Năm Giới, Nền Tảng
Xây Dựng Đời Sống An Lạc Cho Bản Thân, Gia Đình và Xã Hội
Tâm Chơn
Bất cứ một quốc gia, một tôn giáo hay một tổ chức
đoàn thể nào cũng đều có đề ra những quy chế, pháp lệnh để làm nguyên
tắc xây dựng và phát triển cho từng thành viên và tập thể đó. Như luật
pháp của nhà nước, nội quy của nhà trường, kỷ luật của quân đội … và
trong Phật giáo thì có giới luật.
Cũng cùng mục đích là giáo dục, cải thiện, nhưng giới
luật của đạo Phật chủ yếu nhắm vào cái gốc để ngăn ngừa, chặn đứng những
hành vi bất hảo trước khi sự việc xảy ra. Cho nên, giới luật được xem là
rất quan trọng trong đời sống tu tập hàng ngày của người đệ tử Phật.
Mặt khác, vì giới luật của đạo Phật không do sự mặc
khải của một thần linh nào, cũng không do đức Phật tự chế đặt ra để răn
đe tín đồ nên không có tính cách giáo điều ràng buộc hay sự áp đặt mệnh
lệnh. Mà bằng cái nhìn Tuệ nhãn, đức Phật đã thấy rõ hạnh phúc hay khổ
đau, lợi ích hay tai hại đều từ nơi những hành động thiện hay bất thiện
của mỗi con người tạo ra. Vì vậy, Ngài mới thiết lập nên giới luật làm
nguyên tắc đạo đức giúp cho chúng sanh nương vào để trau giồi đạo hạnh
và ngăn ngừa điều xấu ác.
Giới luật của Phật giáo thì rất nhiều, bao gồm cả
giới xuất gia và tại gia . Nhưng năm giới vẫn là nguyên tắc cơ bản của
sự tu tập, là căn bản đạo đức làm người, là đức tính cơ bản của luân lý,
là chiếc cầu nối đưa đến an lạc Niết Bàn. Đó cũng là yếu tố để xây dựng
nền tảng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Năm giới đó là:
1.Giới thứ nhất: Không được sát sanh.
Người Phật tử không được tự tay mình giết hại, không
được sai bảo kẻ khác giết hại hay tán thành trong việc giết hại sự sống
của con người, động vật và ngay cả thiên nhiên. Ngược lại, từ trong tâm
tưởng, người Phật tử phải thực tập hạnh từ bi, ngăn ngừa sự giết hại,
đem tâm yêu thương tôn trọng, bảo vệ, nâng cao giá trị sự sống và giữ
gìn môi trường sống của mọi người và mọi loài.
2. Giới thứ hai: Không được trộm cướp.
Người Phật tử không được xâm phạm đến tài sản, của
cải của người khác duø laø caây kim, sôïi chæ hay baát cöù thöù gì,
ngöôøi khaùc khoâng vui loøng cho thì khoâng ñöôïc laáy. Caùc haønh vi
nhö löôøng gaït, troán thueá, tham nhũng, buôn lậu, chiếm dụng của công…
đều thuộc phạm trù giới này. Vì vậy, để đối trị lòng tham lam và tôn
trọng quyền tư hữu của người khác, người Phật tử không những phải học
hạnh từ bi, mở rộng tấm lòng, bố thí, san sẻ, giúp đỡ người thiếu thốn
bằng vật chất lẫn tinh thần, mà còn phải tích cực ngăn ngừa các hành vi
chiếm đoạt tài sản, các lối làm giàu không chính đáng, phi đạo đức gây
đau khổ cho người khác.
3. Giới thứ ba: Không được tà dâm.
Để tránh gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình mình và gia
đình người, người Phật tử không được ngoại tình, không được xâm phạm
tiết hạnh của người khác. Khi người Phật tử có tinh thần trách nhiệm,
sống chung thủy một vợ một chồng và bảo vệ tiết hạnh của người khác, thì
không những giữ cho mối quan hệ trong gia đình ổn định, vững vàng mà còn
giúp ổn định, lành mạnh xã hội và góp phần giáo dục thế hệ tương lai.
4. Giới thứ tư: Không được nói
dối.
Người
Phật tử không được nói những lời sai với sự thật, chuyện không nói có,
chuyện có nói không; chuyện ít phóng đại ra thành nhiều; đến bên này thì
nói bên kia, đến bên kia thì nói bên này; nói lời thô ác, mắng nhiếc,
chửi rủa gây đau khổ, chia rẻ, oán thù giữa mình và người, và giữa mọi
người với nhau, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Trái lại,
người Phật tử phải nói những lời chân thật, khiêm tốn, có đạo lý, có ích
lợi để củng cố niềm tin, tạo thêm sự hiểu biết, an vui và hạnh phúc cho
mọi người.
5. Giới thứ năm: Không được uống rượu và các chất
say khác.
Để nâng cao nhân cách con người, giúp phát triển trí
tuệ và tránh sự tàn hại thân tâm, gây phạm các điều tội lỗi khác, làm
mất an ninh xã hội, người Phật tử không được uống rượu và sử dụng các
chất làm say người, gây mê mờ tâm trí, đảo lộn tinh thần như á phiện, ma
túy và các độc tố khác. Người Phật tử ý thức được những khổ đau và tác
hại do các độc tố đó gây ra mà phát nguyện tránh xa để giữ gìn cho bản
thân, gia đình và xã hội.
Theo quan điểm đạo Phật, để trở thành một Phật tử,
yêu cầu mọi người phải chấp hành năm giới cấm. Tuy nhiên, vì năm giới
này được xem là năm phương thuốc mầu nhiệm chữa lành tâm bệnh. Là năm
nguyên tắc để thiết lập lại một đời sống lành mạnh cho con người và xã
hội thì dù là bất cứ ai, có theo hay không theo đạo Phật vẫn có được lợi
ích thiết thực nếu nghiêm túc vâng giữ và thực tập năm giới này.
Trong Bước đầu học Phật, Hòa thượng Thanh Từ có giảng
về lợi ích của việc giữ năm giới như sau:
“Không sát sanh, bản thân không bị người giết hoặc
tù tội về giết người, cũng không có thù hận về nợ máu với nhau. Thế là
sống chúng ta không kinh hoàng sợ hải do thù hận gây nên. Không trộm
cướp, bản thân ta không mắc tội tù về trộm cướp, ở đâu hay đi đến chỗ
nào khỏi sợ người theo dõi nghi ngờ. Tới lui tự do, đi đứng yên ổn
không phải hạnh phúc là gì? Không tà dâm, bản thân ta không phải hao
thần tổn khí , khỏi sợ ai bàn tán dở hay, mọi người đều tín nhiệm và tin
cậy ta. Bản thân trinh bạch khiến người ta quý mến, tự mình an ổn, gia
đình cũng an ổn. Không nói dối, chúng ta không phải hối hận, lời nói tự
có giá trị gây được niềm tin của mọi người. Người hay nói dối sẽ bị đánh
giá thấp, đề xướng điều gì đều bị nghi ngờ, ít ai tán trợ. Không uống
rượu, chính ta khỏi bị cái tệ điên cuồng mất trí, khỏi gây cho cơ thể
bệnh hoạn suy yếu, khỏi bị khinh thường trong lúc say sưa. Trái lại bản
thân ta điềm đạm bình tĩnh, thân thể khỏe mạnh, đối với mọi người đều
được quý kính, sanh con cũng thông minh sáng suốt.”
Từ những lợi ích bản thân do sự hành trì giới luật
mang lại, người giữ giới đã góp phần không nhỏ vào việc kiến tạo một
gia đình hạnh phúc, một đất nước thái bình thịnh vượng.
Lịch sử ghi nhận, ở thời đại Lý-Trần, từ vua quan cho
đến thứ dân đều thấm nhuần giáo lý Phật đà, đã tu tập và xây dựng đất
nước theo tinh thần của đạo Phật nên đời sống người dân ở đất nước ta
vào thời ấy rất có an ninh. Ngày nay, để góp phần xây dựng xã hội, bên
cạnh việc tuân giữ giới luật, người Phật tử chúng ta phải thể hiện tinh
thần vị tha (đúng hơn là bổn phận) qua cách truyền đạt, khuyến khích mọi
người cùng giữ năm giới để tất cả đều được lợi ích.
Hòa thượng Thanh Từ đã giảng: “Chỉ trong năm giới
thôi, nếu gia đình nào gìn giữ trọn vẹn là gia đình ấy có hạnh phúc,
trên thuận dưới hòa, tin yêu thuần cẩn. Nếu mọi người trong xã hội ứng
dụng triệt để là một xã hội văn minh, chan hòa sự cảm thông và thương
mến. Chúng ta vì lợi ích bản thân, vì lợi ích của gia đình, vì sự an lạc
của xã hội, nổ lực gìn giữ năm giới. Giữ gìn năm giới là tôn trọng nhân
bản, là nếp sống văn minh, là nền tảng đạo đức.”
Nói chung, ngay trong đời sống hiện tại:
- Người giữ năm giới không bao giờ cảm thấy gánh nặng
của sợ hãi và hổ thẹn, luôn có thái độ tự tin, sống có uy tín và tiếng
tốt.
- Người giữ năm giới sống và làm việc một cách vui vẻ
và sáng tạo, hòa hợp với mọi người gần hay xa.
- Người giữ năm giới có cái chết bình thản và tỉnh
táo, được vãng sanh về cõi lành.
Thế nhưng, giới luật của Phật giáo vẫn chưa có đủ cơ
duyên được truyền bá trong khắp dân gian để làm lợi lạc cho nhân loại mà
thường chỉ có các hàng xuất gia và tại gia đệ tử Phật chấp hành vâng
giữ.
Trong khi ở xã hội ngày nay, khi nhu cầu vật chất
ngày càng cao thì đời sống tâm linh càng suy giảm. Cả thế giới đang lên
tiếng thở dài bởi sự băng hoại đạo đức trầm trọng. Con người dễ dàng bỏ
rơi nghĩa tình để chạy theo nhu cầu thực dụng, quên mất lương tri. Không
thấy được giá trị của sự sống, con người đã sát hại nhau, đã gây đau khổ
cho nhau.
Đó đây trên khắp hoàn cầu, nhan nhản các vấn đề nóng
bỏng mà các phương tiện truyền thông như báo, đài đã đưa tin cho thấy sự
suy thoái đạo đức đã đến mức báo động. Nào là nạn giết người cướp của,
nạn săn bắt thú, chặt phá rừng, các cuộc khủng bố, nạn bóc lột, tham ô,
lường gạt, trộm cắp, nạn quan hệ tình dục bừa bãi, nạn nói dối tràn lan
giữa các mối quan hệ trong xã hội, nạn nghiện rượu, lạm dụng ma túy xảy
ra ngay cả trong trường học… đều là do con người không ý thức được việc
làm của mình sẽ gây ra tác hại cho mình và đối phương. Thêm vào đó là sự
truyền bá và tiêu thụ các sản phẩm độc hại một cách vô tội vạ đã khiến
cho con người ngày càng tê liệt tâm trí, đánh mất bản thân và phẩm chất
con người.
Đời sống vật chất dư dả nhưng con người luôn cảm thấy
trống vắng trong lòng. Để giải tỏa, con người lại tìm đến các giải trí
vô bổ, không lành mạnh để rồi chuốc thêm khổ đau và bệnh tật. Sự đói
khát thỏa mãn vào những chỗ ấy chỉ làm con người ngày thêm vầy vò tâm
não. Con người cảm thấy mất chí hướng và mãi quay cuồng trong đau khổ.
Thiết nghĩ, nếu giáo lý năm giới của đạo Phật được
phổ biến rộng rãi, được tất cả mọi người hoan hỉ tiếp nhận, chấp hành,
áp dụng vào đời sống sinh hoạt hàng ngày thì chắc chắn xã hội sẽ không
còn lo sợ bởi các tệ nạn đang tấn công và rình rập con người. Ai ai cũng
ý thức giữ tròn năm giới thì xã hội sẽ không có oán thù, tù tội. Nạn xâm
phạm môi trường tự nhiên không còn thì sẽ tránh được các thiên tai lũ
lụt. Những hành vi trộm cắp lộ liễu hay các nạn buôn lậu, tham nhũng,
lừa đảo, lạm dụng của công và các vụ mua bán dâm, ăn chơi trác táng, lối
sống thác loạn, thói quen nói dối, nghiện ngập sì ke ma túy, sáng say
chiều xỉn cũng sẽ chấm dứt vì mỗi người đều ý thức được khổ đau từ các
điều ấy sinh ra.
Tâm Chơn
HT. Thích Minh Chaâu, Naêm giôùi: Moät neáp soáng laønh maïnh,
an laïc, haïnh phuùc.
***