khẩn cầu hấp nhận Khoa học
(hay "khoa học chủ nghĩa" , "khoa học giáo"), chủ nghĩa Cộng
sản, chủ nghĩa Tư bản, chủ nghĩa Đế cao, chủ nghĩa Nhân bản Vô thần,
tâm lý học chủ nghĩa Hành vi, chủ nghĩa Thực chứngm chủ nghĩa Thánh
Tôma mới và chủ nghĩa Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng với bất
kỳ mộ trong hàng tá nhiều dạng mới, tân thời của Công giáo nữa. Thường
khi chúng ta thực hiện một sự chọn lựa, chúng ta luôn chọn cái gần gũi
tiện tay, ví chúng ta cảm thấy rằng có một cái gì đó xa lạ và không
phù hợp (và có thể là không an toàn) trong một triết học được sáng tạo
bởi những người Đông phương hay một ai khác đó không nhiều ít gì đó
giống như chúng ta cả. Gần đây điều đó đúng là như vậy, một số
người đã quay sang thiền Zen hay Mật tông Tây tạng, và một số đã biểu
lộ sự tôn trọng và kính ngưỡng những đức tin của người Mỹ da đỏ
địa phương, nhưng theo thống kê thì những người này vẫn còn hiếm. Khi
một người đã dâng hết tâm hồn mình cho một triết học mới nào đó.
Có ít người thay đổi tín ngưỡng thật sự. Do vậy, y ta quay sang Marx ,
đào luyện tính nhạy cảm hay Billy Graham. Chúng trở nên quen thuộc và sự
thay đổi không thật tận căn để. Vì thế ở đây Hoa Nghiêm sẽ cống hiến
tiếng nói của nó. Đôi lúc một sự đề nghị như thế có lẽ đã liều
lĩnh về mặt tri thức, nhưng tôi được khuyến khích bởi những phát triển
nào đó trong vài thập niên qua về sự thích thú quan tâm ngày càng tăng đối
với triết học tiến trình (process philosophy) của Whitehead và về sự sốt
sắng gia tăng suy xét những ngụ ý của thuyết tương đối của Einstein, mà
cả hai thuyết này lại hàm chứa những điểm giống nhau gây sửng sốt với
Hoa Nghiêm trong phần lớn nếu không phải là toàn thể, và trong tinh thần
nếu không phải trong ngôn ngữ và nội dung. Những phát triển này đã
giúp ích không nhỏ để khiến cho một quyển sách như thế này có thể thực
hiện được.
Độc giả có thể được báo trước
rằng tư tưởng Hoa Nghiêm rất khó lãnh hội và nếu không có một sự
truyền thụ kiến thức thấu đáo tốt, phải chăng về các nền tảng của
Phật giáo Ấn Độ, thì ta sẽ đánh mất đi rất nhiều sự phong phú và vẻ
đạp của Hoa Nghiêm. Tôi đã cố gắng trợ giúp điều đó bằng cách kèm
theo một chương về các tư tưởng Phật giáo Ấn Độ quan trọng nhất vốn
có một hiệu quả nào đó trong việc hình thành của Hoa Nghiêm, nhưng xét
vì sách có hạn nên đã tránh bớt những luận giải dài dòng. Đối với
những độc giả nghiêm túc muốn theo đưởi Hoa Nghiêm, muốn được trang
bị càng nhiều càng tốt, thì tôi sẽ giới thiệu một vài cuốn sách hay
về các tư tưởng Phật giáo Ấn Độ tổng quát hiện đang lưu hành.
Phật giáo đã có một lịch sửa
dài phong phú phi thường, trong khoảng thời gian 2.500 năm và nửa quả địa
cầu mà chúng ta đang sống. Từ nơi khởinguyên của nó ở Ấn Độ, nó đã
du hành vữang vàng qua phương Đông để làm phong phú các nền văn hóa, trư?c
tiên là Trung hoa và sau đó là Nhật bản. Giờ thì hình như phong trào đó
đã vươn tới các bờ biển hỗn độn của châu Mỹ và châu Âu vào giữa
thế kỷ thứ 20, nơi mà các nhóm Phật tử Tây phương nghiêm túc đã phát
sanh khắp nơi. Các độc giả chưa có được nhiều thông tin hẳn nhiên là
có thể sẽ bị sửng sốt kinh ngạc khi biết được có bao nhiêu nhóm Phật
giáo hiện tại ở châu Âu và Mỹ. Chúng ta còn ở trong tình trạng nói và
tin tưởng điều phi lý về tôn giáo này, mà sự tác động mạnh mẽ của
nó chúng ta hiện tại chỉ đang bắt đầu cảm nhận đến ở một phạm
vi nào đó. Một phần giá trị mà cuốn sách này có thể có vốn nằm ở
thực kiện rằng hầu hết tất cả (chứ không phải tất cả) các hình thức
Phật giáo này trông cậy vào Hoa Nghiêm cho nền tảng triết học của
chúng. Điều này đặc biệt đúng với thiền Zen, mà giờ đây vốn là một
hình thức Phật giáo được truyền bá rộng rãi nhất được hành trì.
Trong khi Zen và một số hình thức Phật giáo khác có tính "thực tiễn"
trong cái mà sự chú trọng chính yếu là ở trên việc "làm" hơn là
việc tin tưởng, việc xem đọc, nghiên cứu… thì chính chân lý vốn là mục
đích của sự hành trì này mới chính xác là quan kiến về các pháp được
dạy theo kiểu mẫu có hệ thống bởi Hoa Nghiêm. Nếu chúng ta có thể chấm
dứt tin tưởng và bàn nói những điều ngớ ngẩn mà chúng ta đã làm đối
với Phật giáo thì chúng ta sẽ phải có một sự thông hiểu tốt hơn nhiều,
không những về các sự việc mà nó thực hiện (nghĩa là tham thiền) mà
còn phải về mục đích của nó nữa. Một trong những yếu tố của sự
thông hiểu này là sự mô tả của Hoa Nghiêm về thế giới dưới ánh mắt
của các bậc giác ngộ. Nếu độc giả có thể thấu hiểu nhãn kiến của
Hoa Nghiêm về thực tại, thì họ sẽ có thể có khả năng tốt hơn để
thấu hiểu không chỉ những kinh nghiệm sâu xa của những người anh em
Trung hoa và Nhật bản của họ, mà còn của những người anh em Tây phương
gần gũi hơn này của họ nữa mà những người đó vốn đã cống hiến hết
tâm và trí của mình cho Phật giáo. Có lẽ đây cũng là một lý do có giá
trị như bất kỳ nào cho những trang theo sau.
Nguồn tra cứu chủ yếu cho quyển
sách này là một luận giải được gọi theo tiếng Trung hoa là Hoa Nghiêm
Nhất thừa giáo nghĩa phân kỳ chương. Trong những trang sau, tôi sẽ đề cập
đến nó như là "Luận giải". Nó được sáng tác bởi Pháp Tạng,
tổ thứ ba của Hoa Nghiêm tông ở cuối thế kỷ thứ 7. Mặc dù có nhiều
bản dịch của bản văn này, nhưng tôi đã chọn bản của Taisho Shinshu
Daizo Kyo, vốn là ấn phẩm tiếng Nhật về tuyển tập văn học Phật giáo
tiếng Hoa. Đó là một văn bản ưu việt mà bấy kỳ sai lệch nào với
các bản dịch khác mà nó có thì chỉ là nhỏ nhặt và không quan trọng. Văn
bản này số 1866, quyển 45 của ấn bản Taisho, gồm các chương 477 – 509.
Bất cứ lúc nào tôi trích dẫn từ bản văn này, tôi đều có đưa ra nguồn
gốc trích dẫn bằng cách chỉ ra số trang và số sách bên trong ngoặc
vuông, như [502b] và các tham khảo như thế luôn luôn chỉ đối với
"Luận giải" mà thôi. Các nguồn trích dẫn khác sẽ được dẫn
ra ở các chú thích.
Tôi cũng đã dực rất nhiều vào
ba trong số các bình luận hữu ích nhất về "Luận giải" của
Pháp tạng cho sự đọc và dịch của riêng tôi.
- Kegon go Kyo Sho Shiji Ki, ba quyển, được sách tác
trong thời kỳ Nara ở Nhật. Đây là các bản luận giải cả tiếng Hoa và
tiếng Nhật. Bản văn có ở trong Taisho Shinshu Daizo Kyo tập 72, Dai Nippon
Bukkyo tập 10 và Bukkyo Taikei tập 13 và 14.
- Tsuro-ki của tăng sĩ người Nhật Gyonen hiện còn
chỉ 39 tập trong trọn bộ 72 tập. Các bản văn ở trong Taisho tập 72, Dai
Nippon Bukkyo Zensho tập 9 và 10 và trong Bukkyo Taikei tập 13 và 14.
- Wu chiao chang fu ku chi (Ngũ giáo chương phục cổ tập),
mp65t luận giải đời Tống của Thực Huệ. Các bản văn có trong Manji
Zokuzo kyo 28.3 và trong Bukkyo Taikei tập 14.
Tôi cũng đã hàm ơn đối với tác
phẩm của vô số các học giả Nhật bản, mà đối với họ có thể nói
Phật giáo Hoa Nghiêm rất là quen thuộc giống như Methodism (Hội Giám lý
Tin lành) đối với nhiều người ở Mỹ. Tác phẩm của họ về mặt lịch
sử và giáo lý là không thể thiếu được đối với việc nghiên cứu Hoa
Nghiêm. Bất cứ khi nào có một sự hàm ơn như thế, tôi đều có dẫn ra.
Thực ra, các hàm ơn trông cậy của
tôi hầu như trải rộng như là các tương duyên được mô tả trong các luận
giải Hoa Nghiêm. Giáo sư Minoru Kiyota, một người bạn và cũng là thầy dạy
của tôi, đầu tiên đã làm cho tôi ý thức được sự quan trọng và giá
trị của tư tưởng học Hoa Nghiêm và nếu ông ấy không khuyến khích tôi
nghiên cứu kỹ tư tưởng Hoa Nghiêm thì có lẽ đã có một cuốn sách ít
hơn về Phật giáo. Giáo sư Richard Robinson là một người bình phẩm rất
nghiêm ngặt, liên tục đặt ra những câu hỏi làm lúng túng vốn đã khiến
tôi phải trở lại với tiếng Hoa nhiều lần. Sự khăng khăng đòi hỏi của
ông luôn luôn đặt trên các nghiên tầm xem đọc chính xác các nguồn tài
liệu gốc đã khiến cho sự thành công có thể khả dĩ có được. Cái chết
của ông năm 1970 đã là một sự mất mát vô cùng đối với chương trình
nghiên cứu Phật giáo mà cũng là một sự mất mát con người. Một học bổng
toàn phần hào phóng cho việc nghiên cứu ở Nhật từ năm 1966 đến 1968 đã
khiến cho tôi có thể có được nhiều tài liệu khó có, có được một
năm rưỡi quý báu không làm gì cả mà chỉ nghiên cứu văn học Hoa Nghiêm,
gặp và nói chuyện với các chuyên gia người Nhật có uy tín. Trong số những
chuyên gia này, tôi đặc biệt biết ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của các
giáo sư Makita, Nagao Gadjin và kajiyama Yuichi của Đại học Kyoto và bạn tôi
một nhà nghiên cứu đồng nghiệp Aramaki Noritoshi của Viện Nghiên cứu
Nhân văn, Đại học Kyoto. Kỷ niệm những giờ vui vẻ và có kết quả
cùng với họ là một trong số ít những kho tàng mà tôi tha thiết khát
khao đủ để nhớ mãi. Cuối cùng, tiện nội Betty đã đóng góp không
cùng cho việc tôi có thể có khả năng theo đuổi theo đuổi chương trình
nghiên cứu Phật học trong lúc ở trường tốt nghiệp và ở Nhật bản. Mặc
dù sự hỗ trợ của cô có nhiều hình thức nhưng có đã quả là vô giá
nếu không vì lý do gì khác hơn là cô ấy đã luôn luôn ủng hộ tôi trong
đức tin rằng sự nghiên cứu Phật giáo thật là đáng giá. Sự hàm ơn của
tôi cũng vượt quá các điều này, nhưng chúng sẽ chất dứt nơi nào đây?
Cầu nguyện cho sự hỗ trợ của tất cả các việc này sẽ giúp họ đạt
được vô số kiếp ở cõi trời Đâu suất.
Một tác phẩm trước đây, The
Buddhist Teaching of Totality của Chang Chen Chi (cùng dịch giả, đã xuất bản
với tựa Việt: Giáo Pháp Viên Dung Vô Ngại, Triết học Hoa Nghiêm Tông)
là một luận giải đầy đủ đầu tiên về tư tưởng Hoa Nghiêm bằng
ngôn ngữ Tây phương, nhưng tôi có nhiều dè dặt về một vài điều trong
những phiên dịch của nó. Tuy vậy, nó vẫn được đề nghị nên đọc vì
sự luận giải chân tình về những nét đại cương chính yếu chung của vũ
trụ quan Hoa Nghiêm. Độc giả có thể không gì tốt hơn là đọc nó trước
khi cầm đến quyển sách này.
Francis H. Cook
Đại học California, Riverside - 1975