Bài tụng
Sandōkai
(Tham đồng
khế)
Tâm Thái
Trong mỗi buổi lễ hàng ngày, các thiền viện thuộc tông Tào Động (Sōtō
Zen) Nhật Bản đều có tụng bài Sandōkai, như vậy cho thấy rõ tầm quan
trọng của bài tụng này trong tông phái Tào Động. Nhiều thiền sư Nhật đã
giảng và viết về bài đó một cách kỹ lưỡng để các thiền giả hiểu rõ ý
nghĩa.
Nguồn gốc bài tụng Sandōkai
Bài
tụng Sandōkai, 參同契 (Cantonqi, Tham đồng khế), do thiền sư Trung hoa
Thạch Đầu Hy Thiên sáng tác. Bản chữ Hán gồm 220 chữ, mỗi dòng 5 chữ. Vì
tầm quan trọng của bài này nên nhiều tác giả Nhật đã dịch ra tiếng Nhật
và tiếng Anh.
Sau đó khoảng 100 năm, Động Sơn Lương Giới (Nhật:
Tōzan Ryōkai, 807-869), đệ tử đời thứ ba của Thạch đầu, và là một trong
hai vị khai tổ của tông Tào Động, viết bài tụng "Động sơn ngũ vị", cùng
một ý hướng với bài Sandōkai. Hai bài tụng này được coi là căn bản của
tông Tào Động. Tổ Động Sơn còn trước tác bài "Bảo kính tam muội" (宝
鏡
三
昧 Nhật:
Hōkyō zanmai, Precious mirror samadhi) và bài này cũng được các thiền
viện tông Tào động tụng mỗi ngày cùng với bài Sandōkai. Bài Bảo kính tam
muội đã được HT Thích Thanh Từ dịch trong cuốn Thiền sư Trung Hoa, tập
2. Cùng nên lưu ý là đạo Lão cũng có một bài tên Tham đồng khế, cùng tên
với bài này.
Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên
Thiền
sư Thạch Đầu Hy Thiên (tên Trung hoa: Shitou Xiqian, tên Nhật: Sekitō
Kisen, 700-790, có nơi ghi là 695-785), lúc mới xuất gia đã đến xin thọ
giáo Lục tổ Huệ Năng, tuy được chấp nhận nhưng không bao lâu thì Lục tổ
tịch nên theo lời chỉ dẫn của Lục tổ, đến thọ giáo thiền sư Hành Tư tại
núi Thanh nguyên.
"Thiền
sư Hành Tư hỏi Thạch Đầu:
-
Ngươi phương nào đến?
Thạch Đầu thưa:
-
Con từ Tào Khê đến.
-
Đem được cái gì đến?
-
Chưa đến Tào Khê cũng chẳng mất.
-
Mặc tình dùng đi, đến Tào Khê làm gì?
-
Nếu không đến Tào Khê đâu biết chẳng mất."
"Sau
đó sư đến Hoành Nhạc tại Nam Tự, cạnh chùa phía đông có gộp đá cao
giống như cái đài, Sư lên đó cất am tranh ở. Thời nhân kính trọng Sư nên
gọi là Hòa thượng Thạch Đầu.
Sư
dạy chúng: "Pháp môn của ta do Phật trước truyền trao, không luận thiền
định tinh tấn, chỉ đạt Tri kiến Phật, tức tâm tức Phật. Tâm, Phật, chúng
sanh, Bồ đề, phiền não tên tuy khác mà thể vẫn đồng. Các ngươi nên biết,
thể tâm linh của mình lìa tánh đoạn và thường, không phải nhơ sạch, lặng
lẽ tròn đầy, phàm thánh ngang bằng nhau, ứng dụng không lường, lìa tâm ý
thức, ba cõi sáu đường chỉ do tâm mình hiện, như trăng đáy nước, bóng
trong gương, đâu có sanh diệt. "(Thiền sư Trung hoa, tập 1)
Sư
có trước tác bài "Tham đồng khế" (Sandōkai) và bài "Thảo am ca".
Thời
đó thuộc nhà Đường và được coi là thời kỳ hoàng kim của thiền tông Trung
hoa. Kể từ khi tổ Bồ Đề Đạt Ma qua Trung Hoa cho đến cuối thế kỷ thứ 7
nhờ có Lục tổ Huệ Năng nên thiền tông có một nền tảng vững chắc và phát
triển mạnh mẽ. Lục tổ có 43 đệ tử đắc pháp, đến đời đệ tử thứ hai thì có
2 vị xuất sắc và đã khai mở 2 dòng phái khác nhau là Thạch Đầu và Mã Tổ.
Trong khi Thạch Đầu Hy Thiên khai hóa ở Hồ Nam thì Mã tổ Đạo Nhất truyền
dạy ở Giang Tây, đó là hai cột trụ thời đó. Các thiền giả thường đến
tham vấn cả hai vị đó để học hỏi. Thí dụ điển hình là cư sĩ Bàng Uẩn
theo học cả hai vị đó và đã chứng ngộ.
"Ông
(Bàng Uẩn) đến yết kiến Hòa Thượng Thạch Ðầu, hỏi: " Chẳng cùng muôn
pháp làm bạn là người gì?"
Thạch Ðầu lấy tay bụm miệng ông. ông bỗng nhiên tỉnh ngộ.
Một hôm Thạch Ðầu hỏi :" Từ ngày ông thấy lão tăng đến nay, hàng ngày
ông làm việc gì?". Ông thưa :" Nếu hỏi việc làm hàng ngày tức không có
chỗ mở miệng".
Ông liền trình bài kệ :
Hàng ngày không việc khác
Chỉ tôi tự biết hay
Vật vật chẳng bỏ, lấy
Chỗ chỗ nào trái bày
Ðỏ tía gì làm hiệu
Núi gò bặt trần ai
Thần thông cùng diệu dụng
Gánh nước, bổ củi tài.
Thạch Ðầu hứa khả, bảo :" Ông làm cư sĩ hay làm xuất gia ?".
Ông
thưa :" Xin cho con theo sở nguyện, không cạo tóc xuất gia."
Sau
buổi tham vấn đó, hòa thượng Thạch Ðầu ấn chứng ông Bàng Uẩn đã ngộ đạo.
Sau đó ông theo học với Mã Tổ: "ông đến tham vấn Mã Tổ, hỏi: " Chẳng
cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?". Mã Tổ bảo :" Ðợi miệng ông hút
hết nước sông Giang Tây, ta sẽ nói với ông". Ngay câu nói này, ông ngộ
được huyền chỉ. Ông dừng ở chỗ Mã Tổ hai năm."
(Thiền
sư Trung Hoa, tập 1)
Mã
Tổ nổi tiếng vì ba câu: "Tức tâm tức Phật", "Phi tâm phi Phật" và "Phi
vật".
Thạch đầu đã khai mở tông Tào Động, còn đệ tử của Mã Tổ đã lập nên tông
Lâm Tế, là hai tông phái phát triển mạnh cho đến ngày nay. Tổng số đệ tử
chứng ngộ của hai vị này lên tới 150 người nên đã đóng góp lớn lao cho
việc phát triển Thiền tông đời Đường. (Book of Serenity, Tụng cổ bách
tắc).
"Đến
ngày rằm tháng chạp niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ sáu (785 T.L.), sư
Thạch Đầu viên tịch, thọ chín mươi mốt tuổi, sáu mươi ba tuổi hạ. Vua
sắc ban là Vô Tế Đại sư, tháp hiệu Kiến Tướng."
Theo
cuốn Denkōroku (The record of the Transmission of the Light, Truyền
Quang Lục) do thiền sư Keizan viết, thì Thạch Đầu được ghi là vị tổ
Thiền tông thứ 35 theo bảng truyền thừa Phật pháp, kể từ đức Phật Thích
Ca, và tính từ vị tổ thứ nhất của Thiền tông là Ma Ha Ca Diếp. Thiền sư
Keizan (Oánh Sơn, 1268-1325) là vị tổ thứ tư của tông Tào Động Nhật nên
bảng truyền thừa đó lập theo tông Tào Động, vì vậy không ghi về các tổ
của tông Lâm Tế. Cuốn này quan trọng trong việc tu học vì ghi rõ tiến
trình tu chứng của từng vị tổ, nên rất hữu ích.
Bài tụng Sandōkai (Tham đồng khế):
(Thượng
tọa Tuệ Sỹ phiên âm và dịch Việt)
Phiên âm
Dịch Việt
Trúc
độ Đại Tiên tâm Tâm Đại Tiên
Tây Trúc
Đông
tây mật tương phú Mật truyền
Đông và Tây
Nhân
căn hữu lợi độn Căn tính
có bén lụt
Đạo
vô Nam Bắc Tổ Đạo không có Tổ Bắc,
Nam.
Linh
nguyên minh hạo khiết Nguồn linh
sáng trong veo
Chi
phái ám lưu chú Chi
phái thầm tuôn trào
Chấp
sự nguyên thị mê Chấp sự
vốn mê muội
Khế
lý diệc phi ngộ Khế lý đã ngộ
đâu.
Môn
môn nhất thiết cảnh Cửa cửa và mọi
cảnh
Hồi
hỗ bất hồi hỗ Giao hỗ không
giao hỗ
Hồi
nhi cánh tương thiệp Giao hỗ dẫm
lên nhau
Bất
nhĩ y vị trụ Chẳng thế,
y chỗ đứng.
Sắc
bản thù chất tượng Sắc vốn khác tượng,
chất
Thanh nguyên dị lạc khổ Thanh
cùng phi khổ lạc
Ám
hiệp thượng trung ngôn Ngầm hợp lời
thượng, trung
Minh
minh thanh trược cú Sáng tỏ câu
trong đục.
Tứ
đại tánh tự phục Hoàn nguyên
tính bốn đại
Như
tử đắc kỳ mẫu Như con tìm được
mẹ
Hỏa
nhiệt phong động dao Lửa nóng, gió động
lay
Thủy
thấp địa kiên cố Nước ướt, đất
cứng dày.
Nhãn
sắc nhĩ âm thanh Mắt, sắc,
tiếng với tai
Tỉ
hương thiệt hàm thố Mũi hương, lưỡi
mặn chua
Nhiên y nhất nhất pháp Nhưng y mỗi
mỗi pháp
Y
căn diệp phân bố Y gốc, lá phân
lớp.
Bản
mạt tu quy tông Gốc ngọn phải về
tông
Tôn
ty dụng kỳ ngữ Tôn, ti,
dụng ngữ riêng
Đương minh trung hữu ám Ngay chỗ
sáng có tối
Vật
dĩ ám tương ngộ Chớ để tối gặp
nhau.
Đương ám trung hữu minh Trong
tối có ánh sáng
Vật
dĩ minh tương đổ Chớ để sáng nhìn
nhau
Minh
ám các tương đối Sáng và tối, đối
nhau
Tỉ
như tiền hậu bộ Như bước chân
trước sau.
Vạn
vật tự hữu công Vạn vật công
riêng
Đương ngôn dụng cập xử Ngay lời, là chỗ
dụng
Sự
tồn hàm cái hợp Sự lưu, như hộp
đậy
Lý
ứng tiến phong trụ Lý như mũi tên
ghim.
Thừa
ngôn tu hội tông Nương lời thấu rõ
tông
Vật
tự lập quy củ Chớ tự lập quy
củ
Xúc
mục bất hội đạo Mắt chạm không rõ
đường
Vận
túc yên phi lộ Vần bước nào
hay lối.
Tiến
bộ phi cận viễn Tiến bước chẳng
gần xa
Mê
cách sơn hà cố Mê thì cách núi
sông
Cẩn
bạch tham huyền nhân Cẩn bạch người theo học
lẽ huyền
Quang âm mạc hư độ Chớ để thời gian
luống trôi qua.
Ý
nghĩa bài tụng
Tên bài tụng
Bài
tụng này ý nghĩa sâu xa nên khi các tác giả dịch ra Anh văn, thường chỉ
dịch tên bài tụng theo ý chứ không dịch hẳn danh từ Sandōkai. Nhiều tên
đã được dùng như: Sự hòa hợp giữa sai biệt và đồng nhất, Sự hòa hợp giữa
sai biệt và bình đẳng, Sự hợp nhất giữa sai biệt và đồng nhất, Tánh
tương tức giữa tương đối và tuyệt đối vv...
D.T.
Suzuki viết: "Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những
lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi
cuốn đến nền triết học Viên Dung Vô Ngại do Hoa nghiêm chủ xướng, và họ
cố gắng kết nạp nó vào trong những bài giảng của mình. Chẳng hạn, Thạch
Đầu (699-790) trong Tham đồng khế, miêu tả tính cách tương giao của
Sáng và Tối như là hạn chế lẫn nhau và đồng thời hòa hợp nhau. Động Sơn
(806-859), trong một đoản văn chỉnh cú gọi là Bảo kinh tam muội ca,
giảng giải về tính cách tương giao của thiên (lệch) và chính (ngay),
phần lớn có công dụng như của Thạch Đầu, vì cả Thạch Đầu và Động Sơn đều
thuộc về phái Hành Tư (tịch 740) được gọi là phái Thiền Tào động. (Thiền
luận, quyển hạ).
Như
vậy cho thấy bài tụng Sandōkai đã theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm, với
những lời giảng qua quan niệm của Thiền tông. Để hiểu rõ hơn về tinh
thần bài tụng Sandōkai xin trích dẫn các bài giảng của hai thiền sư thời
nay thuộc tông Tào động Nhật để biết về việc tu hành của tông này qua tư
tưởng của bài tụng.
*
Thiền sư Shunryu Suzuki
Thiền
sư Nhật Shunryu Suzuki (1904-1971) là đệ tử của thiền sư Gyokujun So-on.
Sư đến Mỹ năm 1959, ngụ tại San Francisco và lập nên Trung tâm Thiền tại
đó. Đến năm 1969 sư lập Thiền viện đầu tiên ở Mỹ tại Tassajara Springs,
California. Sư giảng dạy theo tông Tào Động của Dōgen (Đạo Nguyên)
(1200-1253) là sơ tổ tông Tào Động Nhật. Sư có trước tác cuốn "Zen Mind,
Beginner's Mind" (Thiền tâm, Sơ tâm) rất nổi tiếng, đã bán được hơn một
triệu cuốn.
Cuốn
sách được giới thiệu sau đây là: "Branching streams flow in the
darkness, Zen talks on the Sandōkai", gồm mười hai bài giảng của sư về
bài tụng Sandōkai trong sáu tuần lễ của mùa hè 1970 tại Tassajara. Các
thiền sinh đã thâu băng và viết lại thành cuốn sách đó. Tên cuốn sách
được lấy từ câu: "Chi phái ám lưu chú" (Những dòng suối chảy trong bóng
tối).
Trước hết thiền sư Suzuki giảng về tên của bài tụng:
"San", (tiếng Nhật) có nghĩa là 3, nhưng ở đây có nghĩa là "vật, pháp".
"Dō" là đồng nhất, cũng có nghĩa là "chân tâm". Như vậy có thể hiểu là:
"chân tâm bao gồm vạn pháp" và "vạn pháp đều ở trong chân tâm". Để nói
thêm về sự tương giao giữa chân tâm và vạn pháp nên dùng chữ "kai". Kai
là hai bàn tay nắm lấy nhau, chứng tỏ sự thân thiết giữa hai người như
một. Chẳng những chứng tỏ chân tâm và vạn pháp như một mà vì chúng bản
nguyên là một."
Sư
nhấn mạnh là Thiền (Zen) tức là phải thấy vạn pháp như thật.
"Chúng
ta chỉ "thấy" với cái tâm phân biệt tốt/xấu, đầy thành kiến, suy tính
cho nên đức Phật chỉ rõ là cần phải buông bỏ cái tâm đó thì mới thấy vạn
pháp như thật được. Nhưng "buông bỏ" không có nghĩa là diệt chúng, hay
dẹp bỏ chúng, mà có nghĩa là phải coi chúng như là những dữ kiện (data)
để thấy "như thật". Khi tọa thiền là ngồi với cái Tâm bao gồm muôn pháp
đó. Tọa thiền không phải là mong cầu đạt mục đích gì, chỉ biết ngồi
(just sit) mà không bị phiền não vì bất cứ chuyện gì xảy ra. Cũng như
khi có chim bay trong bầu trời thì bầu trời coi đó như thường, không có
phiền não, bực tức.
“Khi
tọa thiền dù có những ý nghĩ tự nhiên xuất hiện thì cũng vẫn biết, nhưng
không chạy theo chúng là đủ, không cần cố công trừ diệt chúng. Còn nếu
có ý định dẹp bỏ hoặc cố gắng để không có nghĩ gì hết, cũng như cố gắng
để không có nghe thấy gì hết, là điều không thể được. Khi có những ý
nghĩ tự chúng nổi, chỉ coi đó là những hoạt động của bộ óc, không có
nghĩa gì hết, mặc kệ chúng."
Sư
cho rằng ý của bài tụng Sandōkai là để giảng về thực tại từ hai bên.
"Như
trên đã nói: "san" có nghĩa là nhiều, "dō" có nghĩa là một. Thế nào là
nhiều? Thế nào là một. Nhiều là một, một là nhiều, nhiều sự vật không tự
có biệt lập, chúng đều liên hệ với nhau, nên là một. Dù chúng là một,
nhưng một đó lại hiện ra nhiều. Cho nên "nhiều" là đúng, mà "một" cũng
đúng." "Đó là sự đồng nhất giữa một và tất cả."
Sư
giải thích thêm về tánh đồng nhất giữa "một" và "tất cả". Người ta
thường giải thích là "thực tại" (reality) chỉ là một.
"Có
một cách khác để giải thích thực tại là dùng sự "khác biệt". Khác biệt
là bình đẳng, mỗi sự vật đều có giá trị như nhau, vì chúng khác nhau.
Người nam khác người nữ, người nam có giá trị của người nam, người nữ có
giá trị của người nữ. Như vậy mỗi vật đều có giá trị bình đẳng và tuyệt
đối. Vì mỗi vật khác nhau nên mỗi vật có giá trị cá biệt. Cái giá trị đó
là tuyệt đối. Không thể nói là "núi" cao nên có giá trị hơn "sông", "sông"
tuy thấp nhưng không phải kém giá trị. Núi cao nên nó là núi, nó có giá
trị tuyệt đối; nước thấp chảy ở thung lũng nên nước là nước, nó cũng có
giá trị tuyệt đối."
"Theo đạo Phật, bình đẳng tức là khác biệt, và khác biệt tức là bình
đẳng. Thế thường cho rằng "khác biệt" là trái ngược với "bình đẳng",
"một" là trái ngược với "tất cả". Nếu chỉ thấy như vậy là quá thiên về
vật chất và phiếm diện."
"Nguồn"
(source) là cái gì huyền diệu ngoài sự diễn tả, ngoài văn tự. “Nguồn” đó
ngoài sự phân biệt hai bên, như đúng hay sai. Những điều mà ta suy nghĩ,
quan niệm thì không phải cái Nguồn đó. Chỉ có đức Phật mới thấy được.
Chỉ khi nào chúng ta tọa thiền mới thấy được. Tuy vậy dù chúng ta có
hành trì hay không, dù có giác ngộ hay không, thì ngay cả trước khi giác
ngộ chúng ta vẫn sẵn có cái Nguồn đó." Sư dùng danh từ "nguồn" là dịch
từ câu: "linh nguyên minh kiểu khiết" trong bài tụng.
Sư
giải thích về "sự" và "lý".
"Sự"
là các pháp, không những là các vật mà chúng ta nhìn thấy được, mà kể cả
những ý nghĩ trong tâm nữa.
"Đạo
Phật không phân biệt những gì ở ngoài hoặc ở trong chúng ta. Chúng ta có
thể nói hay cảm nhận là vật nào đó ngoài chúng ta, như vậy là không đúng
với lẽ thật. Khi ta nói "Đây là dòng sông", thì dòng sông đã ở trong tâm
ta. Khi ta nói: "Kia là dòng sông", nếu ta suy nghĩ kỹ thì ta sẽ thấy là
"dòng sông" đó chỉ là ý nghĩ trong tâm ta. Vì vậy nên khi cho rằng có
những sự vật ngoài ta thì đó là sự hiểu biết nông cạn, nhị nguyên, thô
thiển về sự vật."
"Cái
Nguồn chân thật, cũng được gọi là "lý", ở ngoài ngôn từ, nó thanh tịnh
và không ô nhiễm. Khi ta muốn diễn tả nó, là ta đã đặt giới hạn và làm
nó bị ô nhiễm rồi. Như Bát nhã tâm kinh có ghi: "vô sắc, thanh, hương,
vị, xúc, pháp". Đó là "lý".
"Những gì mà ta nhận biết qua nhận thức là "sự" (Nhật: ji), những gì
ngoài nhận thức mới là "lý" (Nhật:ri).
"Dù
có nhận ra rằng: "tất cả là một" cũng chưa phải là đã giác ngộ. Người
giác ngộ không gạt bỏ mọi pháp và không dính mắc các pháp, ngay cả cái
pháp gọi là lẽ thật.
"Có
tu tập thì mới kinh nghiệm được thế nào là Lý. Không phải chỉ có học hỏi
mà biết được Lý. Có tu tập mới chứng được Lý, thấy được Lý. Nhưng theo
thiền sư Thạch Đầu thì dù có tọa thiền và cho rằng đó là Lý hoặc cho
rằng đã đạt được Lý, không phải lúc nào cũng đúng như vậy." (câu: Khế lý
diệc phi ngộ)
"Người
ta không hiểu được tại sao việc tọa thiền là cần thiết. Hồi xưa khi mới
theo đạo, Dogēn (Đạo Nguyên, sơ tổ tông Tào Động Nhật) cũng đã đặt ra
câu hỏi là nếu tất cả đều có Phật tánh thì tại sao phải tu tập. Dogēn đã
thắc mắc vì không giải đáp được vấn đề đó bằng tri thức."
"Khi
ta nói "Mỗi người đều có Phật tánh", họ cho rằng Phật tánh giống như
viên kim cương ở trong tay áo. Nhưng Phật tánh không phải như vậy. Kim
cương chỉ là Sự, không phải Lý. Chúng ta chỉ thấy Sự mà không thấy được
Lý. Chúng ta nói về Tánh Không và nghĩ rằng mình đã hiểu được điều đó;
nhưng dù cho chúng ta có giảng nghĩa rành mạch điều đó, thì cũng vẫn chỉ
là Sự, chưa đạt được Lý. Tánh Không chỉ có thể chứng nghiệm được bằng tu
tập."
"Chúng ta thường hỏi: "Thế nào là chánh pháp mà đức Phật đã dậy?" rồi ra
sức tìm tòi để hiểu. Đó là sự sai lầm. Đó là còn chấp vào Sự. Phật pháp
là vượt qua Sự, qua khỏi các tư duy, qua khỏi mọi vật. Cái sự thật mà
chúng ta có thể hình dung hoặc suy luận được chỉ là Sự."
"
Càng tu tập tọa thiền thì chúng ta càng thấy dễ dàng chấp nhận bất cứ sự
vật nào cũng là chính mình. Đó là điều "sự sự vô ngại" (Nhật: jiji muge)
đã nói trong kinh Hoa Nghiêm. Vì mọi vật đều liên hệ với nhau nên không
thể nói: "đây là con chim sẻ, đây là tôi." Cho nên khó mà tách rời con
chim sẻ và tôi. Đó là "sự sự vô ngại".
"Trong
bài tụng sandōkai có câu: "môn môn nhất thiết cảnh, hồi hỗ bất hồi hỗ",
nghĩa là mọi vật có liên hệ với nhau nhưng chúng vẫn biệt lập. Chúng ta
cần hiểu sự vật qua cả hai khía cạnh, chúng đều liên hệ nhưng chúng vẫn
hoàn toàn biệt lập.
"
Như vậy tất cả sự vật mà ta nhìn thấy và nghe thấy đều liên quan với
nhau, và đồng thời chúng cũng hoàn toàn biệt lập và có giá trị riêng của
nó. Cái giá trị riêng đó gọi là Lý. Lý là cái làm cho vật gì có ý nghĩa.
Dù cho ta không giác ngộ, ta vẫn thấy là có giác ngộ. Giác ngộ đó gọi là
Lý."
"Ta
hiểu sự vật bằng hai bên: tối và sáng, và ta cho là vật này tốt hoặc xấu.
Vật tự nó không có tốt hoặc xấu, chỉ là vì ta thấy và phân biệt cho nó
là tốt hoặc xấu. Như trong chỗ tối thì ta không thấy gì để cho chúng là
tốt hoặc xấu. Do nơi sáng nên có sự phân biệt nhị nguyên là tốt hay xấu."
"Các
bạn có biết công án nổi tiếng này không? Có một ông tăng hỏi thầy, "Trời
nóng quá, có cách gì thoát khỏi nóng không?" Ông thầy đáp, "Sao không
đến nơi không nóng không lạnh?" Tăng hỏi tiếp, "Nơi nào không nóng cũng
không lạnh?" Ông thầy đáp, "Khi lạnh thì hãy thành ông Phật lạnh. Khi
nào nóng thì thành ông Phật nóng." Đừng nghĩ rằng nếu tu tập tọa thiền
thì đạt được trạng thái không nóng, không lạnh hoặc không vui, không khổ.
Các bạn có thể hỏi, "Nếu chúng tôi tọa thiền thì có thể đắc được trạng
thái đó không?" Nếu là một ông thầy chân thực thì sẽ trả lời, "Khi các
ông khổ thì các ông cứ khổ. Khi các ông vui thì các ông cứ vui." Cái vui
sướng này không giống như những vui sướng thường tình, có một khác biệt
là những người giác ngộ có thái độ tự tại, không bị xáo trộn dù vui hay
khổ.
"Khi
các bạn tọa thiền mà không có chút tâm mong cầu giác ngộ, hoặc mong cầu
bất cứ điều gì thì đó mới là giác ngộ thực sự.
"Mồi
người đều biệt lập, nhưng vẫn đều liên hệ với nhau. Mặc dầu các bạn liên
hệ với nhau nhưng các bạn vẫn biệt lập. Chúng ta nói cách nào cũng được.
Nhưng thường thì khi ta nói "biệt lập" ta không có nghĩ đến sự "liên
hệ". Nhưng đạo Phật không như vậy, khi nói về thực tại, đạo Phật thường
hiểu một cách tường tận để tránh không lẫn lộn. Khi có người nói "Mọi
vật đều biệt lập", chúng ta nói "Đúng vậy". Và nếu có người nói "Mọi vật
đều liên hệ", đó cũng đúng. Chúng ta luôn hiểu vấn đề qua cả hai khía
cạnh. Nếu người nào chấp chặt vào ý niệm "biệt lập" thôi, thì chúng ta
nói với họ, "Không phải thế, bạn lầm rồi."
"Khi
chúng ta nghĩ về một cái gì với ý niệm nhị nguyên, tức là chúng ta thấy
và hiểu bằng tri thức. Dù vậy, cần thiết đừng có chấp chặt vào những ý
nghĩ đó.
"Mắt, mũi, lưỡi, tai, nhãn thức, tỉ thức, thiệt thức và nhĩ thức đều là
pháp, và mỗi pháp đều gốc từ tuyệt đối là Phật tánh. Khi nhìn vật gì, ta
cần nhìn vượt khỏi cái tướng của chúng và biết được tại sao chúng hiện
hữu. Bởi vì từ gốc mà chúng ta hiện hữu, vì từ Phật tánh tuyết đối mà
chúng ta hiện hữu. Biết như vậy thì tất cả chỉ là một.
"Không có ý nghĩ nào về chứng đắc, không có ý nghĩ nào về việc tạo tác,
không có ý nghĩ nào về tu tập nghiêm chỉnh, chỉ cần biết ngồi thiền, đó
là pháp tu của chúng ta. Hoàn toàn chú tâm vào việc ngồi thiền, đó là
tọa thiền.
""Minh" là sáng, "ám" là tối. "Sáng" có nghĩa là thế giới tương đối, nhị
nguyên của văn tự, của tâm suy nghĩ, thế giới nhìn thấy được mà ta đang
sống. "Tối" tượng trưng cho cái tuyệt đối, nơi mà không có giá trị vật
chất, ngay cả giá trị tâm linh- thế giới mà ngôn ngữ và tâm suy nghĩ
không đạt tới được. Dù sống trong thế giới nhị nguyên nhưng ta phải luôn
hiểu rõ về tánh tuyệt đối.
"Trong "sáng" có "tối", và trong "tối" có "sáng". Sáng hoặc tối đều ở
trong tâm ta. Khi nói "tối" không có nghĩa là không có vật gì ở trong
đó, khi có "sáng" thì ta thấy rõ vạn vật. Khi ta nói "tối" hoặc "thế
giới tuyệt đối" ngoài sự suy nghĩ, thì lại tưởng là có thế giới khác hẳn
thế giới loài người, đó là sự sai lầm.
"Chúng ta không nên chấp chặt vào vấn đề Sáng hoặc Tối, không nên chấp
chặt vào vấn đề bình đẳng hoặc sai biệt. Là Phật tử thì chúng ta phải
biết chuyển tâm từ tốt qua xấu, từ xấu qua tốt. Làm được như vậy thì
"xấu" không có nghĩa là xấu, "tốt" không có nghĩa là tốt. Nhưng đồng
thời, tốt là tốt, xấu là xấu.
"Câu
"bỉ như tiền hậu bộ" trong bài tụng có nghĩa là Sáng và Tối, Tuyệt đối
và Tương đối- là những cặp đối đãi, như chân trước và chân sau khi ta
bước đi. Đây là một thí dụ rất hay để giảng nghĩa cái Nhất thể (oneness)
hoặc ý nghĩa về cặp đối đãi. Chúng ta có thể áp dụng ý kiến đó cho những
cặp: vọng tưởng và giác ngộ, thực tại và khái niệm, tốt và xấu, yếu và
mạnh.
"Như
vậy sáng và tối, mặc dầu là cặp đối đãi, nhưng cũng như nhau, giống như
khi bước đi, chân này trước thì chân kia sau. Khi ta bước đi thì chân
trước lại thành chân sau, nên coi như không có chân nào trước, chân nào
sau. Nếu đứng lại thì có khi chân phải là trước và chân trái là sau.
Nhưng khi thực sự bước đi, cũng như khi ta thực sự tu tập, thì không có
sáng hoặc tối, chân trước hoặc chân sau.Nếu tôi nói khi tọa thiền không
suy nghĩ, thì các bạn có thể lại cho rằng không được cho ý nghĩ nào khởi
lên. Đó là các bạn mắc kẹt vào vào ý nghĩ cho rằng chân phải là trước,
chân trái là sau. Rồi các bạn không bước đi được nữa.
"Câu
"thừa ngôn tu hội tông" tức là khi nghe lời phải hiểu nghĩa. Thường ta
chỉ bám vào lời mà không hiểu nghĩa của lời đó, cho nên thường lấy thí
dụ ngón tay chỉ mặt trăng. Mỗi thiền sư thường giảng theo sự hiểu biết
riêng của mình cho đệ tử, và như vậy có khi thiền sinh mắc kẹt vào lời
giảng của thầy của mình và không biết đâu là chánh đạo nữa. Vì vậy các
thiền sinh cần phải hiểu phật pháp từ gốc do lời Phật dậy, để thấu qua
lời dậy của ông thầy mà tu tập đúng theo Phật đạo.
"Câu
"tiến bộ phi cận viễn" rất là quan trọng. Khi ta tu tập theo cái "ngã"
của mình thì thường có ý nghĩ làm sao để chứng đắc. Khi ta cố gắng đạt
mục đích nào đó, ta thường cho rằng "còn xa lắm mới tới đích" hoặc "gần
tới đích rồi". Nhưng theo pháp tu ở đây thì giác ngộ ở ngay đây. Điều đó
có vẻ khó hiểu, nhưng nếu ta tọa thiền mà không trụ vào ý nghĩ là
để giác ngộ, thì đó chính là giác ngộ. "Tu tập" là một pháp
trong pháp giới, "giác ngộ" cũng chỉ là một pháp trong pháp giới. Vì
chúng cùng là pháp trong pháp giới nên không giác ngộ chẳng có gì thất
vọng, có giác ngộ cũng chẳng có gì là vui mừng, chúng đều như nhau,
không khác biệt. Nếu cho giác ngộ là quan trọng thì tu tập cũng quan
trọng. Khi hiểu được như vậy là đã giác ngộ, nhưng cũng chẳng vì vậy mà
say mê. Cho nên thiền sư Thạch Đầu nói "phi cận viễn" (không gần hay xa).
*
Thiền sư Tetsugen Bernie Glassman
Trong
cuốn sách Infinite Circle (Hình tròn vô hạn) thiền sư Bernie Glassman
cũng có giảng kỹ về bài tụng Sandōkai.
Sư
là người Mỹ, đậu bằng Tiến sĩ Toán học ứng dụng tại đại học UCLA. Năm
1960 sư làm việc cho hãng McDonnell- Douglas ở California.
Năm
1967 sư theo học thiền sư Nhật Taizan Maezumi, tông Tào Động, tại Trung
tâm Zen ở Los Angeles và được công nhận là đệ tử nối pháp năm 1976. Sư
có pháp danh là Tetsugen. Năm 1980 sư thành lập Zen community of New
York tại Riverdale. Sư là vị Chủ tịch đầu tiên của Soto Zen Buddhist
Association tại Mỹ.
Trong phần giới thiệu cuốn sách sư viết, "lần đầu tiên khi tôi hiểu được
thiền sư Dōgen, vị tổ sáng lập tông Tào Động Nhật, là năm 1968 tôi đọc
bài "Hữu thời" (Being Time). Lúc đó tôi đang hoàn tất luận án tiến sĩ về
Toán ứng dụng và tôi sửng sốt khi thấy Dōgen diễn tả về không gian và
thời gian. Đó là thế kỷ thứ mười ba mà thuyết gia đó đã viết được những
điều mà bây giờ chúng ta mới khởi đầu nghiên cứu về tân vật lý và toán!
Sau đó không lâu, tôi may mắn được theo học vị tôn sư của tôi là Taizan
Maezumi và tôi bắt đầu khám phá thế giới mà Dōgen diễn tả."
Vì
pháp tu theo tông Tào Động Nhật có phần khác với các pháp tu thiền khác
nên sư chú ý tới sự giải thích thêm. Sư viết, "Chúng ta không tu tập để
được giác ngộ hay đắc được bất cứ gì khác, nhưng chúng ta tu tập bởi
vì chúng ta đã giác ngộ. Cũng như chúng ta không ăn để mà sống; mà
bởi vì chúng ta sống nên chúng ta ăn. Chúng ta thường nghĩ theo lối
ngược lại, là phải ăn và thở để sống, mà không nghĩ rằng vì chúng ta
sống nên mới thở, ăn và hoạt động. Nói rằng chúng ta tu tập để đạt đạo
thì không đúng, vì như vậy là cho rằng nhờ có sự tu tập nên đắc được cái
gì đó, có thể là đắc đạo. Cũng với lý luận đó nên cho rằng vì có thở thì
mới sống, và sự sống là do có thở. Không, cả hai điều đó xảy ra cùng lúc.
Ở đây không áp dụng lý luận theo đường thẳng (linear); nhân và quả là
một, không rời nhau.
"Nếu
chúng ta ngưng thở thì dĩ nhiên không sống. Hơi thở là một chức năng của
đời sống, không thể nào không thở mà sống. Nhưng thở không tạo ra sự
sống, chúng không rời nhau. Hơi thở là sự sống.
Vì
vậy nên tông Tào Động thấy rằng "tu tập" và "giác ngộ" là một, không nên
nghĩ rằng tu tập để được giác ngộ.
Sư
dịch tên bài tụng Sandōkai là "The Identity of Relative and Absolute"
(Tương tức giữa Tương đối và Tuyệt đối). Sư giảng nghĩa tên bài:
"Trong tên bài Sandōkai, chữ "san" chỉ cho sự sai khác, tương đối. Chữ
"dō" là như nhau, bình đẳng. Chữ "kai" chỉ sự tương hợp giữa như nhau và
khác biệt, tượng trưng bằng hình ảnh hai bàn tay nắm nhau. Khi ta bắt
tay nhau là hai bàn tay hay một? Chúng không phải là một, không phải là
hai.
"Chữ
"kai" rất khó định nghĩa. Nhưng tôi nghĩ rằng có thể dùng thí nghiệm của
David Bohm để diễn tả (David Bohm, Wholeness and the implicate order,
1996). Ông dùng hai cái ống mà một cái có thể đặt vào trong ống kia và
di động dễ dàng. Khoảng cách giữa hai ống trong suốt để có thể quan sát
được. Ông đổ chất lỏng dẻo vào hai ống, và nhỏ mực vào đó. Mực hợp lại
thành nhiều viên nhỏ, có thể quan sát được. Khi Bohm chuyển cái ống
trong thì những giọt mực rã ra cho đến khi không còn thấy được nữa.
Nhưng khi ông kéo ống đó lại như cũ thì những giọt mực lại hiện ra. Như
vậy khi kéo ống về một chiều thì làm như sự sai biệt giữa hai chất đó
biến mất và chỉ còn lại có một chất thôi, nhưng khi kéo ống ngược lại
thì sự sai biệt lại hiện ra, như vậy những giọt mực không hề biến mất.
Bohm dùng thí nghiệm đó để suy ra điều mà ông gọi là "sự lộ bày của đời
sống". Ông nói rằng mọi sự việc –quá khứ, hiện tại, vị lại- đều có mặt
ngay đây, ngay lúc này, nhưng chỉ thể hiện tùy theo mọi sự chuyển hiện.
Vài sự việc nào đó hiển lộ, và vài sự việc không hiển lộ. Nhưng căn bản
thì chúng vẫn có đó nhưng chúng ta không thấy được.
“Tôi
cho rằng thí nghiệm đó được coi như một mô hình trung thực cho sự đồng
nhất giữa tương đối và tuyệt đối. Khi gặp duyên thuận tiện, như khi quay
ống tròn như thế nào đó, thì sự việc hiện ra. Sự việc đó có hiện ra, hay
không hiện ra, thì lúc nào nó cũng vẫn có đó.
Sư
cho rằng 4 câu: “Linh nguyên minh kiểu khiết, chi phái ám lưu chú, Chấp
sự nguyên thị mê, khế lý diệc phi ngộ “ là 4 câu quan trọng nhất trong
bài tụng.
“Trong bài tụng này và các bài khác trong Thiền tông, thường nhắc đến
“sáng” và “tối”. Có khi “sáng” để nói về cái tuyệt đối, và “tối” về
tương đối. Nhưng cũng có khi có ý nghĩa ngược lại, như “tối” chỉ cho
tuyệt đối, “sáng” chỉ cho tương đối. Nếu ta tắt hết đèn, hoặc vào một
chỗ hoàn toàn tối thì ta không nhìn được thấy gì hết, (mọi vật đều bình
đẳng như nhau, không còn gì để phân biệt), còn khi bật đèn lên thì ta
phân biệt được mọi sự vật khác nhau. Một mặt khác, ta lại nói “sáng” để
chỉ cho người có trí huệ, còn “tối” để chỉ người mê muội.
“Điều quan trọng của hai câu đầu là: tuyệt đối và tương đối không phải
là một, mà cũng không phải là hai. Tuyệt đối tức là tương đối, mà tương
đối tức là tuyệt đối.
Trong phần luận về Bát nhã Tâm kinh, tới câu: “Sắc bất dị không, không
bất dị sắc, Sắc tức thị không, không tức thị sắc. ” sư viết:
“Sắc
chỉ cho các pháp, các hiện tượng ở thế gian, nói về tánh đa dạng, những
khác biệt của sự sống, những hình tướng mà ta nhìn thấy. “Không” chỉ cho
tánh Nhất thể (oneness) của sự sống, nghĩa là sự sống nó như vậy, không
có sự khác biệt. Kinh nói rằng sắc, nghĩa là tất cả các vật, chỉ là
Không, chỉ là Nhất thể (One Body). Tôi là nhà toán học, và trong toán
học, một vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu là đồng hình (isomorphism), tánh
tương quan giống nhau giữa hai nhóm vật khác nhau. Sự liên hệ đồng hình
gợi ý là hai thế giới khác nhau, hoặc có vẻ khác nhau, nhưng thực sự chỉ
là một. Cũng tương tự như vậy, “sắc bất dị không, không bất dị sắc” gợi
ý là Sắc và Không có liên hệ đồng hình với nhau.
“Như
vậy có nghĩa là nếu ta thấy được “tất cả là một” thì ta hiểu được mọi
vấn đề. “Không” là cái gì? Đó là cái còn lại khi ta bỏ hết mọi khái
niệm và suy tư.
“
Trong câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” chữ quan trọng nhất là
chữ “tức”, cái đó chỉ mối tương quan giữa Sắc và Không. Sắc và
Không, tánh tương đối và tuyệt đối, tương nhập nhau mà không có gì ngăn
ngại. Nếu mắc kẹt vào một trong hai bên - vào Sắc hoặc vào Không- là sai
lầm, vì sự sống chỉ là tiến trình nhịp nhàng giữa hai điều đó. Chúng ta
không gì khác hơn là sự tương nhập thường xuyên giữa tuyệt đối và tương
đối. Đó chính là yếu chỉ của Bát nhã Tâm kinh.
Trở
về bài tụng Sandōkai, sư giảng hai câu: "Chấp sự nguyên thị mê, Khế lý
diệc phi ngộ", dịch: "Chấp sự vốn mê muội, Khế lý đã ngộ đâu."
"Mê
muội là gì? Mê muội là chấp Sự. Chấp Sự là điều mê muội nguyên thủy.
"Thấy
biết với cái tâm phân biệt thì không phải là sai lầm, nhưng sai lầm
chính là vì chấp vào tâm phân biệt đó, mà không thấy rằng các pháp tương
đối đó tức là tuyệt đối, là "linh nguyên" (nguồn linh). Đó là mê muội
nguyên thủy. Mặt khác nếu ta gạt bỏ những pháp tương đối, thì lại chấp
chặt vào tuyệt đối. Đó cũng là sai lầm mà bài tụng chỉ rõ: "Khế lý diệc
phi ngộ", ý nói chấp vào tuyệt đối thì chưa phải là ngộ. Vấn đề là ta
thường hay chấp vào bên này hoặc bên kia, vào tương đối hoặc tuyệt đối.
"Không
cần phải vượt quá cả hai điều tương đối và tuyệt đối, nhưng là cần buông
bỏ cả hai ý niệm về tương đối và tuyệt đối. Điều này cũng áp dụng cho cả
việc thế nào là kinh nghiệm giác ngộ. Thấy rõ tuyệt đối chưa phải là
giác ngộ. Khi ta đắc được một kinh nghiệm giác ngộ, dù cạn hay sâu, nếu
còn thấy đó là giác ngộ thì vẫn là sai lầm. Lúc mà ta nghĩ về giác ngộ,
lúc ta gọi kinh nghiệm nào đó là giác ngộ, thì đã là xa giác ngộ rồi.
"Ta
cần phải thấy được cả hai điều tương đối và tuyệt đối cùng một lúc, rồi
sống và hành động với cả hai thái độ đó cùng một lúc. Đó là giải thoát.
Chấp chặt vào bất cứ bên nào đều là mê muội và chấp trước.
"Một
lỗi lầm lớn trong việc hành Thiền là cho rằng trí phân biệt nhị nguyên
là điều sai lầm, cần phải được vượt qua hoặc dẹp bỏ. Trái lại điều phải
làm không phải là dẹp trừ hoặc vượt khỏi nhị nguyên, mà là phải hoàn
toàn dấn thân vào đó. Hoàn toàn dấn thân có nghĩa là phù hợp không những
về khía cạnh tương đối mà cả về khía cạnh tuyệt đối.
* *
*
Tông
Tào động được khởi đầu từ Trung Hoa do hai vị thiền sư Động sơn Lương
giới và Tào sơn Bổn Tịch sáng lập tư đầu thế kỷ thứ 9. Sau đó thiền sư
Nhật Dōgen (Đạo Nguyên) (1200-1253) qua Trung hoa tu học và được thiền
sư Trung hoa là Thiên Đồng Như Tịnh ấn chứng và nhận làm đệ tử truyền
pháp. Dōgen trở về Nhật và được coi là sơ tổ tông Tào Động của Nhật.
Tông Tào Động hiện nay rất được phát triển tại Nhật và truyền bá mạnh
qua các nước phương Tây.
Bài
tụng Sandōkai (Tham đồng khế) tuy do thiền sư Trung hoa Thạch Đầu viết
trước khi tổ Động sơn sáng lập tông Tào Động gần 100 năm, nhưng được
tông này đọc tụng trong mỗi khóa thiền, chứng tỏ tầm quan trọng của ý
nghĩa bài tụng đối với đường lối tu hành của tông này. Sau đó thiền sư
Động sơn có viết bài Bảo kính tam muội cũng cùng đường lối đó.
Ý
chính của bài tụng là giảng về mối tương tức giữa Sáng (minh, light) và
Tối (ám, dark) theo danh tử dùng trong bài. Những danh từ đó được dùng
để mô tả những cặp đối đãi như chân lý tuyệt đối và tương đối, thánh đế
và thế đế, giác ngộ và mê muội, bình đẳng và sai biệt, vô ngã và ngã,
vô niệm và niệm ...
Các
nhà luận giải như thiền sư Shunryu Suzuki, Glassman, giáo sư D T Suzuki
đều nhấn mạnh về ảnh hưởng của kinh Hoa Nghiêm trong bài này.
Tất cả là một
Như
đã trích dẫn ở trên, S. Suzuki cho rằng câu: "Môn môn nhất thiết cảnh,
Hồi hỗ bất hồi hỗ" phù hợp với ý của câu "sự sự vô ngại" trong kinh Hoa
Nghiêm. Hòa thượng Thích Trí Tịnh có giảng về "sự sự vô ngại" trong
kinh Hoa Nghiêm như sau: "Tất cả sự đã toàn đồng một thể tánh mà thể
tánh thời dung thông, không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự
nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự
nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự sự vô
ngại tự tại, nên gọi là “Sự sự vô ngại pháp giới”. Người chứng được Sự
sự pháp giới này là bực pháp thân Bồ Tát thành tựu nhứt thiết chủng trí.
Viên mãn trí này chính là Ðấng Vô Thượng Giác (Phật Thế Tôn )."
Bài
tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng
như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra. Cho nên nói
rằng: "Một là tất cả, tất cả là một".
Lục
tổ Huệ Năng có nói: "Đâu ngờ Tự tánh hay sanh muôn pháp", tất cả các
pháp đều do "tự tánh" sanh ra, nên "tất cả là một". Cái "Một" này có
nhiều tên khác nhau như chân như, Phật tánh, niết bàn, nhất thể, nhất
tâm ... Thiền sư Hoàng Bá nói: "Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là
một tâm, không có pháp riêng... Duy một tâm nầy tức là Phật. Phật cùng
chúng sanh không riêng khác." (Truyền tâm pháp yếu- Thích thanh Từ).
Trong kinh "Văn Thù Sư Lợi nói về Cảnh giới bất tư nghị của Phật":
"Bồ
tát Văn Thù Sư Lợi thưa : - Bạch đức Thế tôn, tự tánh cảnh giới của Phật
chính là tự tánh của các phiền não. Bạch Thế tôn! Nếu tự tánh cảnh giới
của Phật khác với tự tánh của các phiền não thì đức Như Lai chẳng phải
bình đẳng chánh gíác. Vì không khác cho nên đối với tất cả pháp bình
đẳng chánh giác mới gọi là Như Lai.
Khế lý diệc phi ngộ
Nhiều thiền gia cho rằng khi thấy được chỗ "tất cả là một" này thì coi
như đã đắc đạo, chỗ rốt ráo của Thiền tông, vì vậy nên cố gắng tu tập để
thấy được Phật tánh, chân như ... bằng cách dẹp bỏ, trừ diệt những vọng
tưởng, phiền não để cho Phật tánh hiển hiện. Nhưng Thạch đầu viết trong
bài tụng: "Khế lý diệc phi ngộ", đạt được lý chưa phải là ngộ. Khi đã
đạt được Lý rồi mà nếu chỉ biết trụ vào đó thôi, thì chưa hoàn tất việc
tu hành.
Trong kinh "Văn Thù Sư Lợi nói về cảnh giới bất tư nghị của Phật " có
viết về việc tu hành của các Bồ tát:
"Tuy
biết sâu về vô ngã nhưng luôn hóa độ chúng sanh. Tuy quán tự tánh các
pháp giống như hư không, nhưng siêng tu công đức, thanh tịnh quốc độ của
đức Phật. Tuy nhập vào pháp giới, thấy pháp bình đẳng, nhưng vì trang
nghiêm thân, khẩu, ý của Phật nên không bỏ tinh tấn. Tuy quán các pháp
là không, vô sở đắc mà vì hóa độ chúng sanh nên thường hành tinh tấn.
Tuy biết các pháp không y cứ, không tạo tác, không thể thủ trước, mà
hằng tùy theo các điều nghe được, như lý tư duy." (Thích chánh Lạc
dịch).
Trong việc tu hành cần phải ứng dụng Tuyệt đối và Tương đối cùng với
nhau. Không nên chỉ trụ vào một pháp này mà bỏ qua pháp kia. Như các vị
bồ tát tuy đã thấy các pháp là "không" nhưng vẫn tinh tấn tu hành, không
buông bỏ thế đế.
Các
vị thiền sư cũng vậy, khi mới khởi công tu hành thì thấy "núi sông là
núi sông" với tâm phân biệt đủ tình tiết, nhưng sau vài chục năm tu tập
mới thấy "núi sông không phải là núi sông", vì thấy tánh không, tánh
huyễn cũng như "nhất thể" của muôn pháp, nên coi như đã đạt được Lý.
Nhưng sau một thời gian tu tập lâu dài hơn nữa lại thấy "núi sông là núi
sông", nhưng cái thấy này khác hẳn cái thấy ban đầu, vì thấy rằng mọi
pháp nó chỉ như vậy thôi, mà không bị dính chấp vào đó. Trong mười hình
chăn trâu, tượng trưng cho tiến trình tu hành của Thiền tông, bức hình
cuối là sau khi thấy người chăn trâu và trâu đều không còn nữa và trở về
với bổn nguyên thì đến đó rồi các thiền sư quay trở lại thế gian, dĩ
nhiên không phải để tiếp tục hưởng thụ mà là tìm cách độ người.
Đương minh trung hữu ám Vật dĩ ám
tương ngộ
Đương ám trung hữu minh Vật dĩ
minh tương đổ
Bốn
câu trên được coi như là trọng tâm của bài tụng để diễn tả mối tương
giao giữa những cặp đối đãi.
Tông
Tào Động Nhật dịch ra tiếng Anh như sau:
"In
the light there is darkness, but don't take it as darkness;
In
the dark there is light, but don't see it as light.
nghĩa:
"Trong Sáng có Tối, nhưng đừng cho đó là Tối
Trong Tối có Sáng, nhưng đừng thấy đó là Sáng"
Trong bài tụng "Sáng /Tối" không có nghĩa là buổi sáng, buổi tối hoặc có
đèn, có mặt trời thì sáng, không có thì tối, mà dùng để chỉ cho những ý
đối nghĩa như Tuyệt đối /Tương đối, Thánh đế /Thế đế, Lý /Sự ... Thạch
Đầu viết tiếp: "Sáng và Tối, đối nhau, Như bước chân trước sau." Lúc nào
cũng cần quán sát mỗi pháp theo cả hai khía cạnh đối nhau, như chân lý
Tuyệt đối luôn đi cùng chân lý Tương đối, kkhông nên trụ vào một bên nào.
Trong Bát nhã Tâm kinh, đức Phật giảng "Sắc tức thị Không", nhưng không
nên chỉ chấp chặt vào Không, mà phải cùng thấy "Không tức thị Sắc".
Trong kinh Kim Cang, đức Phật cũng giảng theo điều đó, thí dụ: "Này
Tu-bồ-đề, chúng sanh, chúng sanh ấy, Như Lai nói chẳng phải chúng sanh,
ấy gọi là chúng sanh." Đứng về phương diện tuyệt đối, đệ nhất nghĩa đế,
thì tất cả là một thể bình đẳng, nên nói "chẳng phải chúng sanh", nhưng
về phương diện tương đối tức thế đế, thì có Phật, có chúng sanh, cho nên
có câu "ấy gọi là chúng sanh" đi kèm ngay sau đó.
Thừa ngôn tu hội tông
Tức
là phải nương vào lời nói để hiểu rõ tông chỉ. Đó cũng giống như câu nói
"nương theo ngón tay để thấy mặt trăng". Nhưng có nhiều người nương vào
lời nói của Phật, Tổ và hiểu rồi giảng dậy theo ý của mình, có khi khác
hẳn tông chỉ của Thiền tông. Thí dụ như về pháp "vô niệm" mà Lục tổ đã
nói thì có người lại cho rằng như vậy phải tu tập sao cho dứt tiệt các
niệm khởi. Tổ Huệ Năng đã giảng rõ rằng "nếu chỉ trăm vật chẳng nghĩ,
niệm phải trừ hết" thì đó là điều lầm lớn. D.T. Suzuki viết: "vô niệm mà
được hiểu là trạng thái “không tư tưởng” chắc chắn sẽ là một tâm trạng
quá nhàm tởm đối với mục đích của Thiền học, hay với mục đích của bất cứ
thực tập tâm linh nào." (trích "Thiền luận" quyển hạ, Luận một: "Từ
Thiền đến Hoa Nghiêm" do Tuệ Sỹ dịch). Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật
chỉ rõ sáu căn là gốc khiến chúng sanh lưu chuyển trong vòng luân hồi,
nhưng cũng do sáu căn mà chứng quả giải thoát. Như vậy nếu cho rằng tư
tưởng khởi lên thì phải trừ diệt hết, có nghĩa là ý căn phải đóng lại,
mới đạt được giác ngộ thì sai lầm. Thí dụ đó cho thấy nếu lời nói của
Phật, tổ mà không được giảng giải đúng nghĩa thì kết quả rất là sai lạc.
Cho nên trong bài tụng này Thạch Đầu còn nhắc nhở là "Vật tự lập quy củ"
có nghĩa là chớ tự theo ý nghĩ của mình mà lập ra nghĩa này, điều kia để
rồi: "mê cách san hà cố", mê muội thì còn xa đạo như bị ngăn cách bởi
núi và sông.
Bài
tụng Sandōka (Tham đồng khế) này tuy ngắn nhưng ý nghĩa rất súc tích,
nên được coi như nền móng của tông Tào Động Nhật bản, vì vậy nên tông
này thường đọc tụng mỗi ngày. Sau đây là bài do các thiền sư Nhật dịch
ra tiếng Anh để các thiền giả ngoại quốc đọc tụng:
參同契 Harmony of Difference and Equality
竺土大仙心 The mind of the great sage of India
東西密相付 is intimately transmitted from west to east.
人根有利鈍 While human faculties are sharp or dull,
道無南北祖 the Way has no northern or southern
ancestors.
靈源明皎潔 The spiritual source shines clear in the
light;
枝派暗流注 the branching streams flow on in the dark.
執事元是迷 Grasping at things is surely delusion;
契理亦非悟 according with sameness is still not
enlightenment.
門門一切境 All the objects of the senses
迴互不迴互 interact and yet do not.
迴而更相涉 Interacting brings involvement.
不爾依位住 Otherwise, each keeps its place.
色本殊質像 Sights vary in quality and form,
聲元異樂苦 sounds differ as pleasing or harsh.
闇合上中言 Refined and common speech come together in
the dark,
明明清濁句 clear and murky phrases are distinguished in
the light.
四大性自復 The four elements return to their natures
如子得其母 just as a child turns to its mother;
火熱風動搖 Fire heats, wind moves,
水濕地堅固 water wets, earth is solid.
眼色耳音聲 Eye and sights, ear and sounds,
鼻香舌鹹醋 nose and smells, tongue and tastes;
然於一一法 Thus with each and every thing,
依根葉分布 depending on these roots, the leaves spread
forth.
本未須歸宗 Trunk and branches share the essence;
尊卑用其語 revered and common, each has its speech.
當明中有暗 In the light there is darkness,
勿以暗相遇 but don't take it as darkness;
當暗中有明 In the dark there is light,
勿以明相睹 but don't see it as light.
明暗各相對 Light and dark oppose one another
比如前後歩 like the front and back foot in walking.
萬物自有功 Each of the myriad things has its merit,
當言用及處 expressed according to function and place.
事存函蓋合 Phenomena exist; box and lid fit;
理應箭鋒拄 principle responds; arrow points meet.
承言須會宗 Hearing the words, understand the meaning;
勿自立規矩 don't set up standards of your own.
觸目不會道 If you don't understand the Way right before
you,
運足焉知路 how will you know the path as you walk?
進歩非近遠 Progress is not a matter of far or near,
迷隔山河故 but if you are confused, mountains and
rivers block your way.
謹白參玄人 I respectfully urge you who study the
mystery,
光陰莫虚度 do not pass your days and nights in vain.
(Translation/Compilation
copyright Soto Shumucho 1997)
* * *
Xin
đọc thêm một tài liệu về võ đường Sandokai- Kobudo Shugyokai tại
Montreal, Canada, áp dụng bài tụng Sandokai vào việc tu luyện võ thuật.
Võ
sư người Nhật là Yanagiya Kosan đã sáng lập ra võ đường này cách đây 24
năm, hiện nay người lãnh đạo là Réal Genest.
Võ
đường chủ yếu lấy bài Sandokai làm đường lối tu tập. Trang web đã giải
thích như sau:
"Hiểu được Sandokai là hiểu được Võ thuật cổ truyền của Nhật Kobudo.
Những võ sinh Kobudo cũng có cùng mục đích như các thiền sư Zen là đạt
được sự giác ngộ (satori). Sandokai không phải là một kỷ luật đặt ra, mà
là một phương tiện, một hải đăng trên đường Đạo.
"Qua
việc học tập và thực hành tại võ đường, các võ sinh khảo sát về các khía
cạnh tâm lý và tâm linh được soi sáng bởi bài Sandokai.
"Chúng
ta cho rằng có ta và có người. Có sự khác biệt, có khoảng cách giữa
những người khác và ta. Chúng ta tin rằng chúng ta là một thực thể trong
một vũ trụ gồm nhiều thực thể khác. Từ nhận thức đó chúng ta đánh giá
thế giới và mối liên hệ của chúng ta với thế giới.
"Chúng
ta thường cho rằng có sự sai biệt giữa chúng ta và những bạn thực tập,
hoặc giữa chúng ta và vũ khí trong tay như cây kiếm hoặc cây côn. Tất cả
sự luyện tập là cốt để thấy rằng vũ khí cũng là một phần của thân thể ta.
Chúng ta phải thấy rằng vũ khí là "một" với chúng ta. Trong giây phút
ngắn ngủi chúng ta không còn khái niệm là mình đang dụng công và đang
cầm vũ khí trong tay. Lúc tột đinh đó được thể hiện bằng tiếng hét.
Tiếng hét biểu hiện cho việc hợp nhất giữa tinh thần, vũ khí và thân thể.
"Trong
lúc tột đỉnh đó những sai biệt đều tan biến. Không còn sai biệt giữa
thân, ý thức hoặc năng lực cử động và mục tiêu nữa. Tất cả như được gom
lại thành một điểm nhỏ.
"Việc
tu luyện là cốt để sửa soạn và đạt đến điều kiện để phá vỡ cái vỏ cá
nhân và để cho năng lực tâm linh thể hiện.
* *
Tài
liệu trích dẫn:
-
Shunryu Suzuki, Branching streams flow in the darkness- Zen talks on the
Sandōkai (University of California Press, 1999.)
-
Bernie Glassman, Infinite Circle- Teachings in Zen. (Shambala, 2002)
-
Daisetz Teitaro Suzuki, Thiền luận, quyển hạ- do Tuệ Sỹ dịch.
-
Hubert Nearman, The Denkōroku or The record of the Transmission of the
Light by Keizan Zenji, (Shasta Abbey, 1993)
-
Kinh Hoa Nghiêm, Thích trí Tịnh dịch
-
Thích thanh Từ, "Truyền tâm pháp yếu - Thiền sư Hoàng Bá",
-
Kinh "Văn Thù Sư Lợi nói về Cảnh giới bất tư nghị của Phật", Thích chánh
Lạc dịch
-
Thích thanh Từ, Thiền sư Trung Hoa, tập 1 và 2
-Từ
điển Phật học, Chân Nguyên và Nguyễn tường Bách
-
Tự điển Hán-Việt, Thiều Chửu - trên mạng Internet:
http://perso.orange.fr/dang.tk/langues/hanviet.htm
-
Trang web của võ đường Sandokai- Kobudo Shugyokai:
http://www.sandokaikobudo.org/html/sandokai_1.html
***