“… Có
một thanh niên tên là Sudha đến bạch cùng đức Phật rằng: “Thưa
Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì giữa loài người với nhau, khi
họ là loài người lại thấy có người liệt, người ưu? Có người đoản
thọ, có người trường thọ, có người nhiều bệnh, có người ít bệnh?
Có người xấu sắc , có người đẹp sắc? Có người quyền thế nhỏ, có
người quyền thế lớn? Có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn?
Có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý?
Có người trí tuệ yếu kém, có người đầy đủ trí tuệ?”
Đức Phật
dạy: “….các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự
nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là
điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt,
có ưu.”
(Trung
Bộ III, kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt.135)
Như vậy,
sự hi?n hữu của con người gắn liền với sự hiện hữu của nghiệp từ
vô luợng kiếp. Mỗi con người là điểm trung tâm của nghiệp. Không
có một năng lực nào chi phối, không có sự mang đến từ bên ngoài,
chính con người chủ động tạo nên nghiệp.
1.Nghiệp là gì? Nghiệp, tiếng Sanskrit gọi là Karma, Pali gọi
là
Kamma, có nghĩa là hành động có tác ý của thân, khẩu, ý. Tác ý
tức là có sự chủ tâm, có ý muốn quyết định.
Tư tưởng,
lời nói, việc làm do ý muốn (tác ý) làm động cơ khởi xuất làm
một việc gì đó hoặc thiện, hoặc ác, hoặc không thiện không ác
đều tạo thành nghiệp. Tác ý thiện thì tạo nghiệp thiện. Tác ý ác
thì tạo nghiệp ác. Còn các hành động không có tác ý thì chỉ gọi
là hành động chớ không được gọi là nghiệp.
Hành
động nơi thân thông qua việc làm có dụng tâm (tác ý)gọi là thân
nghiệp. Lời nói có dụng tâm gọi là khẩu nghiệp. Khởi ý nghĩ muốn
làm điều gì đó là ý nghiệp. Ở đây, ý nghiệp là quan trọng nhất
vì nó là cơ sở đưa tới lời nói và hành động.
Trong
kinh Pháp Cú, Phật dạy:
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.”
(PC. 1)
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình”.
(PC.
2)
Hai bài
kệ trên cho ta thấy vai trò làm chủ của ý đối với thân và khẩu
rất rõ ràng. Đồng thời cho thấy mối tương quan nhân - quả từ nơi
tâm ý con người mà có quả báo thiện hay ác. Do đó, hạnh phúc hay
khổ đau đều từ tâm ý con người kiến tạo ra và phải thọ nhận.
Nếu
chúng ta nghĩ đến những điều tốt lành thì sẽ hưởng quả tốt lành.
Bằng như chúng ta toan tính những điều bất thiện, bày mưu lập kế
kiếm lợi bằng những thủ đoạn mua gian bán lận, lọc lừa dối gạt …
thì dù chưa làm, chưa thực hiện hành vi đó nhưng vẫn kết thành
nghiệp xấu, và tương lai sẽ thọ quả báo xấu. Vì thế, Phật dạy
phải luôn chế ngự tâm, phải “chăn” giữ tâm sao cho trong sáng,
thanh tịnh, phải luôn luôn “tự tịnh kỳ ý”, để thiết lập một đời
sống an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai.
Tuy
nhiên, định nghĩa “ nghiệp là hành động có tác ý hay hành động
phát sinh từ nơi tâm” chỉ được dùng cho tất cả nghiệp hữu lậu,
tức là mọi vấn đề có liên quan đến việc thiện-ác, hạnh phúc-khổ
đau mà không phải những gì thuộc vô lậu giải thoát. Bởi lẽ, tự
thân của việc không tham, sân, si đã là thanh tịnh giải thoát
rồi!
2.
Nguồn gốc của nghiệp
Theo
Narada: “ Vô minh và Ái dục là cội rễ của mọi tội lỗi… vô minh
là nguyên nhân chính tạo nghiệp”. Thế nào gọi là vô minh? Hiểu
biết các pháp không đúng như thật gọi là vô minh. Như Vô ngã cho
là ngã, Vô thường cho là thường…
Ở đây,
xin được nói thêm, theo nghĩa thông thường thì Vô minh là không
sáng, là si mê. Theo hệ Nguyên thủy, Vô minh là không biết rõ
bốn Thánh đế hay con đường đưa đến khổ diệt. Theo Đại thừa, Vô
minh là không tỏ ngộ Chân tâm. Nói chung, các phiền não làm cho
chân tâm lu mờ, che lấp bổn tánh, khiến không thấy rõ thực tánh
của sự vật gọi là Vô minh.
Vì vô
minh không nhận rõ thật tướng của các pháp vốn Không nên cứ bám
níu, dính chặc vào chúng làm cho phiền não, khổ đau phát sinh.
Vì u mê không hiểu rõ nguyên lý Nghiệp nên mới dẫn đến việc gây
tạo nghiệp. Và dĩ nhiên, sự hình thành nên nghiệp mà con người
dễ dàng nhận biết được chính là sự vận hành của thân, khẩu, ý.
Từ tâm máy động lưu xuất thông qua thân, khẩu, ý mà có nghiệp.
Trong
kinh có nói đến 10 nghiệp ác và mười 10 nghiệp thiện như sau:
+ Mười
nghiệp ác gồm:
-Ba
nghiệp ác nơi thân là:
1.Sát
sanh.
2.Trộm
cắp.
3.Tà
dâm.
-Bốn
nghiệp ác nơi lời nói là:
1.Nói
dối.
2.Nói
lời thô ác.
3.Nói
lời chia rẽ.
4.Nói
lời thêu dệt, vô nghĩa, không đúng thời, đúng chỗ.
-Ba
nghiệp ác nơi ý là:
1.Tham
lam.
2.Sân
hận.
3.Tà
kiến (Si mê).
+ Bên
cạnh việc không làm những điều trên là nghiệp thiện, chúng ta
cần phải nhận thức rõ điều này:
-Về
ba nghiệp thiện nơi thân:
1. Không
sát sanh, cần phải phóng sanh, tôn trọng và bảo vệ sự sống muôn
loài.
2. Không
trộm cắp, cần phải lập hạnh bố thí và giúp đỡ người khác.
3. Không
tà dâm, cần phải giữ hạnh thanh tịnh, không xâm phạm hạnh phúc
gia đình người khác.
-Về
bốn nghiệp thiện nơi lời nói:
1. Không
nói dối, cần phải nói lời chân thực.
2. Không
nói lời thô ác, cần phải nói lời dịu hiền.
3. Không
nói lời chia rẽ, cần phải nói lời hòa hợp, đoàn kết.
4. Không
nói thêu dệt, cần phải nói lời đúng nghĩa, có giá trị.
-Về
ba nghiệp nơi ý:
1. Không
tham lam, cần phải quán bất tịnh, thực hành thiểu dục tri túc,
bố thí giúp đỡ người khác.
2. Không
sân hận, cần phải quán từ bi, lấy ân báo oán.
3. Không
tà kiến, cần phải quán nhân duyên, tin sâu nhân quả, hướng dẫn,
khuyến khích mọi người bỏ ác làm lành, tin luật nhân quả-
nghiệp báo.
3. Ai
tạo nghiệp ?
Ở một
đoạn khác trong kinh Pháp Cú, Phật dạy:
“Tự mình làm điều ác
Tự mình làm nhiễm ô
Tự mình ác không làm
Tự mình làm thanh tịnh
Tịnh, không tịnh tự mình
Không ai thanh tịnh ai”
(PC.
165)
Mình tức
là Tôi hay Ta , là chỉ cho cái Ngã sanh diệt mà từ vô thỉ kiếp
đến nay con người vẫn chấp là thật Ngã, thật có cái Tôi tạo ra
mọi nghiệp nhiễm ô cũng như thanh tịnh. Thật ra, cái Tôi này chỉ
là duyên sinh giả hiệp, nó không có chủ thể nên không thật. Ví
như con người là do Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp
thành. Tách rời năm uẩn ra thì không có con người.
Như vậy,
không có ai tạo nghiệp hết. Mà như trên đã nói, nghiệp chính là
từ tâm suy tính có chủ ý muốn nhằm đạt đến mục tiêu nào đó. Tâm
ấy không có Ngã cũng không phải chính nó là Ngã; bởi vì chính nó
cũng không tự có mà do nhiều nhân tố khác tạo nên. Nói cách
khác, Phật giáo chủ trương có sự hành động mà không có người
hành động, có tri giác mà không có người tri giác, có ý thức mà
không có người ý thức. Tương tự, ngoài tâm sở tác ý không có
người tạo nghiệp.
TÍNH
CHẤT CỦA NGHIỆP
Thường,
khi nói đến nghiệp là nói đến vấn đề thiện –ác trong vòng sanh
diệt và tương tục của đời sống con người. Nghiệp không nhất định
là lành hay là ác mà cần phải xem tánh chất của nó mới minh định
được. Nếu trong tâm thiện thì phát ra hành vi lợi lạc chúng
sanh, ấy là thiện nghiệp.Và ngược lại, nếu trong tâm ác thì sẽ
phát ra hành vi tổn hại chúng sinh, ấy là ác nghiệp.
Thiện-ác, theo Phật giáo phải căn cứ vào cái Tâm chứ không phải
nơi việc làm. Có khi cùng một việc làm mà người này được coi là
thiện, mà người kia bị xem là ác. Sự khác nhau ở đây là vì một
người làm bằng cái tâm cao thượng, yêu thương, còn một người làm
vì lòng ích kỷ xấu xa. Cũng như người cha, người mẹ vì thương
con mà la rầy, quở phạt để răn dạy thì hành động ấy không thể
nào gọi là ác được.
Cho
nên, để xác định là thiện hay là ác thì phải xem kết quả về
tương lai là tốt hay xấu. Từ đó, thông qua tư duy và hành động
của thân, khẩu, ý mà biết được nghiệp nhân và nghiệp quả. Có
nghĩa là với tư duy và hành động mà chưa đưa đến kết quả thì gọi
là nghiệp nhân. Với tư duy và một hành động tạo tác sau một tiến
trình tạo thành nghiệp thì gọi là nghiệp quả. Hay nói cách khác,
con người tạo ra nhân ấy gọi là nghiệp nhân, rồi chính con người
thu lấy quả gọi là nghiệp quả.
SỰ
CHI PHỐI CỦA NGHIỆP
Trong
kinh Thập Thiện cũng có nói rằng “Tất cả các chúng sanh vì tâm
tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do đó có sự xoay vần
trong các nẻo”. (Nhất thiết chúng sanh tâm tưởng dị cố, tạo
nghiệp diệc dị, do thị cố hữu chư thú luân chuyển).
Hằng
ngày, chúng ta vẫn chứng kiến biết bao sự sai khác của muôn sự,
muôn vật trên thế gian này. Như có người trông khoẻ mạnh nhưng
lại chết sớm; người gầy yếu, nay đau mai ốm mà lại sống thọ. Có
người giàu mà lại ngu dốt, người nghèo khó lại rất thông minh.
Có người trông sáng sủa lại gian tham, có người xấu xí lại thật
thà, chất phác…
Khoa học
lý giải sự khác nhau giữa con người với nhau là do gen di
truyền. Thế thì tại sao có những người cùng sinh ra một lượt
(sinh đôi), hình thể giống nhau, cùng được nuôi dưỡng và lớn lên
trong một hoàn cảnh như nhau mà tâm tư, tình cảm, cuộc đời lại
khác nhau quá chừng? Một người thích văn chương, một người thích
võ thuật. Một người luôn may mắn, thành công, một người gặp toàn
sự khó khăn trắc trở? Rõ ràng, nguyên nhân sự bất bình đẳng này
không gì khác hơn là do nghiệp.
Theo đạo
Phật, tất cả những sự sai khác không chỉ do sự di truyền, hoàn
cảnh chung quanh, thức ăn uống, mà thâm sâu cốt tuỷ nhất là do
nghiệp lực của tự mỗi người . Cái chuyện “cây đắng mà xanh trái
ngọt”, hay “Cha làm thầy con đốt sách” thì cũng từ nơi nghiệp
vậy .
Nhưng
nghiệp không phải là tiền định hay số phận theo kiểu:
“Bắt
phong trần phải phong trần
Cho
thanh cao mới được phần thanh cao”.
(Nguyễn
Du).
Ở đây,
“cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết
cho rằng mọi sự đều được quyết định sẵn (thuyết định mệnh).
Nghiệp làm cho con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn
cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn
có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh nhưng sự phản ứng đối với
hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người.” Nếu con người có ý
chí cải tiến vẫn có thể sửa đổi được nghiệp quả.
Trong
kinh Tăng Nhứt A Hàm, Phật dạy:
“Nếu
có ai cho rằng con người phải gặt hái trọn hậu quả theo tất cả
những hành động trong quá khứ thì không thể có đời sống đạo đức,
và con người cũng không có cơ hội tận diệt phiền não. Nhưng nếu
nói rằng quả phải gặt tương xứng với nhân đã gieo thì ắt có đời
sống đạo đức và con người sẽ có cơ hội dập tắt phiền não.”
Thế thì,
theo Phật giáo, dù không hoàn toàn làm chủ được cái nghiệp nhân
đã gieo nhưng vẫn có thể hoán chuyển được nghiệp quả. Cũng trên
ý đó, Hòa thượng Thanh Từ nói “Tu là chuyển nghiệp”. Nghiệp có
chuyển được hay không là do ở ý chí và sự quyết tâm của chính
bản thân mình.
Vâng!
Bằng sự cố gắng vươn lên, một kẻ đê tiện xấu xa vẫn có thể trở
nên một người trong sạch đạo đức. Bằng tất cả sự ăn năn hối cải
những lầm lỗi đã trót gây ra ắt hẳn sẽ được tha thứ khoan hồng.
Như Angulimala, tên sát nhân lừng danh khét tiếng một thời, sau
quy y tu hành theo Phật đã trở thành một vị A La Hán và thoát
khỏi quả dữ của những hành động tàn ác ấy. Hay cô Ambapali, một
gái giang hồ biết hồi tâm tu hành cũng đắc quả A La Hán…
TẦM
QUAN TRỌNG KHI NHẬN THỨC RÕ NGHIỆP
Khi có
sự hiểu biết chính chắn về Nghiệp, con người sẽ không còn dao
động khi gặp sự cố bất ngờ. Đối với những việc khó khăn trắc trở
hay những thất bại trong cuộc đời, mỗi con người chúng ta sẽ dễ
dàng “bước qua” mà không ngã quỵ vì biết đó là do nghiệp mà
chúng ta đã tạo trong quá khứ. Con người sẽ không rơi lạc vào mê
tín dị đoan, van vái cầu xin thần thánh ban ân giáng phước vì đã
đặt trọn niềm tin vào chính mình, không dựa vào tha lực. Con
người sẽ vui vẻ nhận lãnh trách nhiệm về mình mà không đổ thừa
cho hoàn cảnh bên ngoài.
Như
trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có nói:
“Đã
mang lấy nghiệp vào thân
Cũng
đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện
căn ở tại lòng ta
Chữ
tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Khi có
niềm tin vào chính mình, con người sẽ thản nhiên đón nhận những
“may rủi” của cuộc đời mà không còn lo âu, sợ hãi nữa. Mọi việc
họa phước tốt xấu của kiếp nhơn sinh qua thuyết nghiệp mà tỏ rõ
hơn.
Ví như
khi gặp một người đầu tắt mặt tối, làm lụng vất vả cả ngày mà
vẫn thiếu trước hụt sau, thì thuyết nghiệp sẽ giúp ta biết rằng
vì trong một kiếp quá khứ, người đó sống bỏn sẻn, keo kiệt,
không bố thí giúp đỡ ai cả.
Bên cạnh
đó ta cũng biết rằng với những người không làm việc gì nhiều mà
cuộc sống dư dả, sung túc là vì đời trước họ sống rộng rãi,
thương người, lúc nào cũng hết lòng giúp đỡ người khác. Hoặc với
người khỏe mạnh, không bệnh tật, sống thọ là nhờ đời trước biết
tôn trọng sự sống con người và loài vật, không gây thiệt hại đến
sự sống của người khác và muôn loài…
Tuy
nhiên, cũng có trường hợp người tạo nhiều nghiệp ác trong hiện
tại mà vẫn sống sung sướng trong sự sang giàu ấy là vì trong
một kiếp trước họ đã tạo nhiều nghiệp thiện nên đến đời này được
quả báo lành, hưởng cảnh giàu sang phú quý. Còn những nghiệp ác
mà họ tạo ra trong đời sống hiện tại thì chưa đủ thời gian chín
mùi, chưa gặp điều kiện thích hợp nên quả báo ác chưa đến (chứ
không phải là không đến).
Ngược
lại, cũng có những người sống rất thiện lành nhưng cuộc đời họ
rất là cơ cực, nghèo khổ, lại hay gặp nhiều sự rủi ro, bất hạnh.
Đó là vì trong một kiếp quá khứ họ đã tạo nhiều nghiệp ác nên
đời này không thể tránh được quả báo đau khổ hiện tiền. Còn
những nghiệp thiện họ làm trong đời này thì chưa đủ duyên để
hưởng quả báo tốt. Nhưng nếu như đời này họ có được duyên lành
biết đến Phật pháp, được học hiểu giáo lý nghiệp, quyết tâm bỏ
ác làm lành, vui vẻ “trả nghiệp” thì tuy sống nghèo khổ nhưng
tâm hồn vẫn được an vui…
Nói
chung, khi đã nắm vững tầm quan trọng của Nghiệp, con người sẽ
không còn mơ hồ trước những điều dường như mâu thuẫn của cuộc
đời. Vì luân lý nghiệp báo cũng tức là luân lý nhân quả.
Cổ đức
có câu: “Dục tri tiền thế nhân
Kim
sanh thọ giả thị
Dục
tri lai thế quả
Kim
sanh tác giả thị”.
Nghĩa
là: muốn biết đời trước tạo nhân gì, hãy xem đời nay chịu quả
báo nào. Muốn biết đời sau chịu quả gì, hãy xem đời nay chịu quả
gì?
Khi đã
rõ được điều này rồi thì con người sẽ ý thức thay đổi thái độ
sống của mình theo chiều hướng thiện. Họ sẽ sử dụng đồng tiền
một cách ý nghĩa cho việc từ thiện, phóng sanh, giúp người nghèo
đói thay vì phải tốn nó vào việc xin bùa cầu may hay nhờ đồng
bóng cúng giải oan, giaûi haïn nhö tröôùc ñaây!
Giaùo
lyù nghieäp coøn giuùp hoï bieát raèng nhöõng haønh ñoäng, lôøi
noùi, yù nghó của mình là có sự ảnh hưởng, tương quan giữa mình
và người khác. Gây thiệt hại cho người, cho xã hội tức là gây
thiệt hại cho bản thân mình trước và giúp đỡ người tức là giúp
đỡ chính mình. Cho nên, họ sẽ năng làm nhiều phước thiện hơn và
luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Xã hội nhờ đó mà ngày càng trở
nên tốt đẹp.
Và khi
nhận thức rõ thuyết nghiệp rồi thì cuộc sống sẽ lạc quan hơn vì
ít nhiều đã hiểu được rằng không phải đời trước chúng ta thế
nào thì đời này phải như thế ấy hoặc đời sau phải hệt như đời
này. Trái lại, Nghiệp luôn có sự thay đổi tuỳ theo tâm lực của
chúng sanh. Chính vì thế mà nghiệp được phân ra làm nhiều loại.
1.
Phân loại theo thời gian:
-
Hiện nghiệp : Nghiệp đưa đến quả báo trong hiện tại.
-
Sanh nghiệp : Nghiệp đưa đến quả báo trong đời sống kế tiếp.
- Hậu
nghiệp : Nghiệp đưa đến quả báo các đời sau.
- Vô
hiệu nghiệp: Nghiệp mà quả báo không thành tựu ở đời này
hay đời sau.
2.
Phân loại theo khả năng báo ứng:
- Cực
trọng nghiệp: Các nghiệp gây ấn tượng xấu ác cực mạnh và
nằm sâu trong tâm lý của con người. Thường chỉ cho sự phạm tội
ngũ nghịch ( giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hoà hợp Tăng,
làm thân Phật ra máu ).
- Cận
tử nghiệp: Nghiệp lúc sắp chết. Nghiệp này rất quan trọng vì
ảnh
hưởng đến sự tái sanh.
- Tập
quán nghiệp: Thói quen hằng ngày hình thành nên cá tính con
người. Nghiệp này góp phần cho cận tử nghiệp. Tập quán nghiệp
tốt sẽ giúp cho cận tử nghiệp tốt và ngược lại .
-
Tích luỹ nghiệp: Nghiệp chứa đựng các nghiệp của một chúng sanh
được tích luỹ dần dần từ vô thỉ.
3.
Phân loại theo tiến trình nhân quả:
- Dị
thời nhi thục (Khác thời mới chín): Thời gian chín mùi của
nghiệp
khác với thời gian tạo nghiệp. Ví dụ như quả xoài sống và chín
không cùng một lúc.
-
Biến dị nhi thục (Biến khác rồi mới chín): Kết quả bị biến thái
và
biến tướng so với thời gian mới tạo nghiệp. Nghĩa là quả chẳng
giống nhân, mà nhân cũng khác hẳn quả. Ví dụ như quả xoài non
thì màu xanh, khi chín thì lớn mà vàng.
- Dị
loại nhi thục (Biến ra loài khác rồi mới chín): Kết quả bị biến
chất
so với thời gian mới tạo nghiệp. Ví dụ như quả xoài khi sống thì
chua, mà khi chín lại ngọt.
4.
Một số tên gọi khác của nghiệp:
-
Bạch nghiệp ( Nghiệp trắng): Các nghiệp thiện.
- Hắc
nghiệp ( Nghiệp đen): Các nghiệp ác.
- Phi
hắc phi bạch nghiệp: Các hành động duy tác (vô ký- không
thiện, không ác).
-
Biệt nghiệp: Mỗi người có một nghiệp riêng.
-
Cộng nghiệp: Nghiệp chung của tập thể (gia đình, cộng đồng).
- Duy
tác nghiệp: Nghiệp không có sanh y (không có quả).
-
Thánh nghiệp: Nghiệp đưa đến thánh đạo.
-
Chướng nghiệp: Nghiệp cản trở sự kết thành quả.
-
Đoạn nghiệp: Nghiệp tiêu diệt các năng lực sinh nghiệp.
- Dẫn
nghiệp: Nghiệp quyết định nơi thác sinh.
- Mãn
nghiệp: Chúng sanh tuy sinh cùng cảnh giới nhưng vận mệnh có
nhiều loại.
-
Định nghiệp: Các nghiệp nhất định đưa đến kết quả.
- Bất
định nghiệp: Nghiệp không đưa đến kết quả hay kết quả xuất
hiện ở một thời điểm rất xa không định được.
Tóm lại,
Nghiệp là một năng lực cá biệt được chuyển từ kiếp này sang kiếp
khác, nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm
tánh con người. Nghiệp dẫn đi luân hồi trong lục đạo. Nghiệp
giải thích mọi hiện tượng mà ta gọi là vĩ nhơn, là thiên tài, là
thần đồng…
Hiểu về
giáo lý nghiệp, chúng ta có trách nhiệm với mình hơn mà không
dựa vào các thế lực siêu nhiên khác. Chúng ta sẽ là người chủ
động trong việc kiến tạo nên một đời sống an lạc ngay trong cuộc
đời này và tạo nền tảng vững chắc ở ngày mai.
“ Tự
mình y chỉ mình
Nào
có y chỉ khác
Nhờ
khéo điều phục mình
Được
y chỉ khó được.”
(PC.160)
Khải Tâm
Sách
tham khảo
1/ HT.
Thích Minh Châu. (dịch), Kinh Pháp Cú, NXB tôn Giáo, Hà Nội,
2000.
2/ HT.
Thích Minh Châu. (dịch). Kinh Trung Bộ III, TP.HCM: Viện nghiên
cứu Phật học Việt Nam, 2001.
3/ Phạm
Kim Khánh (dịch), Đức Phật và Phật pháp, NXB TP.HCM, TP.HCM,
1998.
4/ Thích
Hoàn Quan (dịch), Phật Tổ Ngũ Kinh, NXB TP.HCM, TP.HCM, 1999.
5/ HT.
Thích Thiện Siêu, Chữ Nghiệp Trong Đạo Phật, NXB Tôn Giáo,Hà Nội,
năm 2002.
6/ HT.
Thích Thanh Từ, Buớc đầu học Phật, Thành Hội Phật Giáo TP.HCM ấn
hành 1991.
7/ Thích
Thanh Từ, Tu là chuyển nghiệp, 1993.
8/ Thích
Chơn Thiện, Phật học khái luận, NXB TP.HCM, TP.HCM, 1999.
9/ Ban
Hoằng Pháp Trung Ương, Phật học cơ bản, tập 1 (Phật học hàm thụ),
NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2003.