- SANH TÂM VÔ TRÚ
- Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Không phải hình Phật
không nên nhìn,
Không phải pháp Phật
không nên nghe,
Không phải lời Phật
không nên nói.
Thời khóa mỗi ngày
quyết tu trọn vẹn,
Lễ Phật thật nhiều
chí tâm sám hối.
Tâm thành cảm thông,
Phước hụê tròn đầy,
Tam học cụ túc,
Sen vàng thượng phẩm,
Nở rộ đón mời.
1.
Trong xã hội ngày nay, với nhiều
biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính
cần phải có một nhận thức sáng suốt.
Trong nhà Phật thường nói: "Muôn
việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân". Chúng ta cần phải
hiểu câu nói này cho thấu đáo, rồi sau mới biết cách dụng công tu tập
như thế nào. Phàm là những gì không đem đi được thì không nên để nó
ở trong tâm. Còn những gì có thể mang đi được thì phải giành lấy từng
phút từng giây, đừng để thời gian trôi qua một cách uổng phí. Thế
thì, những gì có thể mang đi được? Chỉ có nghiệp! Nghiệp là kết quả
của hành động, nói năng và suy nghĩ có chủ tâm. Nếu chủ tâm ác thì tạo
nghiệp ác, chủ tâm thiện thì tạo nghiệp thiện. Nghiệp ác dẫn chúng ta
vào địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh; nghiệp thiện đưa chúng ta lên cõi trời,
cõi người. Vậy chúng ta nên mang theo nghiệp nào? Nên bỏ ác, tu thiện,
tích lũy công đức. Phước đức thì có thể mang đi được. Nhưng đây chỉ
là cái phước thiện nhỏ ở trong thế gian. Trong khi đó, chư Phật luôn
luôn hy vọng chúng ta thành tựu cái thiện lớn, đó là thành Phật, thành
Bồ tát. Mà muốn thành Phật, thành Bồ tát thì phải có niềm tin sâu sắc
vào pháp môn Tịnh độ, phải chí tâm niệm Phật cầu vãng sinh.
Thế nào gọi là thành thật? Nhất
định phải buông bỏ mọi duyên ràng buộc. Trong mọi lúc, mọi nơi, mọi
hoàn cảnh đều phải luôn luôn giữ tâm mình cho chân thật, thanh
tịnh và từ bi. Luôn luôn lấy câu "Nam mô A Di Đà Phật"
để ở trong tâm. Gặp người có duyên, chúng ta phải lấy chân tình, đem
lòng cung kính và hoan hỷ giới thiệu pháp môn niệm Phật cho họ, khuyên họ
cùng tu. Đó là sự cúng dường có ý nghĩa nhất.
"Trong tất cả các hình thức
cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết". Đó là bổn nguyện của
đức Phật A Di Đà, mà mười phương chư Phật cũng giống như thế. Chúng
ta cần phải tu tập như vậy thì thời gian trong một ngày không trôi qua uổng
phí. Một ngày tu tập như vậy nhất định có được thân tâm thanh tịnh,
có niềm vui, pháp lạc tràn đầy. Chư Phật, Bồ tát cũng cảm thông, tương
ứng.
Khinh mạn là giặc
cướp đi công đức.
Siêng năng là vua
tạo bao điều thiện.
Phước đức là nước
Trí tuệ là thuyền
Nếu không có nước
Thuyền làm sao bơi!
2.
Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy:
"Ba tâm không thể nắm bắt"(1), vạn pháp đều do duyên
sinh". YÙ tứ của câu này muốn nói, chúng sanh thường lấy cái
tâm phân biệt, chấp trước, tham ái, bảo thủ, cho cái thân này là ta
(ngã); trong khi đó, chính cái tâm ấy là hư vọng, không thật có, không thể
nắm bắt được; vì vạn pháp đều do duyên sinh, cho nên bản chất của
nó vốn không có tự tính, tức cũng là hư vọng, không thật, không thể nắm
bắt.
Chủ thể là tâm, đối tượng là
các pháp, còn gọi là năng và sơû, cả hai đều không thể nắm
bắt, đó là lời dạy của đức Phật cho chúng ta biết chân tướng của
sự thật. Không những tất cả các pháp đều không thật, không thể nắm
bắt, mà ngay cả cái không phải pháp (phi pháp) cũng không thật, cũng không
thể nắm bắt được.
Tại sao đức Phật lại nói cái
không phải pháp (phi pháp)? Phi pháp là tướng không, pháp là tướng
có. Trong ba cõi, thì chúng sanh ở cõi Dục và cõi Sắc chấp có,
còn chúng sanh ở cõi Vô Sắc chấp không. Không và có gọi
là nhị nguyên đối đãi, cả hai đều không thật, không thể nắm bắt
được. Rời khỏi ý niệm có và không là vượt thoát được
sinh tử luân hồi.
Tuy nhiên, vượt ra ngoài ba cõi, đạt
đến Niết bàn thiên chơn, cũng là rơi vào tướng không, không thật. Các
bậc A La Hán, Bích Chi Phật chứng nhập Niết bàn, là ở trong loại Niết
bàn này. Trong kinh đức Phật nói: "A La Hán ở trong Niết bàn thiên
chơn 2 vạn kiếp; Bích Chi Phật ở trong đó 1 vạn kiếp". Trong khoảng
thời gian dài này họ không làm gì cả, công phu tu tập hoàn toàn bị đình
trệ, không một chút tiến bộ. Cho nên gọi là "đọa vào chỗ vô
vi". YÙ tứ của câu kinh này rất sâu sắc. Sở dĩ đức Phật nói
như vậy là vì muốn giáo hóa cho hàng Bồ tát đừng bám trụ vào ý niệm
có và không. Đó chính là ý nghĩa câu kinh "vô thượng
thậm thâm vi diệu pháp", là "vô thượng bồ đề".
Con người sống trong thế gian này,
từ đời này qua đời khác, bất luận là chịu khổ đau nhiều hay ít,
sang hèn thế nào, đều do bốn yếu tố sau đây làm chủ: báo ân, báo
oán, vay nợ, trả nợ.
Chẳng hạn như những nhà tư bản
phương Tây, họ có công ty, công sở và rất nhiều nhân công. Họ nuôi những
người này cũng chỉ vì trong quá khứ, nhiều đời về trước đã mắc nợ
lẫn nhau. Nếu mắc nợ nhiều thì phải nuôi cả đời. Còn nếu như mắc
nợ ít, thì có thể nuôi một năm, hai năm. Khi một công nhân rời khỏi
công ty, đó là họ đã trả xong nợ. Cho nên, hằng ngày phải siêng năng tính
toán, lên kế hoạch kinh doanh… đều là nghĩ cách đòi nợ và trả nợ
cho nhau mà thôi. Những người công nhân đối xử với họ rất cung kính,
tôn trọng, toàn tâm toàn lực thay họ làm việc, đó là sự báo ân. Nhưng
cũng có người mới bị khiển trách chút ít đã nghĩ cách trả thù, đó
là sự báo oán. Chúng ta xem xét thấu đáo điểm này một chút thì đối với
sự thật chân tướng của cuộc đời không có gì là khó hiểu. Tất cả
đều diễn biến theo một chuỗi dài nhân – duyên – quả mà thôi! Nhận
thức như vậy thì cái tâm tham luyến thế gian này tự nhiên phai nhạt dần.
Chỉ khi nào thấu hiểu một cách
rõ ràng chân tướng sự thật của cuộc đời thì khi ấy mới biết bỏ
ác, tu thiện, mới biết tích lũy công đức, mới biết niệm Phật cầu
thoát sinh tử, mới xem việc thoát khỏi ba cõi là vấn đề cần thiết, có
tính chất cấp bách. Đó mới là người giác ngộ chân chính, mới là người
có trí tuệ chân thật. Nếu như vẫn còn tham luyến cuộc đời này, tham
muốn công danh, phú quý, thì nhất định không thể thoát khỏi vòng sinh tử
luân hồi. Mà một khi không thoát khỏi được vòng sinh tử luân hồi thì
cơ hội sinh vào trong ba đường thiện rất ít, ngược lại, nguy cơ rơi vào
trong ba đường ác lại rất lớn.
3.
Người đời rất ít ai biết
được chân tướng sự thật của cuộc sống, không ai là không chấp trước,
cho chiếc thân này là của ta (chấp ngã). Cho nên, ai cũng tham sống sợ chết,
ai cũng muốn tự tư tự lợi cho riêng bản thân mình, vì vậy mà tạo ra
không biết bao nhiêu điều tội lỗi, đến nỗi không thể tự cứu lấy
mình. Kết quả là đọa lạc. Vị trí của họ trong xã hội cứ đời này
lại thấp hơn đời trước, đời sau lại thấp hơn đời này. Điều đó
đã được đức Phật giảng giải rõ trong biểu đồ mười pháp giới, từ
súc sinh đọa xuống ngạ quỷ, từ ngạ quỷ đọa xuống địa ngục. Nếu
như hiểu rõ được sự thật chân tướng của cuộc đời thì những ý niệm
phân biệt, chấp trước, vọng tưởng… tự nhiên đều bị tan biến hết.
Họ biết được hễ rơi vào trong sáu đường, dù là ở cõi trời (Thiên
đạo) cũng không tránh khỏi khổ đau. Pháp Phật đã dạy cho chúng ta biết
cuộc đời có ba nỗi khổ, tám nỗi khổ, đó là sự thật.
Có thể lấy hình ảnh của một người
bị giam trong nhà tù ở trần gian để làm thí dụ cho người bị đọa vào
trong sáu nẻo luân hồi. Ở trần gian, người phạm tội sẽ bị giam tù
và chịu hình phạt, mức án tùy theo mức độ phạm tội nặng hay nhẹ. Phạm
tội nhẹ thì bị phạt nhẹ. Phạm tội nặng thì bị phạt nặng. Từ đó
có thể liên tưởng đến hình ảnh của chúng sanh trong ba đường ác (địa
ngục, ngạ quỷ, súc sinh) là những chúng sanh phạm tội nặng, còn chúng
sanh trong ba đường thiện (trời, người, a tu la) là những chúng sanh phạm
tội nhẹ.
Bởi vậy, hễ ở trong sáu nẻo
luân hồi là đều coi như ở trong lao tù, chịu hình phạt hết.
Trong kinh đức Phật thường dạy: "Ba
cõi như lao ngục". Chúng sinh ở trong ba cõi, sáu đường giống như
đang ở trong lao ngục. Đức Phật lấy ví dụ như vậy thật ra cũng không
quá đáng. Chúng ta thử quan sát kỹ một chút, thì quả thật, gọi ba cõi,
sáu đường là lao tù cũng rất phù hợp. Chừng nào chịu tội xong mới
được ra tù, mới được tự do. Nhưng biết khi nào mới hết hạn tù, mới
trả xong tội? Khi nào ở trong tù mà có biểu hiện, hành vi lương thiện,
cải tạo tốt. Nếu như có biểu hiện thái độ và hành vi tốt thì được
phóng thích, dù cho chưa hết hạn tù. Sự biểu hiện thái độ hành vi đó
chính là chúng ta phải bỏ ác làm lành, nỗ lực tu tập, tiêu trừ nghiệp
chướng, để thăng tiến vị trí trong xã hội, trong ba cõi, sáu đường. Làm
như vậy mới mong sớm thoát ly lao ngục, sớm được tự do.
Chư Phật, Bồ tát đã phải khổ
tâm nhọc trí để dạy dỗ cho chúng ta, cho nên, ân đức của quý Ngài đối
với chúng ta còn cao sâu hơn cả ân đức của cha mẹ. Chúng ta phải luôn
nhớ nghĩ đến ân đức của chư Phật, của thầy Tổ, y theo lời dạy mà
tu hành, như vậy mới không cô phụ chính bản thân mình và không cô phụ
công ơn dạy dỗ của chư Phật, Bồ tát.
Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy
các Bồ tát rằng: "Không nên thọ nhận phước đức". Câu
nói này đối với hàng quyền thừa Bồ tát thì đơn giản, nhưng đối với
hàng phàm phu chúng ta thì thật vô cùng quan trọng. Từ trước đến nay, chúng
ta đã từng chứng kiến rất nhiều người phát tâm xuất gia tu hành, những
năm đầu tiên, lúc mới bước chân vào đạo, cái tâm của họ rất tốt,
sự tu tập, hành trì đều được mọi người trong xã hội tôn trọng,
cung kính, tán dương; nhưng đến tuổi trung niên hoặc về già, tự nhiên lại
bị biến chất, tha hóa, đọa lạc. Chúng ta thử hỏi nguyên nhân vì sao? Bởi
vì họ chỉ lo hưởng thụ phước báo hiện tiền, cho nên đã quên mất tự
tánh.
Vì sao? Vì chỉ lo hưởng thụ phước
báo thì các tâm tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… nhất định tăng trưởng.
Vì vậy, không những không thể điều phục được tâm mình, mà ngược lại,
các pháp bất thiện, những chướng duyên xấu ác mỗi ngày mỗi tăng trưởng
thêm. Đây chính là nguyên nhân của sự đọa lạc. Ngoại trừ những bậc
đại Bồ tát đã thấy được tự tánh, quý Ngài tuy có thọ nhận phước
đức cúng dường, nhưng tâm địa của quý Ngài thanh tịnh tuyệt đối, một
hạt bụi cũng không vướng, không bị các pháp bên ngoài làm cho ô nhiễm.
Thế nhưng, khi chư vị Bồ tát vì chúng ta mà thị hiện trở lại cuộc đời
này để hóa độ, quý Ngài vẫn còn thể hiện hành vi "không thọ
nhận phước đức cúng dường". Sự thị hiện của chư Phật,
cũng như của lịch đại chư vị Tổ sư, đều là vì lòng đại từ, đại
bi, muốn làm một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo.
Quý Ngài hoằng pháp ở nhân gian
là làm một tấm gương sáng cho người thế gian noi theo; thuyết pháp ở
cõi trời là làm một tấm gương sáng cho chư thiên noi theo. Đó là quý
Ngài tuỳ duyên hóa độ, tuỳ căn cơ, trình độ của chúng sanh mà thị hiện
giáo hóa. Chúng ta thử nhìn lại, ở Trung Quốc, chư Phật, Bồ tát ứng
hóa thị hiện rất nhiều, nhưng quý Ngài giáo hóa cao, thấp đều thích
ứng, phù hợp. Phương thức sống của quý Ngài cực kỳ đơn giản, lúc
nhặt lúc khoan, khai mở nắm bắt tùy thời, tùy lúc. Đó mới là sự hiển
thị lòng đại từ bi chân thật.
Cho nên, trong bước đường tu tập
đạo bồ đề, để đề phòng bị rơi vào chỗ đọa lạc, chúng ta phải
khắc cốt ghi tâm câu kinh "bất thọ phước đức", theo đó
mà phụng hành suốt đời, không nên vi phạm.
Hối hận chi bằng đề phòng
Quý điều phước tốt nhất là
tích phước
4.
Chúng ta là những người đã phát
tâm xuất gia, việc ấy không phải ai cũng làm được. Người đã xuất
gia thì không nên tái tạo lại tội nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn là
những phàm phu, trong tâm thức vẫn còn hàm tàng những hạt giống, những
chủng tử bất thiện, xấu ác, những tập khí từ vô thủy đến nay, cho
nên, nếu gặp điều kiện, nhân duyên, tác nhân xấu thì cũng khó mà
tránh khỏi sai lầm. Vì vậy, trong cuộc sống tu tập, đòi hỏi chúng ta
ở mọi nơi, mọi lúc, phải luôn luôn đề cao cảnh giác, xa lánh những nơi
không tốt, để tránh "gần mực thì đen".
Đức Phật thường dạy các hàng Bồ
tát, trong sáu pháp Ba la mật, hạnh Bố thí là đặc biệt quan trọng hơn hết.
Bố thí chính là xả, là buông bỏ. Ba la mật quan trọng thứ hai là hạnh
Nhẫn nhục. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, cuộc sống đầy đủ tiện
nghi, vật chất dư thừa, thì lòng kiên nhẫn là một đức tính cần phải
có. Chúng ta phải luôn luôn và mãi mãi thiết lập một cuộc sống biết
đủ, an bần thủ đạo. Đức Thế Tôn thường dạy các đệ tử của
mình: "Phải lấy khổ làm thầy, lấy giới làm thầy". Lời
dạy này luôn luôn bảo vệ chúng ta trên bước đường tu đạo bồ đề,
giúp chúng ta tránh khỏi các ác duyên làm trở ngại đường tu, tránh bị
đọa lạc. Đặc biệt là đối với việc tiếp nhận của Phật tử cúng
dường. Thuở đức Thế tôn còn tại thế, Ngài cùng chúng Tăng tiếp nhận
của Phật tử tại gia cúng dường, vật thực chỉ giới hạn trong các nhu
cầu căn bản của cuộc sống hằng ngày thật đơn giản, như thức ăn, y
áo, tọa cụ và thuốc men, gọi là tứ sự cúng dường. Ngày nay, xã
hội đã phát triển, khoa học công nghệ cũng tiến bộ, cho nên tiêu chuẩn
mức sống của con người rất cao, vì vậy tài vật cúng dường cũng nhiều.
Đó là một điều rất đáng lo sợ! Vì sao?
Chúng ta thử nhìn lại xem, có rất
nhiều người lúc mới xuất gia, mặc dù chưa có ai cúng dường, trong tay
không có một xu, nhưng mà đạo tâm rất tốt, rất dũng mãnh. Ở trong
chùa được một thời gian, khi có Phật tử cúng dường, thì cuộc sống
tu tập bắt đầu chễnh mãng, chỉ biết lo hưởng thụ, đạo tâm mất dần.
Bấy giờ, các tập khí phiền não từ vô thủy như tham, sân, si, mạn, nghi…
không những bùng dậy mà còn tăng trưởng, lớn mạnh không dừng. Như vậy
hỏi làm sao không đọa lạc? Người ta thường nĩi: "Địa ngục môn
tiền Tăng Đạo đa", nghĩa là "Trước cửa địa ngục sao có
nhiều người xuất gia và đạo sĩ quá". Câu nói này ắt có nguyên
do, không phải là một lời nói tùy tiện. Do đó, chúng ta sống trong thời
đại này, tín đồ cúng dường cho chúng ta, chúng ta phải biết tri túc,
chỉ nhận vừa đủ cho một nếp sống đơn giản, thanh bần: y áo mặc vừa
đủ ấm, ăn uống vừa đủ no, một căn phòng nhỏ đủ để che mưa nắng,
thế là đầy đủ!
Chùa viện là nơi dùng để hoằng
pháp lợi sinh. Khi chúng ta kiến lập, xây dựng một đạo tràng lớn,
chúng ta phải tự hỏi: mục đích là để làm gì? Trong quá khứ, các tùng
lâm tự viện đều là những trung tâm giáo dục Phật giáo tầm cỡ đại
học, để cho tứ chúng đồng tu, cùng nghiên cứu, học tập, làm cơ sở
tu hành. Phần lớn các đạo tràng ấy đều do nhà nước xây dựng, hoặc
do những đại thí chủ, những nhà trưởng giả giàu có bỏ tiền ra cúng
dường xây dựng. Cho nên, chùa nào cũng có núi rừng ruộng đất, đó là
tài sản của thường trụ Tam bảo. Số núi rừng ruộng đất này được
dùng để cấp cho nông phu canh tác, trồng trọt. Sản phẩm thu hoạch được,
một phần cúng vào chùa, phần còn lại để cho họ trang trải cuộc sống.
Đó là mô hình sinh hoạt rất tiến bộ của các chùa viện thuở xưa, và
cũng là nguyên do dẫn đến hình thức sinh hoạt của các tự viện ngày
nay. Mục đích của tổ chức sinh hoạt này là muốn cho cuộc sống của
nhà chùa phải tự túc. Tuyệt đối không phụ thuộc vào sự cúng dường
của tín đồ, cũng không chủ trương hóa duyên, quyên góp. Sống ở trong một
đạo tràng như vậy tâm của chúng ta nhất định được an ổn, sống tuỳ
duyên mà không bị nhân duyên tác động, chi phối. Một đạo tràng như vậy
không những không có tổ chức ma chay, cúng đám, mà ngay cả việc tổ chức
pháp hội cũng rất hạn chế, một năm chỉ một hai lần. Đạo tràng tu tập
như vậy mới thật sự chân chính tu hành, mới phù hợp với thời đại nông
nghiệp.
Hoằng pháp lợi sinh có nghĩa là
giúp đỡ mọi người phá mê, khai ngộ, giúp mọi người cải thiện cuộc
sống, cho họ trí tuệ, giúp họ từ trong cuộc sống đầy dẫy những khổ
đau, phiền não này mà được giải thoát. Giúp cho mọi người có được
cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn và trí tuệ chân thật giống như chư Phật
và Bồ tát. Đó mới gọi là hoằng dương Phật pháp, đó mới gọi là tu
hành chân chính. Không phải xây dựng chùa to Phật lớn, quanh năm tổ chức
ma chay cúng đám… gọi là hoằng pháp!
Ngày nay, khoa học công nghệ phát
triển, giao thông tiện lợi. Do đó, hình thức sinh hoạt của một ngôi
chùa hiện nay không nhất thiết phải xây dựng cho đồ sộ, trang nghiêm,
mà điều cần thiết là phải lợi dụng các công cụ khoa học hiện đại,
như máy vi tính, truyền hình, truyền thanh, internet, đĩa CD, VCD… để truyền
bá Phật pháp Đại thừa. Phải biết rằng, khi tín đồ Phật tử cúng dường
cho chúng ta, ngoài việc bảo hộ cuộc sống rất đơn giản của chúng ta,
họ còn hy vọng chúng ta hoằng pháp lợi sinh, giúp họ cũng như mọi người
khác phá mê, khai ngộ, xa lìa khổ đau, được vui hạnh phúc. Làm được
như vậy mới không tạo tội nghiệp, mới có thể tránh khỏi đọa lạc.
Tuy nhiên, người xuất gia có nên lấy
những việc như vậy làm mục đích cứu cánh không? Không nên! Vì sao? Vì
nếu như trong tâm còn có việc để làm, thì đó là cái tâm đã theo
duyên; cái tâm đã theo duyên thì đối với việc hiểu rõ đường sinh tử,
thoát ly ba cõi đã phát sinh chướng ngại nghiêm trọng. Tín đồ Phật tử
cúng dường cho chúng ta, chúng ta phải xem xét, tùy duyên mà thọ nhận. Phải
hiểu rõ điều đó, giống như thuở xưa, Long cư sĩ nói rằng: "Việc
tốt chẳng bằng không có việc, nhiều việc chẳng bằng ít việc".
Người học Phật chân chính, tất cả đều đã được chư Phật, Bồ tát
an bài rồi, bản thân mình không cần phải nghĩ ngợi thêm gì nữa. Như thế
mới gọi là như pháp.
Như pháp có nghĩa là mọi nơi,
mọi lúc phải luôn luôn giữ cho cái tâm của mình được thanh tịnh, giữ
cho cái tâm được chánh niệm. Người niệm Phật thì phải luôn luôn nhớ
danh hiệu Phật, đừng để những ý niệm khác xen tạp vào, làm gián đoạn.
Tín đồ cúng dường nhiều là họ đã uỷ thác cho chúng ta thay thế họ
làm việc thiện, uỷ thác cho chúng ta thay họ tu phước. Nếu như chúng ta
đem tiền bạc ấy chi dùng vào những việc không chính đáng, không những
họ không thể tu tạo phước đức, mà bản thân của chúng ta lại tạo ra
tội chướng rất nặng. Điều này không thể không biết vậy!
Mục đích của sự tu tập là đạt
được giác ng? giải thoát, còn tất cả những việc làm khác đều là thứ
yếu. Dù vậy, khi có duyên sự, chúng ta cũng không nên bảo thủ quá, trở
thành người tiêu cực. Nói thí dụ, nếu bạn là người niệm Phật đã
đạt đến năng lực tự tại trong vấn đề sống chết, có thể vãng sinh
bất cứ lúc nào, bấy giờ có một tín đồ, người này có một nhân
duyên rất lớn muốn phát tâm cúng dường, thì đây chính là chư Phật, Bồ
tát muốn bạn ở lại cuộc đời thêm một thời gian nữa. Khi công phu tu
tập đã đạt được kết quả thì cần phải làm lợi ích cho hết thảy
chúng sanh, vì vậy không nên từ chối sự thỉnh cầu đó. Nếu bạn nghĩ:
Tôi phải đi thôi! (YÙ nói vãng sinh). Thì bạn có thể đi, nhưng mà
làm vậy sẽ tổn mất lòng từ bi. Cho nên, thỉnh Phật trụ thế, thỉnh
chư vị thiện tri thức trụ thế lâu dài là có nguyên do, không phải là lời
nói đầu môi, đây là điều mà tất cả chúng ta đều hiểu rõ. Mà đã
hiểu rõ rồi thì cứ y như vậy mà phụng hành. Việc ở lại đời thêm một
thời gian, đối với việc vãng sinh Tịnh độ tuyệt đối không ảnh hưởng
gì. Nhưng nhất định, các tâm lý như tham, sân, si, mạn… không được phát
khởi.
Những người phát tâm xuất gia đạt
được kết quả như vậy thật sự có lợi ích cho cuộc đời. Tôi muốn
nói rằng, chỉ khi nào chúng ta tu tập có kết quả, thì việc hoằng dương
chánh pháp, việc tiếp nhận của cúng dường mới tạo được phước đức
cho chúng sanh. Ngược lại, khi công phu tu tập của chúng ta chưa có khả năng
đoạn tận được tham, sân, si… mà đã lo việc hoằng dương Phật pháp
hay tiếp nhận của cúng dường thì chỉ tạo thêm tội chướng, rất nguy
hại cho bản thân và cả tha nhân.
Kinh luận chỉ bày:
Trăm năm chóng qua
Ngũ phước khó bền
Mạng như ánh chớp
Nghiệp như đất dày
Thật đáng kinh thay!
5.
Trong mấy ngày nghe giảng vừa
qua, chúng ta đã thấu hiểu được lời dạy rất chân thành, khẩn thiết
của đức Thế tôn. Trong đời ngư?i Phật tử, nếu như có thể lãnh hội
được vài câu kinh, hay như trong kinh nói là có thể hiểu được một bài
kệ bốn câu, hoặc cả bài, hoặc nửa bài, hoặc một câu, hai câu, tất cả
đều được lợi lạc vô cùng.
Thật vậy, chúng ta thấy trong Phật
pháp, chư vị đại đức Tổ sư thuở xưa, quý ngài tu hành, chứng quả, cũng
chỉ cần lãnh hội được một hai câu trong kho tàng kinh luận mà thôi.
Chúng ta thử nhìn lại ngoài đời, từ xưa đến nay, những người kiến tạo
đại công, sáng lập nghiệp lớn, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội thấu
suốt những lời giáo huấn của những người đi trước. Như Trương
Lương đời nhà Hán, một trong những người thành công nổi bật, ông được
một ông lão tặng cho cuốn "Tố thư", về sau giúp Hán cao tổ
kiến công lập nghiệp, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội được những lời
dạy trong cuốn sách đó mà thôi. Thế mới hay, những người thành công
chân chính, những người tu hành đắc đạo, ngoài đời cũng như trong đạo,
đều nhờ vào bản thân họ có khả năng lãnh hội sâu sắc và khả năng
ứng dụng thực tiễn. Sự tu hành, làm việc thành công hay thất bại,
trong đạo hay ngoài đời, đều như vậy cả. Chúng ta không thể không biết,
không thể không ghi nhớ điều này.
Phàm những người tu hành mà thân
bại danh liệt thì nguyên nhân chính không gì khác hơn là do tập khí nhiều
đời nhiều kiếp của bản thân cộng với các chướng duyên hiện tại.
Những chướng duyên đó chính là vật chất, danh lợi trong cuộc đời, khiến
cho những tập khí phiền não của chúng ta tăng trưởng, làm cho công đức
tu hành bại hoại hết. Thật là đáng tiếc! Ở trong kinh luận, chúng ta thấy
đức Thế tôn đã lao tâm nhọc trí dạy dỗ chúng ta, bất cứ nơi đâu,
lúc nào cũng cảnh tỉnh chúng ta, khuyên chúng ta phải đề cao cảnh giác,
cẩn thận đề phòng. Cho nên, đối với người tu, nhân tố đầu tiên để
thành tựu đạo nghiệp đó chính là có thể điều phục được phi?n não.
Đó là điều mà kinh Kim Cương gọi là "hàng phục kỳ tâm".
Trong kinh Kim Cương đức Phật dạy
chúng ta phải nên "phát triển cái tâm không ở đâu cả". Đây
là nguyên lý quan trọng nhất của sự tu tập. Vì muốn dạy chúng ta từ
khi mới phát tâm tu hành đi thẳng đến địa vị Như lai, phải rời bỏ
nhị nguyên, không nên bám víu vào cái có hoặc cái không, cho
nên mới nói: "chẳng phải tướng, chẳng phải không tướng".
Cho rằng có pháp là rơi vào một bên có, cho rằng không phải pháp
là rơi vào một bên không, có – không gọi là nhị biên, cả
hai phạm trù này đều không nên bám víu, chấp trước. Vậy phải làm thế
nào? Đức Phật dạy chúng ta phải: "Phát khởi cái tâm không ở đâu
cả mà làm bố thí".
"Phát khởi cái tâm không ở đâu
cả" có nghĩa là từ bỏ các khái niệm về có, không bám
víu vào các hình danh sắc tướng, để cho tâm hoàn toàn vắng lặng, một
sợi lông mảy bụi cũng không có. Đó chính là điều mà Lục tổ Hụê Năng
gọi là: "Xưa nay không một vật" (bổn lai vô nhất vật).
"Thực hành bố thí" là
ý nghĩa của sự không bị vướng kẹt vào ý niệm về không. YÙ nghĩa
của cả câu kinh là không bị vướng kẹt, không bám trụ vào ý niệm có
và không. Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của câu kinh này thì mới biết
phương pháp tu tập.
Đức Phật thường dạy: "Hết
thảy chư Thánh hiền đều dùng pháp vô vi mà có sai biệt"(1).
Câu nói này có ý nghĩa rất quan trọng. Từ địa vị Sơ quả của Tiểu
thừa đến địa vị Đẳng giác của Bồ tát Đại thừa, quý Ngài tu tập
cái gì? Tu cái tâm "không ở vào hai bên" mà thôi! Bất kể
quý Ngài dùng phương pháp tu tập gì, thủ đoạn thế nào, cho dù là tám vạn
bốn ngàn pháp môn đi nữa, thì cái nguyên tắc tu tập căn bản đều không
ra ngoài nguyên lý: "không ở vào hai bên". Do đó, chúng ta có
thể nói, người chân chính tu hành, học Phật, không có gì khác hơn là học
tập và huấn luyện cái tâm "không ở vào hai bên".
Bởi vì chấp có cho nên
chúng ta mới không thể nào thoát ra khỏi Dục giới và Sắc giới; vì chấp
không cho nên chúng ta không thể thoát ra khỏi Vô sắc giới. Nói
cách khác, chấp có, chấp không là tạo nghiệp luân hồi. Ở trong cái có,
cái không là ở trong cái tâm luân hồi. Lấy cái tâm luân hồi, tạo
cái nghiệp luân hồi, thì làm sao ra khỏi lục đạo? Thế mới biết, một
câu kinh của Phật có ý nghĩa biết chừng nào! Ngài chỉ dạy cho chúng ta
một câu "đừng ở vào cái có – không", là đã có thể
đưa chúng ta thoát khỏi luân hồi, chứng nhập Vô thượng bồ đề. Đây
gọi là pháp môn bất nhị.
Lặng lẽ phương Tây cõi niết
bàn
Thảnh thơi thả gót rời có -
không
6.
Đức Thế tôn thường dạy các
đệ tử rằng, dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thuận cảnh cũng tốt
mà nghịch cảnh cũng tốt, đều phải tu tập song song giữa Phước và Huệ.
Chúng ta không nên nghĩ rằng mục tiêu tối hậu của sự tu tập là phải
đạt cho được Vô thượng bồ đề hay siêu thoát tam giới. Kỳ thật, cuộc
sống an lạc hạnh phúc chân chính chúng ta có thể đạt được ngay trong
hiện tại. Như vậy nhân với quả mới tương ưng. Cái nhân tốt đẹp thì
đương nhiên kết quả phải tốt đẹp. Phước và Huệ là nguyên tắc tu
hành mà trong kinh Kim Cương gọi là: "phải phát triển cái tâm không
ở vào đâu cả để thực hành bố thí". "Không ở vào đâu
cả" có nghĩa là đối với tất cả các pháp đều không nắm giữ,
chấp thủ. Thấu rõ được bản chất của các pháp, đồng thời buông bỏ
tất cả, để cho tâm trống rỗng, không có vướng bận gì hết, hoàn
toàn thanh tịnh, viên dung, tròn đầy. Đó là ý nghĩa mà đức Phật gọi là
"vô trụ".
"Thực hành bố thí".
Bố thí thì có nhiều nghĩa và nhiều cách. Đạo Phật của chúng ta lấy
pháp giới chúng sanh làm đối tượng, cho nên, chúng ta phải dùng toàn
tâm, toàn lực để chiếu cố đến tất cả mọi loài chúng sanh, giúp đỡ,
phục vụ tất cả chúng sanh như chính bản thân mình. Như vậy mới có thể
gọi là hiểu hai câu kinh mà đức Phật đã dạy. Trong cuộc sống hằng
ngày của chúng ta, mọi cử chỉ hành động đều có thể đạt được toàn
thiện, toàn mỹ. Chẳng hạn, không hưởng thụ cho riêng bản thân mình cũng
là một cách bố thí. Sự bố thí đó được gọi là làm một tấm gương
sáng cho tất cả mọi người noi theo, khiến cho mọi người khi nhìn vào đều
sinh tâm ngưỡng mộ, cung kính. Từ sự ngưỡng mộ, cung kính họ sẽ phát
tâm đi đến với ta, cùng ta tu hành.
Thí dụ, có một gia đình nọ có nếp
sống rất lành mạnh, văn hóa, mẫu mực, cố nhiên là chỉ lo cho gia đình
họ, nhưng như thế cũng đã có thể làm một tấm gương sáng cho hàng xóm
noi theo rồi.
Cho nên, bố thí tuyệt đối không
phải là chỉ đem một ít tiền đến chùa cúng dường là xong, là đủ. Hiểu
nghĩa bố thí như vậy là nông cạn lắm! YÙ nghĩa của sự bố thí rất rộng,
rất sâu. Nhưng có thể nói một cách ngắn gọn, đó là làm một tấm gương
tốt cho tất cả chúng sanh noi theo, là một cách bố thí. Cũng giống như
chư Phật, Bồ tát làm một tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo vậy.
Điều này chúng ta đã nói nhiều lần. Người học Phật cần phải thay đổi
những quan niệm sai lầm. Đem cái tâm niệm của phàm phu đổi thành tâm niệm
của Phật, Bồ tát; đem cách sống của phàm phu biến thành cách sống của
Phật, Bồ tát.
Nói tóm lại, kẻ phàm phu thì khởi
tâm niệm làm bất cứ việc gì cũng không ngoài mục đích có lợi cho
riêng bản thân mình. Còn tâm niệm của chư Phật, Bồ tát làm bất cứ việc
gì cũng muốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nếu như chúng ta muốn
học làm Phật, thì trước hết, phải dẹp bỏ cái tâm tự tư tự lợi
cho riêng mình, ngược lại, phải phát khởi cái tâm làm lợi ích cho tất
cả mọi người, mọi loài chúng sanh trong khắp hư không, pháp giới. Đó mới
gọi là "học Phật", mới gọi là "giác ngộ".
Tại sao người đời không làm được
những việc như vậy? Đức Phật đã hiểu rõ được sự thật chân tướng
của nhân sinh và vũ trụ – vạn sự vạn vật tận cùng hư không, khắp cả
pháp giới, đều do tự tánh biến hiện ra. Cho nên, hết thảy chúng sanh
cùng một thể với bản thân mình, cái đó được gọi là "vô
duyên đại từ, đồng thể đại bi". Do đó, quý Ngài xem người khác
giống như bản thân mình, với mình là một, không có gì khác biệt. Còn
phàm phu không thể làm được là bởi vì họ còn mê muội, không biết
được sự thật của vũ trụ nhân sinh là do tự tánh của mình biến hiện
ra, lại cho rằng ở ngoài bản thân mình thật có sự vật hiện tượng. Vì
vậy mà phát sinh ý niệm thương, ghét, chiếm hữu, tự tư tự lợi cho riêng
bản thân mình, và đánh mất cái tâm rộng lớn vì lợi ích cho người khác,
và không có ý nguyện vì lợi ích cho chúng sanh. Kẻ phàm phu ngu muội,
quên mất tự tánh cho nên bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi; còn chư Phật,
Bồ tát do thấy rõ tự tánh nên chỉ an trú trong nhất chân pháp giới(1).
Ở trong những cảnh giới đó, cảm thọ hạnh phúc, khổ đau hoàn toàn
khác nhau.
Chúng ta thử lấy một ví dụ đơn
giản: Vì chúng sanh mê muội, cho nên phạm vi cuộc sống của chúng rất nhỏ,
chỉ loanh quanh trong sáu nẻo luân hồi; mà ở trong sáu nẻo luân hồi ấy,
sự sống, chết, xả thân, thọ thân phạm vi hoạt động còn nhỏ hơn nữa.
Không phải chỉ chúng sanh ở Trung quốc, mà ở nước Mỹ cũng không ngoại
lệ. Chúng ta thấy rất nhiều người cả một đời của họ không ra khỏi
nơi mảnh đất mình sinh ra. Ở nước Mỹ, một số người thấy người khác
thường đi du lịch nước ngoài họ cũng rất ngưỡng mộ. Đương nhiên,
chúng ta sống trong cuộc đời này cũng có rất nhiều tiền tài, cũng có
người rất giàu sang phú quý, cũng có tự do rất lớn, nhưng mà, không
gian hoạt động của chúng ta, nói cho cùng, vẫn còn bị giới trong quả địa
cầu này. Chúng ta không có cách gì để có thể thoát khỏi trái đất này
để tiến thẳng vào hư không bao la, dù cho khoa tiến bộ đến mấy, cũng
không thể đưa loài người thoát khỏi hành tinh này. Do đó có thể biết
được rằng, chúng sanh mê muội là phải chịu rất nhiều đau khổ. Còn bậc
thánh đã giác ngộ, giống như chư Phật, Bồ tát thì quý Ngài đi lại rất
tự do, phạm vi hoạt động của quý Ngài nói nhỏ thì ba ngàn Đại thiên
thế giới, nói rộng thì tận cùng khắp hư không pháp giới, không nơi nào
là không đến được.
Như chúng ta đã biết, trong kinh Vô
lượng thọ có nói, chúng sanh ở thế giới Tây phương cực lạc có không
gian hoạt động giống như chư Phật, không hề khác biệt. Tận cùng khắp
hư không pháp giới, tất cả các quốc độ của chư Phật, hễ họ muốn
đi là đi, muốn về là về, trong tích tắc.
Chúng ta có nói đến khổ và vui,
ở đây không cần phải dùng ví dụ khác, chỉ cần nhìn từ khía cạnh
này, chúng ta cũng hiểu được một hai phần.
Như vậy, học Phật là để làm
gì? Nói một cách tổng quát, là để phát triển cái không gian, phạm vi cuộc
sống của chúng ta, và ở trong không gian đó chúng ta có tự do tự tại,
đồng thời tuổi thọ của chúng ta cũng rất dài.
Mạng sống của chúng sanh trong lục
đạo rất ngắn ngủi, không thể so sánh được với chúng sanh ở bên thế
giới Tây phương cực lạc – tuổi thọ của mọi người đều vô lư?ng,
vô biên. Đạo lý này phải thấu hiểu, sự thật này phải thấy rõ, thì
chúng ta mới có thể giải đáp đúng đắn câu hỏi học Phật để làm
gì? Vì sao phải thành Phật? Thành Bồ tát? Công đức và lợi ích thù thắng
nhất của sự tu học chính là làm sáng tỏ được sự thật chân tướng
này!
7.
Ngạn ngữ có câu: "gia
hoà vạn sự hưng", nghĩa là gia đình trên dưới hòa thuận thì mọi
việc đều phát triển tốt đẹp. Luận ngữ cũng có câu: "Lễ chi dụng,
hòa vi quý", nghĩa là tác dụng của Lễ, quý nhất ở chữ hoà. Con
người sống ở đời không thể tách rời khỏi xã hội, không thể tách rời
khỏi tập thể, quần chúng để tự sinh tồn. Hay nói cách khác, tính tất
yếu của con người là sống với và sống cùng mà không thể sống đơn lẽ,
tồn tại độc lập với mọi cá thể khác. Sống trong xã hội, trong cộng
đồng, trong tập thể, thì hoà hợp là điều quan trọng nhất. Cho nên, đức
Thế tôn cùng với các đệ tử của Ngài đã phải chế định giới luật
cho Tăng đoàn, cũng gọi là công ước của Tăng đoàn. Công ước đó
không ngoài "sáu pháp hòa kính". Đây là điều mọi người
ai nấy đều phải tuân thủ.
Cùng xuất gia tu học, bốn người
sống chung với nhau, gọi là một chúng (hay một đoàn thể). Nếu như bốn
người này đều có thể thiết lập cuộc sống bằng nguyên tắc tuân thủ
sáu pháp hòa kính, thì đoàn thể này được gọi là Tăng đoàn. Vì
vậy, một Tăng đoàn tối thiểu phải có bốn người, nhiều hơn nữa thì
bao nhiêu cũng được. Chúng ta thấy trong Kinh Luận luôn luôn ghi nhận thuở
đức Thế tôn còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài có đến 1250 vị tỳ
kheo. Đó là một Tăng đoàn rất lớn. Nhưng bất luận Tăng đoàn lớn hay
nhỏ, tất cả đều phải tuân thủ sáu nguyên tắc sống chung, đó sáu
pháp hòa kính.
Điều hòa kính thứ nhất là Kiến
hòa đồng giải, tức là cùng chia sẻ những hiểu biết cho nhau, đóng
góp ý kiến xây dựng đoàn thể trên tinh thần hòa hợp mà xã hội ngày
nay người ta gọi là kiến lập công thức. Đây là cơ sở để một
đoàn thể hòa hợp. Mục đích tu học của đoàn thể Phật giáo là đạt
được minh tâm kiến tánh, lấy đó làm mục tiêu hàng đầu trong cuộc
sống. Mọi người ai nấy đều tìm cầu giác ngộ, mong muốn được minh
tâm kiến tánh, cho nên sự hiểu biết, kiến giải của họ sẽ tương
đồng. Ví dụ, tu tập theo pháp môn Tịnh độ, thì ai nấy đều mong muốn
được vãng sinh về thế giới Tây phương cực lạc, được gần gũi đức
Phật A Di Đà, được chứng Vô sinh pháp nhẫn.
? ngoài xã hội, một công ty kinh
doanh, từ ông giám đốc đến các nhân viên, mọi người ai nấy đều mong
ước tìm kiếm lợi nhuận cho công ty mình. Làm thế nào để nắm lấy cơ
hội làm ăn tốt, làm thế nào để phát triển công ty, làm thế nào để
có lợi nhuận, đó là một bài toán, đòi hỏi phải có công thức để giải
quyết. Công thức duy nhất đưa đến thành công đó là sự đoàn kết. Tục
ngữ có câu: "Ba người một lòng, sức mạnh phá thép". Đó
là nói về sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là thành công. Ngoài
đời cũng vậy mà trong đạo cũng vậy.
Điều hòa kính thứ hai là
"Giới hòa đồng tu". Giới luật chính là những điều mà ngày
nay người ta gọi là luật pháp, hiến chương, qui chế. Đức Phật vì
chúng ta mà chế định giới luật, chúng ta phải tuân thủ. Cuộc cống của
chúng ta không thể tách rời khỏi xã hội, cho nên pháp luật của thế
gian chúng ta cũng phải tuân thủ. Trong đó bao gồm cả những phong tục, tập
quán, quan niệm đạo đức của xã hội, tất cả đều phải tuân thủ, như
vậy mới có thể tạo nên một xã hội hoà bình, hạnh phúc và giàu mạnh
được.
Giống như trong một công ty, họ
có chương trình, kế hoạch, quy tắc… và từ giám đốc đến nhân viên,
ai cũng phải tuân thủ theo chương trình và kế hoạch đó.
Điều hòa kính thứ ba là:
"thân hòa đồng trụ", điều hòa kính thứ tư là: "khẩu
hòa vô tranh". Hai điều hòa kính này đều là sự biểu hiện cụ
thể của "giới hòa đồng tu". Mọi người ai nấy điều cùng
làm việc, cùng tu tập, không có ý kiến bất đồng, thì không có gì để
tranh chấp.
Điều hòa kính thứ năm là
"ý hòa đồng duyệt", có nghĩa là cuộc sống của mỗi người
đều tràn đầy niềm vui trong pháp. Bất kể là đời sống riêng tư hay sống
chung với đoàn thể đều có thể sống một cách hoan hỷ, vui vẻ. Tâm
hoan hỷ là suối nguồn của đời sống an lạc và hạnh phúc. Đó là điều
mà tất cả chúng ta đều có thể đạt được trong hiện tại.
Điều hòa kính thứ sáu là: "lợi
hòa đồng quân". Lợi có nghĩa là lợi dưỡng, tức là những vật
chất trong cuộc sống, mọi người đều được hưởng thụ bình đẳng.
Trong Tăng đoàn, không kể là thầy, là trò hoặc là trụ trì, phương trượng,
hòa thượng, tất cả đều là chúng thanh tịnh trong một chùa, thì mọi vật
chất như y áo, cơm nước, thuốc men… đều phải được phân chia đồng
đều như nhau. Giống như trong một công ty, lợi nhuận có được là do mồ
hôi nước mắt của mọi nhân viên, cho nên tất cả đều được trả
lương hợp lý. Đương nhiên, tính chất công tác không giống nhau, chức vụ
không giống nhau, thì lương bổng bất đồng, nhưng không giống như trong
Tăng đoàn, Tăng đoàn là hoàn toàn bình đẳng, tuyệt đối bình đẳng. Luật
pháp ở thế gian là phân công lao động và trả lương theo công việc, gọi
là quân bình xã hội.
Một đạo tràng tuân thủ "sáu
pháp hòa kính", thì đạo tràng đó được gọi là Tăng đoàn như
pháp, tức là được chư Phật hộ niệm, được Long thần hộ pháp ủng hộ.
? ngoài đời, nếu một gia đình
có thể tổ chức cuộc sống theo lời đức Phật dạy, tuân thủ "sáu
pháp hòa kính", thì gia đình đó được gọi là "gia đình
hòa hợp". Trong một công ty, từ giám đốc đến nhân viên, ai nấy
đều tuân thủ theo "sáu pháp hòa kính", thì công ty đó được
gọi là "một đoàn thể hòa hợp". Bất cứ một tổ chức
nào sống theo nguyên tắc "sáu pháp hòa kính" nhất định đều
được chư Phật, Bồ Tát, Thiện thần gia hộ, nhất định đều được
thành công. Tất cả chúng ta phải ghi nhớ và nhận thức rõ điều này để
nổ lực thực hiện.
Nếu như những kiến giải, những
hiểu biết của chúng ta về giáo pháp của đức Phật mà khác biệt với
đại chúng, thì gọi là "kiến giải bất hòa". Nếu "kiến
giải bất hòa" thì phải nhanh chóng cầu xin chúng Tăng chỉ dạy để
lấy lại chánh kiến, còn bằng không phải lập tức rút lui ra khỏi Tăng
đoàn, nếu không sẽ phương hại đến Tăng đoàn. Đó là quyết định chính
đáng. Vì sao? Bởi vì nếu gây ảnh hưởng xấu đến Tăng đoàn thì không
những chỉ bản thân mình không được lợi ích mà còn mang tội "phá
hòa hợp Tăng".
Tội "phá hòa hợp Tăng"
rất nặng. Đức Phật nói đó là cái tội phá hoại đạo tâm của đại
chúng, và phá luôn cả con đường tu tập chứng quả của đại chúng. Ở
ngoài đời, trong một công ty, thì gọi là phá hoại hạnh phúc và lợi nhuận
của công nhân. Tạo cái nghiệp như vậy, quả báo như thế nào có thể đã
biết được. Làm trở ngại lợi ích của người khác thì quả báo chính
là bản thân mình cũng không có lợi ích; phá vở hạnh phúc của người
khác thì quả báo chính là bản thân mình cũng không có hạnh phúc. Nhân quả
báo ứng một đường tơ kẻ tóc cũng không sai. Đó là chân lý, từ xưa
đến nay không hề thay đổi. Điều đó không thể không biết!
8.
Trong kinh đức Phật thường dạy:
tài trí, công danh, giàu sang, phú quý là quả, mà tu tập bố thí tài vật
là nhân; thông minh, trí tụê là quả, tu tập bố thí pháp là nhân; cơ thể
khỏe mạnh, tuổi thọ lâu dài là quả, tu hạnh bố thí sự không sợ hãi
(vô úy thí) là nhân.
Ở đời, không ai là không hy vọng
mình được giàu sang phú quý, có địa vị quyền chức, được thông minh,
trí tụê và có sức khỏe, sống lâu. Ai cũng mong muốn như vậy, thế
nhưng họ chẳng biết tu nhân. Không có nhân thì làm sao có quả? Cho nên,
chúng ta muốn có được quả báo như ý thì nhất định phải biết tu nhân.
Cái nhân tốt thì nhất định có quả báo tốt, mà cái nhân xấu thì nhất
định có quả báo xấu. Đó là đạo lý, là chân lý, là sự thật không
thay đổi. Các bạn chắc đã đọc qua cuốn "Liễu phàm tứ huấn",
do đó nhất định đã hiểu rõ vấn đề này. Và vì vậy, các bạn cũng
biết được phải tu tập cái nhân như thế nào để được quả báo tốt
đẹp.
Chúng ta thấy, hiện nay ở ngoài
xã hội có không ít người giàu sang phú quý. Quan sát kỹ, chúng ta thấy họ
cũng không có chỗ nào hơn người ta, họ cũng giống như những người bình
thường khác. Thế tại sao ở trong xã hội họ lại có địa vị, được
mọi người tôn trọng? Tại sao họ lại được giàu sang phú quý? Người
đời nhìn thấy hiện tượng như vậy thì cảm thấy rất bất bình. Cho rằng
ông trời không công bằng. Tại sao ta cũng có trí tụê, có năng lực hơn
hẳn họ mà ta lại không có địa vị, không có quyền chức, không được
giàu sang, ngược lại hằng ngày phải gánh chịu cuộc sống nghèo nàn, cực
khổ? Vì chúng ta chỉ nhìn thấy những hiện tượng trước mắt, không
nhìn thấy được nhân duyên trong quá khứ và tương lai, cho nên mới nảy
sinh những ý tưởng bất bình như vậy.
Nếu như con người có thể thấy
biết được quá khứ, hiện tại và tương lai, thì tâm của họ nhất định
rất bình tĩnh. Vì sao? Vì họ hiểu được rằng, quả báo được giàu
sang phú quý trong đời này là do trong đời trước người ta đã tu cái
nhân thiện; còn tuy rằng đời nay có trí tụê, có năng lực mà vẫn chịu
nghèo khổ, bần cùng là do trong quá khứ không gieo trồng phước thiện.
Cho nên, tu nhân gì thì được quả nấy, đó chính là cái điều mà ông
bà mình hay nói ‘trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu’,
định luật nhân quả báo ứng ấy không hề thay đổi.
Có người hỏi rằng: đời trước
tôi không tu tập hạnh bố thí tài vật, trong đời này không thể giàu
sang phú quý, vật chất đầy đủ hay sao? Xin trả lời: nhất định là như
vậy. Biết được đạo lý này thì ngay bây giờ phải bắt đầu nổ lực
tu học đúng như pháp, vài năm sau, nhất định sẽ thấy quả báo hiện tiền.
Những sự việc ghi lại trong sách "Liễu phàm tứ huấn" là
một bằng chứng.
Sự thật trong cuộc đời này có rất
nhiều người tu hành và đạt được quả báo giống như tiên sinh Liễu
phàm. Chỉ là cư sĩ Liễu phàm đem sự việc tu hành của bản thân mình
ghi lại thành sách; còn những người khác, họ cũng tu tập và đạt được
kết quả như tiên sinh Liễu phàm, thậm chí còn đạt được quả báo thù
thắng vi diệu hơn nữa, nhưng những người này không viết lại thành
sách mà thôi. Nếu như chúng ta quan sát kỹ, thì từ xưa đến nay, trong nước
cũng như nước ngoài, đâu đâu cũng có sự thật quả báo nhãn tiền. Đủ
biết đó là sự thật, không phải điều hư vọng. Cho nên, chúng ta bất tất
phải ngưỡng mộ những người giàu sang phú quý, mà quan trọng hơn hết là
phải nhận thức vấn đề nhân quả ấy để nổ lực tu hành.
Nếu như không biết nỗ lực bỏ
ác làm lành, thì dù có giàu sang phú quý cách mấy cũng khó mà duy trì được
lâu dài. Từ xưa đến nay, những gia đình phú quý khó có ai giàu được cả
ba đời, thậm chí trong một đời cũng khó mà duy trì. Cho nên ông bà mình
mới nói "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Những
việc như vậy chúng ta thấy trong xã hội hiện tại rất nhiều. Có người
làm ăn phát đạt, tiền tài bạc tỷ, địa vị cao sang, nhưng không được
mấy năm, tất cả đều tiêu tan hết; họ vi phạm pháp luật và bị truy tố.
Vấn đề nhân quả trong đó rất phức tạp. Được làm ăn phát đạt một
thời gian như vậy là do trong quá khứ họ đã gieo trồng cái nhân thiện.
Nhưng họ không thể duy trì được là bởi vì mê muội, vô tri, ngang tàng
làm điều tội lỗi, cho nên mới tán gia bại sản chỉ trong chớp mắt. Đó
là điều thật đáng tiếc. Những sự việc như vậy diễn ra trước mắt
là một bài học cho tất cả chúng ta.
Thấy những người thành công,
chúng ta cần phải học tập; thấy người thất bại, chúng ta phải tỉnh
ngộ, quyết không đi theo con đường sai lầm của họ. Đó mới là người
thật sự thông minh, biết bỏ ác làm lành, tích lũy công đức, sáng tạo
một ngày mai tươi sáng. Cần phải có con mắt tinh tế, biết nhìn xa trông
rộng mới có thể tiếp nhận được lời dạy dỗ của đức Thế tôn: "Tu
phước nhưng không nhận phước đức", điều đó cũng có nghĩa là
chúng ta tận tâm tận lực tu phước nhưng không hưởng thụ phước, đó mới
là phước báo vô lượng!
Vì sao tu phước mà không hưởng
phước mới là phước lớn? Trong nhà Phật thường nói: "Nguyện
đem công đức này, trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh". Có nghĩa là lấy
cái công đức tu tập đó cầu nguyện được sanh sang cõi Tịnh, thì chắc
chắn được sanh trong thượng phẩm, mau sớm thành Phật, điều đó không
phải là phước đức không thể nghĩ bàn sao? Nếu như chỉ lo hưởng phước,
thì không dễ gì thoát khỏi ba cõi. Hưởng phước mà biết tu tạo thêm phước,
thì tương lai có thể được hưởng phước báo sanh lên cõi trời hoặc
cõi người; còn nếu hưởng phước mà không lo tu tạo thêm phước, thì
ngay trong đời này tuổi thọ ngắn ngủi, và đời sau thì không được làm
người. Vì vậy mà trong kinh đức Phật thường nói "Thật đáng thương
thay". Chúng ta phải biết tỉnh ngộ, phải nhận thức đúng đắn và
học tập theo những lời Phật dạy để bản thân, gia đình và sự nghiệp,
tất cả đều được tốt đẹp, như ý. Phật pháp có thể giúp chúng ta
làm được như vậy. Điều đó đuợc gọi là "Phật ở khắp nơi,
có cầu sẽ ứng".
9.
Chữ Phật có nghĩa là giác ngộ.
Học Phật có nghĩa là học làm người giác ngộ, tức là "phá mê
khai ngộ". Tâm giác ngộ là tâm Bồ Tát, ngược lại, cái tâm mê
hoặc điên đảo là cái tâm sinh tử luân hồi. Dùng cái tâm sinh tử luân
hồi mà tu tất cả các pháp thiện thì cũng vô ích, cũng không thể thoát
khỏi luân hồi. Tuy nhiên vẫn có được phước báo. Phước báo đó, theo
như trong kinh nói, sẽ được sinh vào một trong sáu nẻo luân hồi nằm
trong ba cõi, mà phước báo cao nhất là được sinh vào cõi Đại phạm thiên.
Vua của cõi trời Đại phạm thiên vẫn là phàm phu, cũng không có cách gì
để có thể thoát khỏi sự trôi lăn trong sáu nẻo. Hưởng hết phước báo
rồi lại bị đọa lạc, luân hồi. Cho nên, làm Thượng đế cũng không phải
là cứu cánh.
Học Phật cần phải có một cái
tâm giác ngộ. Tâm giác là tâm thanh tịnh. Cho nên, người học Phật phải
luôn luôn giữ cho cái tâm của mình được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh
chính là tâm giác ngộ, trong tâm không có nghi hoặc, không có vọng tưởng,
phân biệt, chấp trước, luôn luôn sống với cái tâm thanh tịnh, bình đẳng.
Trong cuộc sống hằng ngày, bất kể chúng ta làm việc gì, ở đâu, tiếp
xúc với ai, đều phải giữ cái tâm không nghi hoặc, không vọng tưởng,
phân biệt, chấp trước, sống với cái tâm thanh tịnh. Giữ đư?c cái tâm
thanh tịnh như thế thì đó chính là "lục độ vạn hạnh" của
Bồ Tát tu tập. Điều đó cho thấy Bồ Tát tu tập không tách rời cuộc sống,
từ trong cuộc sống này mà tu tập thành tựu hạnh nguyện Bồ Tát một
cách viên mãn. Không cần phải thay đổi cách sống và môi trường làm việc,
đó mới là tinh thần của Phật giáo Đại thừa.
Trong kinh luận Đại thừa thường
nói "lý sự vô ngại, sự sự vô ngại", chúng ta phải lãnh
hội cho được ý nghĩa của câu kinh này. Hoàn cảnh xã hội, môi trường
làm việc, tính chất công việc, phương pháp làm việc của mỗi người có
thể khác nhau, nhưng tất cả đều có thể thực hành tu tập hạnh nguyện
của Bồ Tát và thành tựu đạo hạnh như các bậc Bồ Tát. Thực hành
được như vậy chính là thể hiện tinh thần "lý sự vô ngại, sự
sự vô ngại".
Tâm của Bồ Tát là chân thành,
thanh tịnh, từ bi; hạnh của Bồ Tát là lìa tất cả các tướng, tu tất
cả các điều thiện. Tu tập được như vậy thì có được an lạc, hạnh
phúc mỹ mãn ngay trong hiện tại. Chỗ khác biệt giữa phàm phu với Bồ
Tát là: phàm phu thì chỉ biết lo cho bản thân mình, còn Bồ Tát thì trong
mỗi ý niệm đều nghĩ đến cứu độ chúng sanh, vì tất cả chúng sanh
mà phục vụ. Dù làm tất cả những việc ấy, trong tâm của Bồ Tát vẫn
không phân biệt, chấp trước, cho nên "làm mà coi như không làm,
không làm mà làm tất cả". Điều đó có nghĩa là tuy làm mọi
công việc, nhưng trong tâm thì coi như không làm việc gì hết. Vì vậy mà
tâm của các ngài luôn luôn thanh tịnh, trong sáng. Đó là chỗ khác biệt
giữa phàm phu và Bồ Tát.
Kẻ phàm phu thì làm việc gì cũng
đắn đo, phân biệt, chấp trước, có tu có được. Trong tâm chỉ có một
ý niệm mê mờ, luyến ái, chấp thủ. Vì không thể nào thoát khỏi ý niệm
vô minh, luyến ái, chấp thủ cho nên mãi mãi bị trôi lăn trong sinh tử luân
hồi, không bao giờ thoát khỏi tam giới, không bao giờ tu hành được chứng
quả. Đừng nói đến là quả vị của Bồ Tát Đại thừa, mà ngay cả quả
vị đầu tiên (sơ quả) của Tiểu thừa cũng không đạt được, niệm Phật
cũng không thể vãng sinh. Điều kiện cần và đủ để người niệm Phật
có thể vãng sinh là thân tâm phải thanh tịnh. Trong tâm nếu còn một chút
tham đắm, luyến ái đối với hoàn cảnh thế giới, với tất cả mọi việc
trong sáu nẻo không thể nào buông bỏ được thì không bao giờ được vãng
sinh. Điều này những người mong muốn cầu vãng sinh không thể không biết.
Cho đến những vấn đề như cuộc sống trong tam giới, trong lục đạo so
với cuộc sống siêu thoát ngoài tam giới, ngoài lục đạo khác nhau như thế
nào, chúng ta đều phải biết một cách thấu đáo, rồi sau mới làm phát
khởi cái tâm từ bỏ luân hồi, cầu thành Phật đạo.
Con người nếu không thoát khỏi
được tam giới thì phạm vi cuộc sống của họ chỉ luẩn quẩn trong sáu
nẻo luân hồi, không gian cuộc sống rất nhỏ bé, và đương nhiên cuộc sống
cũng rất khổ đau. Thí dụ, cuộc sống của trời Phạm thiên vương, mặc
dù phạm vi sinh hoạt của ông ta là bao quát cả lục đạo, nhưng nói cho
cùng thì cũng chỉ trong ba cõi mà thôi, không thoát ra ngoài sáu nẻo luân hồi
được. Ngày nay chúng ta được làm thân người, sống trong lục đạo
cũng rất đáng thương! Phạm vi cuộc sống của chúng ta không ra khỏi quả
địa cầu này. Nếu như sinh vào đường súc sinh, thí dụ làm một con chó
người ta nuôi trong nhà chẳng hạn, thì phạm vi sinh hoạt của nó không ra
khỏi ngôi nhà của chủ. Chúng ta phải hiểu điều này, trong lục đạo,
địa vị và phạm vi sinh hoạt của chúng ta rất nhỏ bé, rất đáng thương!
Đó là nguyên do vì sao đức Phật dạy chúng ta phải cố gắng tu tập
thành Phật, thành Bồ Tát. Mục đích là muốn chúng ta có một không gian
cuộc sống bao la không giới hạn.
Trong đời này, chúng ta chỉ có một
điều duy nhất để nắm giữ, một việc lớn nhất để làm, đó là cầu
nguyện được vãng sinh sang thế giới Tây phương cực lạc. Sau khi sinh
sang thế giới Tây phương cực lạc, phạm vi không gian cuộc sống của
chúng ta, giống như trong kinh "Vô lượng thọ" đã nói, là tận
cùng hư không, biến khắp pháp giới, giống như thế giới của các chư Phật.
Trong mười phương quốc độ của chư Phật, nghĩ đi liền đi, nghĩ về liền
về, rất tự do tự tại! Còn trong sáu đường luân hồi thì rốt cuộc
không thể thoát khỏi quả báo sinh tử ‘xả thân thọ thân’, nghĩ
đến thật nói không hết khổ!
Được sinh sang thế giới Tây phương
cực lạc thì tuổi thọ vô lượng vô biên, mãi mãi không bị sinh tử
luân hồi. Tướng mạo thân thể thì tùy theo ý niệm của tất cả chúng
sanh mà biến hóa ra, giống như trong kinh "Phổ môn" đã nói: "Chúng
sinh muốn được độ bằng hình thức thân thể như thế nào, liền hiện
ra thân như thế ấy để độ". Tôn Ngộ Không có 72 phép biến
hóa, người đời ai nấy đều ngưỡng mộ, trong khi đó thần thông biến
hóa của chư Phật, Bồ Tát thì vô lượng vô biên, không giới hạn, không
phải tư duy, tưởng tượng của con người có thể hiểu hết được, lại
còn có quả báo rất thù thắng và cuộc sống hạnh phúc rất mỹ mãn, tại
sao chúng ta lại không muốn? Nếu như thật sự muốn vãng sinh sang thế giới
ấy thì nhất định phải đem cái tâm niệm tham luyến thế giới này
buông bỏ hết, lấy cái tâm thanh tịnh chân thành niệm Phật. Trong một
đời này nhất định thành tựu, tuyệt đối không quá.
10.
Người niệm Phật vì sao
không được vãng sinh? Đây là vấn đề rất quan trọng. Người xưa nói,
niệm Phật là pháp môn mà vạn người tu thì vạn người được vãng
sinh. Nhưng vì sao ngày nay chúng ta thấy cả vạn người tu niệm Phật mà
khó có được một hai người vãng sinh, nguyên do vì sao?. Có phải là người
xưa nhìn sai, nói sai? Kỳ thật thì chư vị cổ đức không nói sai, cũng không
nhìn sai. Người niệm phật cầu vãng sinh mà không được vãng sinh Tịnh
độ, nguyên do ở tại bản thân mình. Nói một cách cụ thể thì nguyên do
đó không ngoài hai điều sau:
Một là do trình độ nhận
thức về tông Tịnh độ, về phương pháp niệm Phật và về cảnh giới
Tây phương không được rõ ràng, chính xác. Thêm nữa là quá trình tu tập
hành trì còn có tâm nghi ngờ, còn tạp niêm, còn gián đoạn, công phu tu tập
chưa thuần nhất, chưa nổ lực tinh tấn.
Hai là, mặc dù đối với
pháp môn Tịnh độ đã có nhận thức, đã có phương pháp và cũng hiểu
biết về cảnh giới Tây phương rõ ràng, nhưng không thể buông bỏ một
cách dứt khác các duyên nợ của cuộc đời, vẫn còn có tâm tham luyến
thế gian, cho nên đến giờ phút lâm chung sinh lòng luyến tiếc, làm trở
ngại việc vãng sinh. Đây là điều rất đáng tiếc!
Có một cuốn sách đang lưu hành
trong thế gian, mà bản cũ có tên gọi là: "Chuẩn bị cho cái chết",
sau này người ta viết lại cuốn này bằng văn bạch thoại với tên gọi
mới là: "Những điều cần biết trước khi chết"(1),
mọi người đều có thể tìm đọc. Cuốn sách này rất quan trọng, nó chỉ
dạy cho người niệm Phật biết, trước lúc lâm chung, tất cả những người
thân trong gia đình điều tốt nhất cần phải làm là tránh gây sự xúc động
tình cảm, vì như vậy có thể làm cho người chết mất cơ hội vãng sinh,
rất đáng tiếc!
Đó là chưa kể đến những chư?ng
duyên khác. Chẳng hạn, không cần phải nói đời trước, ngay đời này,
chúng ta cùng với chúng sanh đã gây cho nhau biết bao ân oán. Những ân oán
oan trái này nó tiềm ẩn bên trong tâm thức, luôn luôn thúc đẩy sự báo
thù, cho nên nơi nào cũng có ma chướng. Công phu tu tập của bản thân
mình nếu không đủ định lực, không đủ niệm và định, thì lúc lâm
chung những ân oán, những oan trái, hiềm hận ở trong tâm trở thành ma lực
làm chướng ngại sự vãng sinh của ta.
Vì vậy, lúc bình thường chúng ta
phải nổ lực tu tập, đến lúc lâm chung mới vượt qua được chướng ngại,
đạt được mục đích vãng sinh Tịnh độ, tức cũng được gọi là giác
ngộ. Cần phải nhận thức được thế giới Ta bà và sáu nẻo luân hồi
là khổ đau, cho nên đặt quyết tâm không ở lại trong đó, quyết tâm giải
thoát. Ph?i nhận thức việc niệm Phật cầu vãng sinh sang thế giới Tây phương
cực lạc là quan trọng nhất, là phương pháp đạt được hạnh phúc tuyệt
đối, là con đường đưa chúng ta thoát khỏi sinh tử luân hồi trong ba
cõi, vĩnh viễn xa lìa khổ đau, thành tựu quả vị Phật. Phải tin rằng
trong một đời này nhất định chúng ta sẽ được chứng đắc. Phải đem
cái tâm tham đắm thế giới buông bỏ và làm cho cái tâm thanh tịnh của
mình hiển lộ, trong tâm thanh tịnh không có bóng dáng của sự ô nhiễm.
Cái mà người đời ai cũng tham luyến
là của cải vật chất, tiền bạc, công danh, giàu sang, địa vị, quyền lực;
và ai cũng có tinh thần hưởng thụ; cho đến những tình cảm trong gia đình,
tất cả đều là những ma chướng. Những thứ này không thể không từ bỏ,
không thể không buông xả. Làm được như vậy thì cái mục đích mong muốn
được vãng sinh Tịnh độ của chúng ta mới không bị trở ngại.
Trong cuốn "Niệm Phật luận",
phần cuối, pháp sư Đàm Hư có ghi lại rất nhiều trường hợp người niệm
Phật được vãng sanh do chính mắt Ngài chứng kiến, chỉ kể ra những trường
hợp đặc biệt, còn kèm theo lời khai thị của lão pháp sư trong Phật thất.
Trong đó có hai vị đệ tử của pháp sư Đế Nhàn, một vị tham thiền, một
vị niệm Phật; còn có lão pháp sư trú trì chùa Đầu Đà, trong chùa này
còn có sự tích của một đôi gà trống niệm Phật được vãng sanh. Đó
là những trường hợp vãng sanh thời cận đại, được tập hợp lại in
chung trong một cuốn sách nhỏ để phổ biến xa gần.
Chúng ta quan sát kỹ càng những vị
thiện tri thức này, vì sao họ được vãng sanh một cách tự tại an nhàn
như vậy? Chẳng có gì khác, vì họ đã buông bỏ được tất cả mọi duyên
ràng buộc của cuộc đời. Cho nên, không những họ biết trước được
giờ chết, mà thân còn không mang bệnh tật, có người đứng mà vãng
sanh, có người ngồi mà vãng sanh. Đó thật sự là đại sự nhân duyên
hy hữu, khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay. Điều này thì Đại Phạm
Thiên, vua của ba cõi, tuyệt đối không thể so sánh được. Chúng ta phải
nhận thức rõ điều này để phát tâm chân thật, lấy những bậc thiện
tri thức ấy làm gương, nổ lực tu tập như họ. Họ có thể tu tập
thành tựu, vì sao chúng ta không thể làm được? Nhất định phải tìm cho
ra nguyên nhân nào đã khiến cho bản thân mình tu tập không thành tựu để
kịp thời sửa đổi. Đồng thời phải học hỏi, xem xét nguyên nhân nào
đã khiến người ta tu tập thành công. Chúng ta phải học tập, nghiên cứu
cho tường tận. Như vậy mới hy vọng trong một kiếp này quyết định vãng
sanh Tịnh độ. Thực hiện được lý tưởng này, trong Phật pháp gọi là
thành tựu viên mãn "đại sự nhân duyên".
Bản thân mình tu tập thành tựu
thì sẽ cảm hoá được chúng sanh, bản thân mình thực hành thì người khác
sẽ noi theo. Cho nên, thân giáo là hiện thân thuyết pháp, so với dạy bằng
lời thì có hiệu quả hơn nhiều, có thể khiến kẻ thấy người nghe đều
khởi tâm giác ngộ, phát đại nguyện cầu sanh Tịnh độ. Công đức này
thật là vô lượng vô biên, phước huệ tự nhiên đều nằm trong đó.
11.
Gần đây người ta thường nêu
lên một vấn đề có tính chất cộng đồng, đó là làm thế nào để tránh
khỏi những hiểm họa có thể xảy ra trong xã hội hội hiện đại này?
Đây là vấn đề mà tất cả chúng ta đều cảm thấy bức xúc và cần phải
tìm ra biện pháp giải quyết. Chúng ta là những người học Phật, đối với
Phật pháp, ít nhiều đều có nhận thức, đều có niềm tin sâu sắc vào luật
nhân quả. Thật ra, trong đạo hay ngoài đời đều không thoát ra ngoài
định luật nhân qu?. Tục ngữ có câu: "bát nước nắm cơm đều do
tiền định". Trong cuộc đời của chúng ta gặp không biết bao
nhiêu tai ương, hoạn nạn, tất cả đều có nguyên do của nó.
Bản thân tôi lúc mới học Phật,
lão cư sĩ Chu Cảnh Trụ có kể cho tôi nghe một câu chuyện. Ông nói, vào
năm Dân quốc thứ 21, khoảng ba tháng trước "Sự cố mồng 08 tháng
12"(1), bấy giờ ông hãy còn rất trẻ và làm giám đốc của
một ngân hàng ở Tô châu. Những lúc rảnh rỗi, ông cùng một số bạn
bè ngồi lại chuyện trò cho vui. Trong đó có hai người Trung Quốc nói rằng
họ phải "tẩu âm sai", tức là đi làm người thông linh, bấy
giờ trời đã tối, họ phải đến chỗ Thành hoàng âm phủ để làm việc.
Mấy người bạn này có một điều nghi ngờ, nói rằng gần đây Thành
hoàng ở Thượng Hải có đưa một cuốn danh bạ sanh tử, họ đang làm việc
ở đó. Họ đọc danh bạ sanh tử nhưng chẳng hiểu gì cả, cảm thấy rất
mơ hồ. Trong cuốn danh bạ ấy ghi tên người nào cũng có đến năm sáu chữ.
Tên họ của người Trung Quốc dù cho là họ kép (phức tánh) cũng chỉ có
bốn chữ, không có người nào có tên năm sáu chữ. Thế mà cuốn danh bạ
ấy đại đa số là người có tên năm sáu chữ, khiến cho mọi người chẳng
ai hiểu gì cả. Chu cư sĩ và mấy người bạn nghe nói cũng chẳng hiểu
nguyên do vì sao. Qua ba tháng sau, ngày 8 tháng 12, người Nhật Bản phát động
chiến tranh ở Thượng Hải. Trong cuộc chiến tranh này cả hai phía đều bị
tổn thương rất nhiều. Bấy giờ mọi người mới hiểu ra, tên tuổi
trong cuốn danh bạ sanh tử ấy là của người Nhật Bản đã bị tử vong
trong cuộc chiến ở Thượng Hải.
Bấy giờ, ở dương gian, Tô Châu
là một huyện, Thượng Hải là một thành phố đặc biệt. Nhưng ở âm phủ,
Tô Châu là một tỉnh, thành hoàng là một chức vụ tương đương chủ tịch
tỉnh (tỉnh trưởng) ở dương gian; còn Thượng Hải chỉ là một huyện
mà thôi. Cho nên, ở Thượng Hải xảy ra việc gì đều phải báo cáo cho
thành hoàng Tô Châu.
Kể xong câu chuyện, cư sĩ Chu nói
với chúng tôi rằng, con người sống ở thế gian, trong một đời người,
dù có gặp hoạn nạn gì, đều diễn ra theo định luật nhân quả hết.
Nói một khác, những người chết trong cuộc chiến tranh ấy chắc chắn
cũng tuân theo định luật nhân quả. Các bạn thử nhìn xem, khi cuộc chiến
tranh chưa bùng nổ, thì trước đó ba tháng, một danh sách những người tử
trận đã được gởi đến cho thành hoàng âm phủ Tô Châu. Đây là một
câu chuyện có thật, chẳng phải bịa đặt ra để mê hoặc lòng người.
Do đó, trong cuộc đời chúng ta, dù gặp bất cứ chuyện gì, lành hay dữ,
đều do nhân duyên chúng ta đã gieo trồng.
Nhưng nếu nói vậy, chúng ta có thể
thay đổi vận mạng cuộc đời mình hay không? Xin thưa rằng, chắc chắn
thay đổi được. Vì sao? Bởi vì tất cả mọi sự việc đều có duyên do
của nó. Cho nên, muốn tiêu tai miễn nạn thì phải biết được nguyên
nhân đã gây ra nó, tức là phải tu học, phải có phương pháp. Cái nhân
của tai hoạ chính là đã tạo ra các nghiệp xấu ác trong quá khứ, cái nhân
này không thể thay đổi được. Nhưng từ nghiệp nhân muốn hình
thành nên quả báo đòi hỏi phải có các duyên khác. Nhân thì
không thể thay đổi, nhưng duyên thì có thể khống chế được. Cho
nên, trong "Duyên sanh luận" của Phật pháp không nói nhân
sanh mà nói duyên sanh, chính là muốn nói chúng ta có thể khống
chế các duyên đưa tới quả. Nếu không muốn bị quả báo ác ngay
đời này thì chúng ta phải cắt đứt tất cả mọi duyên xấu ác.
Chúng ta đề xướng "Tứ hảo",
đó là giữ tâm tốt, làm việc tốt, nói lời tốt và làm người tốt. Đây
là phương pháp tu học cụ thể nhất để tiêu tai miễn nạn, để thay đổi
vận mạng cuộc đời chúng ta. Đây chính là con đường "đoạn ác
tu thiện, tích luỹ công đức". Thực hành được "bốn điều
tốt" này mới thực sự chặt đứt các duyên ác, khiến cho cái
nhân ác không có điều kiện hình thành quả báo ác. Song, nên biết rằng,
nếu như không thể giải thoát ra khỏi ba cõi, chỉ có thể ngặn chặn
các duyên ác trong một đời này khiến cho cái nhân ác không có cơ hội hiện
hành quả báo ác, còn đời sau không thể ngăn chặn được. Mà không thể
ngăn chặn được thì vẫn bị quả báo ác như thường, cho nên mới nói "không
phải là không có quả báo, chỉ là chưa tới lúc". Vả lại, định
luật nhân quả chi phối cả ba cõi, nếu chưa thoát khỏi ba cõi, thì không
thể tránh được. Cho nên, muốn vĩnh viễn thoát khỏi quả báo ác, hay
nói cách khác, muốn thoát mọi khổ đau hệ luỵ trong cuộc đời này, chỉ
còn một biện pháp duy nhất đó là phải nổ lực tu tập để vượt thoát
sáu nẻo luân hồi. Đối với chúng sanh phàm phu như chúng ta, muốn thoát
khỏi sáu nẻo luân hồi chỉ có một biện pháp duy nhất, đó là niệm
Phật cầu vãng sanh Tịnh độ. Do đó, phải biết rằng, pháp môn niệm
Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng, có thể chuyển được nghiệp. Giải
thoát khỏi ba cõi là việc lớn, tiêu tai miễn nạn là chuyện nhỏ. Việc
lớn đã làm được, thì việc nhỏ không đáng để bận tâm.
Cho nên, có thể kết luận rằng, duy
trì chánh niệm, chân thành niệm Phật, thì có thể tiêu trừ tất cả
mọi tai nạn. Đây là pháp môn tu hành hiệu quả nhất. Cho nên, người tu
pháp môn niệm Phật không cần phải dùng các pháp môn khác, như lạy
Lương Hoàng Sám, Thuỷ Sám…
Đại sư Từ Vân từng nói, nghiệp
ác cực trọng thì dù lạy sám bao nhiêu kinh cũng khó mà tiêu trừ, nhưng
chỉ với một câu A Di Đà Phật, niệm niệm liên tục, giữ cho thanh
tịnh, thì tiêu trừ tất cả. Cho nên, niệm Phật là pháp môn vi diệu,
tiêu trừ tất cả các tội chướng. Nếu như có niềm tin sâu sắc, không
nghi ngờ, y theo pháp môn này mà tu, thì người nào cũng có phước. Người
có phước thì gặp hung cũng hoá kiết, gặp nạn hoá tường. Niệm Phật cầu
sanh Tịnh độ là pháp môn duy nhất tiêu trừ tất cả tai nạn, hiểm nguy.
(Còn tiếp)
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/
sanhtamvotru.htm