Phép Mầu Của Pháp Thoại
(THE WONDERFUL SOUND OF
DHARMA)
Thích Nữ Giới
Hương
Với lòng từ bi vô lượng, Đức Phật đã dạy giáo pháp
cho chúng ta. Pháp thoại đó được kết tập thành tạm tạng kinh điển Pali
và đại thừa.
Đức Phật đã dạy cho chúng ta những gì? Với trí tuệ
thâm sâu vi tế, ngài đã để lại những phương pháp giáo dục (84.000
pháp thoại, hay kinh Pháp hoa gọi là ngũ thừa, tam thừa, nhị thừa và
nhất thừa) rất thiện xảo, khế lý và khế cơ (84.000 căn cơ khác
nhau của con người) và chính bản thân ngài là một nhà giáo dục hoàn
thiện và gương mẫu (Thiên nhơn chi đạo sư - Thầy dạy của trời người).
Đã 26 thế kỷ trôi qua, tính chất pháp thoại ấy ngày
càng được nhiều người, nhiều dân tộc và nhiều nước trên thế giới biết
đến như là một nền văn hoá và văn minh chung của nhân loại.
Đạo Phật sanh ra trong bối cảnh Ấn độ tràn lan với
nhiều tà kiến ngoại đạo (trong Trường bộ kinh nói là có 62 hoặc có
nơi nói 90 giáo hay đa giáo). Trong khi các bậc đạo sư tôn giáo khác
đã sử dụng đến những phép thần thông để chinh phục người thì Đức Phật
chỉ ủng hộ và thực hiện một loại thần thông, đó là phép mầu của pháp
thoại (the wonderful sound of Dharma).
Khi tiếp xúc mọi tầng lớp xã hội (walks of life)
thì Đức Phật dùng ngôn ngữ và hình ảnh thích ứng với trình độ của từng
đối tượng đó. Đối tượng thính chúng có thể là thượng vàng hạ cám, như
giới vua chúa, quan quyền, sát-đế-lợi, bà-la-môn, thương buôn, nông dân,
người thợ cạo, tướng cướp và ngay cả dâm nữ…thì đức Thế Tôn biểu hiện
cung cách và ngôn ngữ của chính họ, nên pháp thoại được kết quả hữu hiệu
nhiệm mầu.
Có nhiều nguyên nhân để pháp thoại có giá trị nhiệm
mầu. Trước hết, bản thân pháp sư (Dharma speaker/teacher/master)
phải mô phạm và thanh tịnh (thân giáo-taught by silent activities of
body) khiến thính chúng (listeners) sanh lòng tin tưởng phát
khởi chánh tin, tăng trưởng tâm hạnh bồ đề (developing the good/bodhi
mind) làm động lực mạnh cho sự chuyển hoá nội tâm, từ tiêu cực sang
tích cực (transform from the negatives to positives).
Kế đến, bản thân chính pháp thoại phải có giá trị (value
of self-dharma). Giá trị đây có nghĩa là pháp phải chuyên chở vận
tải được đạo đức nhân bản và siêu thế (tục đế và đạo đế) để thiết
thực lợi ích trong hiện tại và mai sau; và pháp phải thể hiện và toát
lên ý nghĩa ở cả hai mặt nhận thức (theory) và hành động (practice).
Đạo đức nhân bản nghĩa là xây dựng một nền đạo đức
rất người, rất nhân bản trong tinh thần hiểu biết, giúp cho chúng ta trở
thành con người có phẩm chất tâm linh, có ý chí, đạo đức và trí tuệ; trở
thành con người toàn diện về mặt vật lý, tâm lý, sinh lý, ý chí, tình
cảm và trí giác, với mục đích nhằm mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho
từng cá nhân, tập thể, gia đình và xã hội.
Trong kinh Singalà (Trường
Bộ Kinh số 31 và Kinh Thiện Sinh, Trường A-hàm), Đức Phật đã dạy
cách xây dựng đạo đức của con người trong mối liên quan tác động của môi
trường tương giao với xã hội xung quanh như sự tương giao giữa cha mẹ và
con cái; giữa thầy và trò; vợ và chồng; cá nhân và bà con, láng giềng,
bạn bè; chủ và thợ; tu sĩ và cư sĩ.
Về mối quan hệ giữa thầy và trò,
Đức Phật không chấp nhận quyền lực của người thầy trên mọi phương diện.
Chủ trương như vậy là một trong những nguyên lý căn bản của Đức Phật về
quyền bảo vệ tự do tư tưởng của mỗi cá nhân, mỗi con người. Sự thân cận
để học hỏi với Đức Phật giống như sự thực tập tự do và không trói buộc
khả năng trí thức của chính người đó. Ý tưởng này được biểu hiện khá
xuất sắc trong kinh Kalama khi Đức Phật nói rằng:
"Đừng tin những gì đã được nghe.
Đừng tin những gì có trong truyền thống bởi vì nó được truyền trao từ
nhiều thế hệ. Đừng tin bất cứ điều gì do nhiều người đồn đại. Đừng tin
chỉ vì nó được ghi nhận trong thánh điển. Đừng tin vào sự phỏng đoán hay
chấp nhận bất cứ điều gì chỉ bởi vì suy luận. Đừng tin bất cứ điều gì
chỉ vì dựa vào một vài lý do. Đừng tin bất cứ điều gì bởi vì điều đó hợp
với nhận thức của mình. Đừng tin bất cứ điều gì bởi vì dường như nó có
thể chấp nhận được. Đừng tin bất cứ điều gì dựa vào uy quyền của bậc đạo
sư hoặc những người lớn tuổi chỉ vì nghĩ rằng các ngài là bậc đáng tôn
kính. Nhưng nếu sau khi tự chính mình đã xem xét và phân tích kỹ lưỡng
rằng những điều này là đạo đức, không bị khiển trách, được người trí
ngợi khen, nếu thực hiện cũng như áp dụng sẽ thực sự đưa đến an lạc hạnh
phúc cho mình và người, mới nên chấp nhận và sống với pháp".
(Kalamas sutta: Come, Kalamas. Do not go upon what has been acquired
by repeated hearing, nor upon tradition, nor upon rumor, nor upon
scripture, nor upon surmise, nor upon axiom, nor upon specious
reasoning, nor upon bias towards a notion pondered over, nor upon
another's seeming ability, nor upon the consideration 'The monk is our
teacher.' When you yourselves know: 'These things are bad, blamable,
censured by the wise; undertaken and observed, these things lead to harm
and ill,' abandon them... When you yourselves know: 'These things are
good, blameless, praised by the wise; undertaken and observed, these
things lead to benefit and happiness,' enter on and abide in them).
Chúng ta không nên tin mù quáng
và chấp nhận nhanh chóng pháp thoại mới nghe hoặc được đồn đại vang xa,
dù đó là pháp thoại truyền thống, thánh điển hay uy quyền của bậc đạo
sư, người lớn tuổi hay bậc đáng tôn kính tuyên nói ra mà phải tự thẩm
tra pháp thoại bằng phương pháp nhận thức, quán sát, phân tích và thể
nghiệm bằng chính tự thân mình giữa cuộc sống đa giáo muôn màu (tự cho
mình là số một trên cuộc đời này). Hãy "đến để thấy" (ehi-passika)
và phải "hãy chứng nghiệm bởi chính mình" (paccattam veditabha)
để khẳng định giá trị phép mầu của pháp thoại là “áp dụng sẽ thực
sự đưa đến an lạc, hạnh phúc cho mình và người, mới nên chấp nhận và
sống với pháp".
Vị trí của Đức Phật ở đây đã
được khẳng định như là bậc thầy chỉ đường, giúp người nghe tự nhận ra
con đường, tự mình thực hiện và chứng nghiệm con đường đó. Điều này cũng
đã khẳng định tính chất giá trị của pháp thoại phải đủ cả hai mặt nhận
thức và thực hành thực tế. Đây là một tinh thần khá nổi bật, rất ‘khoa
học’ trong đạo Phật.
Giá trị siêu thế nghĩa là pháp thoại của đức Phật chở
tải một nội dung rất thậm thâm trí tuệ (hành
thâm Bát nhã, deeply prajna). Bởi lẽ pháp thoại ấy giúp chúng ta
chuyển đổi từ nghiệp xấu ác (the negatives) qua thiện (the
positives) và từ thiện đến giải thoát (the liberation –
without the negatives and the positives).
Pháp thoại Năm uẩn (the
Five Aggregates of Clinging)
định nghĩa cái gọi là con người chỉ là tập hợp của Năm uẩn: sắc (form),
thọ (feeling), tưởng (thought), hành (mental action)
và thức (consciousness). Năm uẩn này quay cuồng theo nguyên lý:
sinh (arisen), trụ (maintain), dị (change) và diệt
(extinguish),
nên chúng trống không (empty), không có tự ngã (no-self),
chúng là hiện hữu của tương duyên (the dependence-origination)
nên vô thường (impermanence) và khổ đau (suffering). Nơi
đây không có gì là ‘Ta’ (self) hay ‘của Ta’ (possesion of self),
nên buông xả lòng tham ái (craving), chấp thủ (attachment),
sầu (melancholy), bi (sab), khổ (grief), ưu (pervasively
sad), não (distressing) là gốc của khổ đau (the cause of
miserable), thì không còn nhân sanh tử luân hồi (the seed of
birth-death).
Pháp thoại
Thất Giác Chi (the Seven Factors of
Enlightenment)
dạy rằng con
đường thực hiện trí tuệ của Thất Giác Chi tựu trung là: liên tục tác ý
Vô tướng (pay attention to no-figure), hay “như lý tác ý” thì sẽ
đi đến kết quả: Ngũ triền cái (the Five
Hindrances)
được đoạn trừ.
Ngũ
triền cái là thức ăn của Vô minh (the food of ignorance) nên khi
Ngũ triền cái bị đoạn thì Vô minh đi đến bị đoạn trừ (the ignorance
extinguished), minh khởi (the insight arisen).
Nếu
tiếp tục thực hành như thế thì Niệm giác chi (the
enlightenment-factor of mindfulness)
sẽ hiện khởi
và lần lượt dẫn đến Trạch pháp (the
enlightenment-factor of the
investigation of mental objects),
Tinh tấn (the enlightenment-factor of
energy),
Hỷ (the
enlightenment-factor of joy),
Khinh
an (the enlightenment-factor of
tranquillity),
Định (the enlightenment-factor
of concentration)
và Xả Giác
Chi (the enlightenment-factor of equanimity)
hiện
khởi. Xả giác chi hiện khởi sẽ dẫn đến kết quả Minh (the insight)
và Giải thoát (the liberation) hiện khởi, Vô minh diệt (ignorange
transformed) và khổ đau diệt (suffering transformed).
Pháp thoại Bát Thánh đạo (Eight
Noble-fold Paths): thấy đúng (right view), suy nghĩ đúng (right
thought), lời nói đúng (right speech), sinh hoạt đúng (right
karma), hành động đúng (right livinghood), nhớ nghĩ đúng (right
mindfulness), nỗ lực đúng (right effort), và năng lực tập
trung đúng (right concerntration). Đấy là pháp thoại chỉ đường
vào mục tiêu của hạnh phúc và giải thoát ngay tại đây và bây giờ.
Đức Phật dạy gốc của dục vọng (the
cause of craving) chính là vô minh (ignorance). Bát chánh
dẫn đến vô tham (no-greed), vô sân (no-anger), vô si (no-ignorance),
thoát ly khỏi mọi khổ ách (free from the circle of suffering).
Thực hiện con đường này là thực hiện từng bước tự tri (self-knowing),
tự nương (self-reliance), tự quán (self-examination), tự
tỉnh (self-awareness), tự trách nhiệm (self-responsibility)
và tự chủ (self-control). Pháp thoại như thế hẳn sẽ đào tạo nên
những mẫu người làm chủ, sống lợi ích cho bản thân và xã hội, cho đạo
cũng như đời.
Thế nên, kho tàng pháp thoại của
Phật giáo là con đường thực hiện trí tuệ rất đơn giản nhưng lại thâm sâu
nhiệm mầu, khai triển tinh thần giáo dục vô tham, vô sân, và vô si, và
đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng một nền văn hoá mới toàn diện
cho hôm nay và mai sau, cho thế gian và siêu thế.
Thư phòng Phước hậu, ngày 22/11/07
***