Sau khi thành tựu đạo quả Bồ đề dưới cội cây Tất-bát-la, Đức
Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển cho năm anh em
ông Kiều Trần Như với bài pháp Tứ Diệu Đế. Từ đó, Tam Bảo được hình
thành. Phật Bảo là Đức Phật, Pháp Bảo là Tứ Diệu Đế, Tăng Bảo là năm anh
em Kiều Trần Như. Sau đó, Đức Phật đi hoằng hóa khắp nơi, người quy
hướng về Ngài xin xuất gia ngày càng đông, và dần dần tăng đoàn lớn mạnh.
Trong suốt mười hai năm đầu, đại chúng tỳ kheo hoàn toàn thanh tịnh, tất
cả mọi sinh hoạt đều nằm trong khuôn khổ của thiền định và tỉnh giác,
người đắc Thánh quả nhiều, chưa có những điều phi pháp xảy ra. Nhưng
càng về sau, tăng đoàn lớn mạnh, xen lẫn trong đại chúng thanh tịnh có
những người làm điều phi pháp, phá vỡ sự thanh tịnh và hòa hợp, làm cản
trở sự tu tập giải thoát. Chính vì thế, để ổn định tăng đoàn, Đức Phật
đã chế định ra giới luật theo nguyên tắc “tùy phạm tùy chế”, phạm tới
đâu chế tới đó, tạo nên kỷ luật cho đời sống xuất gia. Những điều giới
mà Đức Phật chế ra trong suốt một đời được các vị đệ tử của Ngài gìn giữ,
truyền thừa và kết tập lại thành một hệ thống gọi là Luật Tạng. Năm giới
của cư sĩ tại gia, mười giới của sa di và sa di ni, 250 giới của tỳ kheo,
348 giới của tỳ kheo ni… cũng được trích ra từ đó.
Trong một cơ quan xí nghiệp, tập thể hay tổ chức nào cũng đều
có luật lệ, nội quy, quy định cho những thành viên trong đó thực hiện.
Đây là một điều kiện tất yếu không thể thiếu, nhằm ổn định trật tự, nề
nếp của tổ chức đó và ngăn ngừa những hành vi phạm pháp hay buông lung
biếng nhác của các thành viên. Đạo Phật cũng phải có giới luật để người
xuất gia lấy đó làm cương lĩnh tu tập, chuyển hóa bản thân, “phòng phi
chỉ ác”. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củ Thiền môn trong tăng
đoàn, tạo nên sức mạnh về kỷ luật trong đời sống tâm linh của người tu.
Cho nên, giới luật là thọ mạng của Phật Pháp. “Tỳ ny tạng giả Phật Pháp
thọ mạng. Tỳ ny tạng trụ Phật Pháp diệc trụ, Tỳ ny tạng diệt Phật
Pháp diệc diệt”.
Một người xuất gia chân chính, đi theo bước
đường hành đạo, truyền thừa mạng mạch
Phật Pháp thì không thể không giữ giới. Chúng ta có thể kém tài, nhưng
đối với giới luật mà mình đã lãnh thọ thì phải “tịnh như băng tuyết”.
Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán, Phật dạy: “Vào biển Phật Pháp lấy
đức tin làm căn bản, vượt dòng sanh tử lấy giới luật làm thuyền bè.
Nếu người xuất gia mà không giữ giới cấm, lại tham đắm, vướng mắc những
thú vui thế tục, hủy báng giới pháp của Chư Phật, hạng tỷ kheo như thế
không còn được gọi là người xuất gia nữa”. Chúng ta là những trưởng tử
Như Lai, giữ gìn mạng mạch Phật Pháp để lưu truyền nơi thế gian,
lãnh trách nhiệm “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, muốn cho chánh pháp
trường tồn thì phải lấy giới làm Thầy. Ba đời chư Phật đều nương vào
giới luật mà tu tập cho đến khi thành tựu đạo quả. Khi Đức Thế Tôn sắp
nhập niết bàn, Ngài cũng đã dạy: “Này các tỳ kheo, sau khi ta diệt độ,
các vị cần phải tôn trọng kính ngưỡng Ba-la-đề-mộc-xoa (giới luật), như
kẻ mù tối được sáng mắt, kẻ nghèo hèn được vàng ngoc. Phải biết giới
luật là bậc Thầy cao cả của các vị. Dù ta ở đời cũng không khác gì giới
luật ấy” (Kinh Di Giáo). Như vậy, khi nào không còn người giữ giới
nữa thì Phật Pháp cũng từ đó mà hoại diệt, vì không còn người đủ tư cách,
đức hạnh để tuyên dương chánh pháp của Như Lai. Nên biết rằng, Đạo Phật
chủ trương “hạnh giải tương ưng”. Một người dù cho kiến thức Phật
Pháp uyên bác, thông suốt đến đâu nhưng đời sống lại buông lung
phóng dật, không đầy đủ giới luật, oai nghi tế hạnh thì đó cũng chỉ là
lý thuyết suông, có nói hay đến mấy cũng không đủ sức thuyết phục, cảm
hóa người khác bằng thân giáo của mình. Cho nên, muốn trở thành một bậc
pháp khí trong hàng Tăng Bảo, là bậc Chúng Trung Tôn thì trước tiên phải
giữ gìn oai nghi giới luật, làm mô phạm trong chốn già lam, gây niềm tin
cho những người mình muốn giáo hóa. Nhờ đó mà Phật Pháp được trường tồn,
chúng sanh lợi lạc. Như vậy, giới luật không chỉ là thọ mạng của Phật
Pháp mà cũng là thọ mạng của người xuất gia.
Nhờ có giới mà chúng ta thúc liễm được thân tâm mình, không để
ý nghĩ điều ác, miệng nói điều ác, thân làm việc ác. Từ đó phát sinh các
thiện pháp và thể hiện ra bên ngoài bằng sự nghi biểu của thân. Trong
tam vô lậu học, giới là nền tảng căn bản cho định và tuệ. “Nhân giới
sanh định, nhân định phát tuệ”. Ví như một ngọn đèn dầu, nhờ có bóng
đèn (giới) chụp lại bên ngoài mà ngọn đèn mới đứng yên, không bị chao
đảo trước gió (định), từ đó phát ra ánh sáng rõ ràng (huệ) chiếu soi mọi
vật xung quanh. Cũng thế, giới làm cho tâm chúng ta nhu nhuyến, an định,
bớt phan duyên theo trần cảnh bên ngoài để deã beà höôùng noäi, töï soi
roïi laïi baûn taâm baûn taùnh cuûa chính mình; töø ñoù phaùt sinh trí
tueä, phaù tan maøn voâ minh taêm toái, đạt đến giác ngộ giải thoát.
Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Giới là cội gốc của Bồ đề, là cửa ngõ
của niết bàn, là chiếc thuyeàn ñöa chuùng sanh qua bieån sanh töû,
laø chuoãi anh laïc ñeå trang nghieâm thaân”. Nhö vaäy, moät haønh
giaû muoán böôùc tieán treân con đường giải thoát thì không thể không
giữ giới. Nhờ sự chế ngự của giới làm tường rào vững chắc, chúng ta mới
thật sự có được một đời sống thanh tịnh, tự do và an lạc.
Phân tích về giới gồm hai phương diện: tự lợi và lợi tha. Xu
hướng tự lợi (nhiếp luật nghi giới) là giữ gìn giới luật oai nghi để tự
trang nghiêm thân. Xu hướng lợi tha (nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích
hữu tình giới) là làm tất cả những thiện sự để cứu giúp chúng sanh (thực
hành tứ nhiếp pháp) và đem chánh pháp giáo hóa tất cả chúng sanh. Như
vậy, một hành giả muốn bước đi trên con đường tự lợi và lợi tha thì
phaûi vöøa töï mình giöõ giôùi cho thanh tònh, sau ñoù ñem giaùo phaùp
hoằng hóa lợi sanh, đồng thời làm tất cả mọi thiện sự để cứu giúp muôn
loài. Có như vậy thì ngôn hành mới khế hợp.
Theo tinh thần đại thừa, giới gồm có giới tướng và giới tánh.
Giới tướng là những điều giới do Đức Phật chế ra, có quy định thành điều
tướng rõ ràng nhằm ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi ác. Vì vậy, giới
tướng của hàng Thanh Văn chỉ có xu hướng tự lợi chứ chưa thể lợi tha,
nhập thế tích cực, vào đời độ sanh được. Còn giới tánh (Ñaïi thöøa
giôùi) chuù troïng veà nhieáp taâm, ngaên chaën nhöõng yù nieäm baát
thieän vöøa môùi khôûi leân, quaùn xeùt taâm yù moät caùch miên mật,
thấu triệt; từ đó mới có thể tùy duyên hóa đôï được. Vì vậy, Phật giáo
đại thừa chú trọng tâm giới hơn giới tướng, nhiếp phục tâm ý như chăn
giữ con trâu cho đến khi nào thật sự thuần thục, “con trâu trắng sờ sờ,
đuổi hoài không đi” mới có thể an tâm mà “thỏng tay vào chợ”. Nói cách
khác, tư tưởng đại thừa truy nguyên nguồn gốc từ động cơ tâm ý mà diệt
trừ chứ không phí sức mà lo chặt bỏ ngọn ngành bên ngoài. Lục Tổ nói:
“Đức Phật chế tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không tất cả tâm, cần
chi tất cả pháp” (Kinh Pháp Bảo Đàn). Tâm không thì các pháp cũng
không, tâm tònh thì quoác ñoâï tònh, taâm dieät thì toäi lieàn tieâu.
Ñaây laø giaùo lyù “vaïn phaùp duy taâm” raát uyeân aùo vaø vi
dieäu.
Kinh Pháp Cú 1 và 2 ghi rằng:
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ tạo tác
Nếu với ý nhiễm ô
Nói năng hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe chân vật kéo”.
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ tạo tác
Nếu với ý trong sạch
Nói năng hay hành động
An lạc liền theo sau
Như bóng không rời hình”.
Đạo Phật chú trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận. Nói
theo cách thông thường là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng cháy hơn
chữa cháy”. Vì vậy mới nói: “Bồ tát sợ nhơn, chúng sanh sợ quả”. Luật
pháp thế gian chỉ xử phạt khi xác định được hành vi phạm tội của một
người, nhưng đối với tinh thần của Đạo Phật, họ đã có tội ngay khi những
ý niệm bất thiện vừa khởi lên trong tâm. Sở dĩ chúng ta luân hồi trong
ba cõi cũng chính do những ý niệm bất thiện này làm chủ, sai khiến thân
hành động ác, miệng nói lời thô ác.
“Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu
Đọa sa hay thành Phật
Cũng tâm ấy mà ra”.
Nếu chúng ta luôn kiểm thúc được thân và tâm mình
trong mọi thời khắc của đời sống thì sẽ phát sinh năng lực để thanh tịnh
hóa tâm thức.
Chính vì chú trọng đến động cơ tâm ý nên giới không
chỉ là “chỉ trì tác phạm” (dừng là giữ, làm là phạm) mà còn là “chỉ
trì tác trì” (dừng là giữ, làm cũng là giữ). Ví dụ, giới luật quy
định không được nói dối, nhưng nếu vì phương tiện quyền xảo, thể hiện
lòng từ bi để cứu người thì được. Vì vậy mà có khai, giá, trì, phạm.
Giới luật Đức Phật chế ra mục đích không phải chỉ để chấp chặt trong
khuôn khổ phép tắc mà chủ yếu là điều phục tâm, nên có thể thực hiện
theo tinh thần “tùy duyên nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên”. Nhưng
cũng có người lại tự cho mình chứng ngộ, cũng bắt chước “hồn nhiên mặc
áo xiêm” như các Ngài, ăn thịt uống rượu, buông lung phóng túng, không
giữ gìn oai nghi phép tắc, thật đáng chê trách lắm thay! Đó chính là họ
đang tạo nhơn vào địa ngục mà không hay. Chúng ta chưa phải là những bậc
thượng căn thượng trí, không thể tu tập theo con đường đốn giáo thì
không được lìa bỏ giới tướng mà vượt bậc. Phải biết nương vào giới luật
làm phương tiện qua bờ bên kia, như dây sắn quấn theo cây tùng mà vươn
lên cao. Ngoài ra phải thường hành hạnh khiêm cung nhu hòa, học tập theo
gương sáng, đức hạnh của các bậc thượng lưu, làm kim chỉ nam cho mình
tiến tu.
Trong suốt cuộc đời tu của người xuất gia, hai dấu ấn
có thể nói là quan trọng và sâu đậm nhất là ngày thế phát xuất gia và
khi đăng đàn lãnh thọ giới pháp. Đối trước Phật đài trang nghiêm, đàn
tràng thanh tịnh, hương trầm nghi ngút, với đầy đủ tam sư thất chứng, tứ
vị dẫn thỉnh, đông đảo giới tử một lòng chí thành cầu thọ giới pháp…; đó
là thời khắc thiêng liêng nhất, là một dấu ấn đẹp trong suốt cuộc đời tu,
cũng là điểm khởi đầu cho chúng ta nhận lãnh pháp mầu, cầu thọ tịnh giới
của Như Lai để trì giữ. Thiết nghĩ, mỗi vị giới tử nên nhứt tâm chánh
niệm, một lòng chí thành hướng về ngôi Tam Bảo, lắng động mọi vọng tưởng
để lóng lòng nghe kỹ những lời khai đạo của chư vị giới sư, ngõ hầu làm
phương châm cho chính mình mà tiến đạo nghiêm thân. Và cũng nên khắc ghi
mãi hình ảnh này để nuôi dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, chí xuất
trần thượng sĩ thật kiên cố, hầu mong “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam
đồ khổ” để không cô phụ công ơn Thầy Tổ, cha mẹ và lí tưởng xuất gia
của chính mình.Từ vô thỉ kiếp đến nay, do vô minh mê lầm mà chúng ta
maõi laên loùc luaân hoài trieàn mieân trong ba coõi. Nay böôùc chaân
vaøo đạo, nhận ra được con đường chân chánh, nhờ ánh sáng Phật Pháp soi
rọi, nhờ giới pháp thanh tịnh trang nghiêm mà chúng ta dần dần đoạn trừ
bớt những tập khí phiền não sâu dày để trở veà vôùi chôn taâm, phaät
taùnh baát sanh baát dieät haèng höõu. Chính nhôø giới luật đã làm nền
tảng cho sự tiến bước đó. Đời sống của giới là đời sống của sự hòa hợp
và thanh tịnh; đó cũng chính là ý nghĩa của Tăng (Sangha). Như vậy, một
đoàn thể tăng thanh tịnh và hòa hợp đúng nghĩa là một đoàn thể tăng có
giữ giới. Cơ sở tự viện nào có nề nếp thanh quy nghiêm ngặt, đó là môi
trường tốt để đào tạo tăng tài cho Đạo Pháp và dân tộc. Đạo Phật có tồn
tại và phát triển hay không chính là nhờ những thế hệ tăng đủ tài đủ đức
này. Tài năng nhờ hiểu sâu Phật Pháp, đức hạnh nhờ giữ giới tinh chuyên.
Có tài mà không có đức thì chưa phải là người xuất gia đệ tử Phật chân
chính. Cho nên, có thể khẳng định lại: Giới luật chính là thọ mạng
của Phật Pháp vậy.