Tu theo Tứ Niệm Xứ là
Con Đường Thật Tiễn
Vu Lăng Ba
Thích Chúc Tiếp
dịch
Là một Tín Đồ của Phật Giáo, việc đầu tiên trong cách
Hành Trì là Phục Vụ, đây là con đường hết sức thực tiễn. Tuân thủ theo
việc làm này cũng là hướng đến Niết Bàn Giải Thoát. Mà cái gọi là Đạo,
một nữa nói là Tứ Thánh Đế bao gồm cả Bát Chánh Đạo. Nhưng sự thật Đạo,
cũng bao gồm cả 37 Phẩm Trợ Đạo. Tứ Niệm Xứ là phần đầu tiên của 7 phần
trong 37 Phẩm Trợ Đạo.
Giáo lý Duyên Khởi mà Đức Phật Chứng Ngộ tại dưới gốc Bồ
Đề, cũng chính là giáo lý căn bản của Phật Giáo. Pháp Duyên Khởi không
phải là do Đức Phật sáng tạo hoặc chế định, mà là do Ngài Chứng Ngộ.
Chân Lý của Vũ Trụ Thế Gian là「Pháp
Nhĩ Như Thị」.
Đức Phật lấy Pháp làm Thân, bởi vậy trong Kinh「Liễu
Bổn Sanh Tử」Ngài
có dạy: 若比丘見緣起
即是見法
若正見於法
則是見我
nếu Tỳ Kheo thấy Duyên Khởi, tức là thấy Pháp, nếu chân chánh thấy Pháp,
tức là thấy Ta(Phật)
Nhưng sau khi Đức Phật Chứng Ngộ, Ngài Sơ Chuyển Pháp
Luân tại Vườn Lộc Uyển độ năm anh em Kiều Trần Như, Ngài không nói Pháp
Duyên Khởi mà lại nói Tứ Thánh Đế. Vậy tại sao Đức Phật đối truớc năm
anh em Kiều Trần Như không nói Duyên Khởi mà nói Tứ Thánh Đế ? Đức Phật
nói:『Pháp
Duyên Khởi rất là Thậm Thâm』.
Duyên Khởi Pháp là diệu lý của「Tối
ư của sự sâu xa, tối ư của sự vi diệu, rất khó thông đạt đến」.
Phần đông chúng ta chưa hiểu rõ một cách triệt để. Đức Phật Ngài quán
căn cơ mà thuyết giáo, lấy Duyên Khởi Pháp tổ chức một cách thứ tự, lấy
Khổ Tập Diệt Đạo của Tứ Thánh Đế để biểu đạt. Bởi vậy, Đức Phật khi Sơ
Chuyển Pháp Luân Ngài không nói Duyên Khởi mà nói Tứ Thánh Đế. Tức cái
gọi là「Khổ
này nên Biết, Tập này nên Đoạn, Diệt này nên Chứng, Đạo này nên Tu」lúc
Đức Phật còn trụ thế, Ngài khuyên các đệ tử siêng năng học tập Tứ Thánh
Đế. Nếu như chân chánh lý giải về Tứ Thánh Đế, do thực tiễn Bát Chánh
Đạo thì có thể kiến lập Giải Thoát Tri Kiến của quả vị A La Hán.
Sự thật, Tứ Thánh Đế vẫn là Duyên Khởi. Khổ Tập là Lưu
Chuyển Duyên Khởi, Diệt Đạo là Hoàn Diệt Duyên Khởi. Mà thực tiễn của
Bát Chánh Đạo là con đường thông đến Niết Bàn. Đức Phật dạy các đệ tử,
không chỉ là Tri mà quan trọng là Hành, đó mới là thực tiễn của Bát
Chánh Đạo. Bởi vậy, thời đại Nguyên Thỉ Phật Giáo, các vị Tỳ Kheo trong
Tăng Đoàn chỉ có Tam Y Nhất Bát, ăn một ngày một buổi, ngủ dưới gốc cây
chỉ một đêm. Đây là không để cho vật chất làm hệ lị mà chuyên tâm tu
đạo. Trong Thánh Điển của Phật Giáo Nguyên Thỉ, lấy chổ bất đồng trong
Phương Thức ra thảo luận thực tế, tức Phương Pháp trong Tu Tập, đến thời
đại của Bộ Phái Phật Giáo sau này, việc Tu Tập của Tỳ Kheo vẫn theo nếp
cũ của một vài phương pháp, gộp lại hoàn chỉnh rồi tổ chức thành 37 Phẩm
Trợ Đạo.
37 Phẩm Trợ Đạo.phân thành 7 phần: một là Tứ Niệm Xứ,
hai Là Tứ Chánh Cần, ba là Tứ Như Ý Túc , bốn là Ngũ Căn, năm là Ngũ
Lực, sáu là Thất Bồ Đề Phần, bảy là Bát Chánh Đạo Phần. Trong 7 phần
trên đây tổng hợp lại thành 37 Phẩm Trợ Đạo. Nhưng trong bảy phần này,
mỗi phần đều có những Pháp Môn Tu Tập không đồng nhau. Đức Phật, Ngài
dựa vào Căn Cơ bất đồng của các đệ tử mà khai thị bất đồng về Pháp Môn.
Cho nên, trong lúc Tu Tập, quyết không phải là thực tiễn toàn bộ của 37
Phẩm Trợ Đạo, mà chỉ là mỗi phân hệ khác nhau. Tứ Niệm Xứ, tức một phần
trong bảy phần của 37 Phẩm Trợ Đạo.
Trong Kinh Tạp A Hàm Đức Phật nói về Tứ Niệm Xứ như sau
:「Tôi
nghe như vậy: Một thuở nọ Đức Phật ở tại rừng Kỳ Thọ của Trưởng Giả Cấp
Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn nói với các vị Tỳ Kheo rằng: có Tứ
Niệm Xứ, sao gọi là bốn: Vị Thân Thân Quán Niệm Xứ, Thọ Tâm Pháp Pháp
Quán Niệm Xứ. Này các Tỳ Kheo, đây gọi là Tứ Niệm Xứ. Tu Tập đầy đủ,
Tinh Tấn nổ lực, Chánh Niệm, Chánh Tri phải nên học. Phật nói Kinh này
xong, các vị Tỳ Kheo lắng nghe và hoan hỷ phụng hành」cũng
trong Kinh Tạp A Hàm, Đức Phật Ngài xưng Tứ Niệm Xứ là: Nhất Thừa Đạo.
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật ở tại rừng Kỳ Thọ của Trưởng Giả
Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ Thế Tôn nói với các vị Tỳ Kheo rằng: Có
một con đường(Nhất
Thừa Đạo)nhiếp
tất cả Chúng Sanh, diệt trừ ưu bi khổ não, chứng như thật pháp. Cái gọi
là Tứ Niệm Xứ đó, sao gọi là bốn: Thân Thân Quán Niệm Xứ, Thọ Tâm Pháp
Pháp Quán Niệm Xứ . Phật nói Kinh này xong, các vị Tỳ Kheo lắng nghe và
hoan hỷ phụng hành. Cái gọi là Nhất Thừa, tức là chỉ nương vào pháp tu
hành mới có thể Chứng Đạo. Trong Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật nói tu Tứ
Niệm Xứ có thể đoạn trừ Phiền Não Kiết Sử. Lời dịch của một đoạn Kinh
dưới đây có nói: Này các vị tỳ kheo: Ví như Người Tu Hành muốn tịnh hóa
Chúng Sanh, diệt trừ Ưu Bi Khổ Não, thực hành Chánh Đạo mà chứng Niết
Bàn, đây là Con Đường Duy Nhất, cũng gọi là Tứ Niệm Xứ. Nội dung của Tứ
Niệm Xứ được thuyết minh như sau:
1. Thân Niệm Xứ: còn gọi là Thân Niệm Trụ, tức là quán
tự tướng của Thân là bất tịnh, đồng thời quán các tướng của Thân là Vô
Thường, Khổ, Không, Vô Ngã. lấy Tịnh đối trị điên đảo.
2. Thọ Niệm Xứ: còn gọi là Thọ Niệm Trụ, tức là quán
nguyên nhân của Sanh Khổ là do truy cầu Dục Lạc và quán các tướng Khổ,
Không.v.v...lấy Lạc đối trị điên đảo.
3. Tâm Niệm Xứ: còn gọi là Tâm Niệm Trụ, tức là quán Tâm
năng cầu của Vô Thường Sanh Diệt và quán các tướng khác. lấy Thường đối
trị điên đảo.
4. Pháp Niệm Xứ: còn gọi là Pháp Niệm Trụ, tức là quán
tất cả pháp đều nương vào Nhân Duyên mà Sanh Khởi, không có Tự Tánh và
quán các tướng khác. lấy Ngã đối trị điên đảo.
Căn bản của Phàm Phu gồm có 4 loại điên đảo tri kiến:
Thường điên đảo, Lạc điên đảo, Ngã điên đảo, Tịnh điên đảo. Tức Phàm Phu
không nhận rõ cái tướng Chân Thật của cảnh giới mê muội. Lấy cái Vô
Thường của Thế Gian chấp là Thường, lấy cái Khổ chấp là Lạc, lấy cái Vô
Ngã chấp là có Ngã, lấy cái Bất Tịnh chấp là Tịnh. Mà tu quán về Tứ Niệm
Xứ, tức là đang đối trị với bốn món điên đảo nói trên. Tu quán về Tứ
Niệm Xứ, tức là tập trung Tâm Ý lại một điểm, lấy sự phòng ngừa để đối
trị Vọng Tưởng Tạp Niệm sanh khởi làm phương pháp quán.
Người tu Tứ Niệm Xứ, trước tiên là phải tùy lúc tự hiểu
rõ trạng thái của tâm lý. Tức là : 1. Tâm lý của chúng ta tập trung
chuyên nhất, hay là tán loạn làm phiền toái? 2. Tinh thần phải thoải
mái, hay là hôn trầm mê ám? 3. tinh thần thoải mái, hay là ở trong
trạng thái căn thẳng? 4. Tâm của chúng ta xung mãn rồi thì các thứ tham
dục có khởi niệm không? 5. Tâm của chúng ta có khởi niệm sân hận không?
6. tâm của chúng ta có Từ Bi, có quan tâm đến người khác hay không?
Chúng ta phải tùy thời quán chiếu nội tâm của chúng ta, đây gọi là bước
đầu của Tu Tập.
Trong Kinh Niệm Xứ, Đức Phật có Khai Thị rằng: Này các
Tỳ Kheo: một vị Tỳ Kheo nên như thế nào để quán sát Tâm mình? Một vị Tỳ
Kheo nên biết và hiểu rõ trong Tâm của mình là có Dục hay là không có
Dục, là có Sân hay là không có Sân, là có Si hay là không có Si, là có
Thúc Liễm hay là không có Thúc Liễm, là có Nhiệt Huyết Tu Hành hay là
không có Nhiệt Huyết Tu Hành, là có Tiến Bộ hay là không có Tiến Bộ, là
có Tập Trung hay là không có Tập Trung, là có Giải Thoát hay là không có
Giải Thoát? Các điều này các Ông nên quán xác cho rõ.
Tu quán về Tứ Niệm Xứ, vẫn là lấy Giới Định Tuệ -Tam Học
làm căn bản. Nếu như không tu Tam Học, mà muốn làm một người quán thành
tựu về Tứ Niệm Xứ, thì đó cũng giống như dùng mòi gỗ mà câu Cá. Chúng ta
là người Phàm Tục Học Phật, tuy nhiên không thể giống như các bậc Thánh
Xuất Gia y luật mà hành. Nhưng trên cơ bản quy luật của cuộc sống, vẫn
là cơ bản của việc tu hành. Như giữ gìn 5 Giới, không thể chìm đắm trong
Dục Lạc của Sắc Thinh Hương Vị Xúc. Tiến thêm một bước nữa là hành Thập
Thiện, tịnh hóa Thân Khẩu Ý của chúng ta. Nếu Tâm huân tập những điều
ham muốn, lợi mình tổn hại đến người khác, Tâm chứa đầy sân hận, kết oán
báo thù, ngu muội vô tri, làm việc điên đảo, tâm hồn luôn phiền não vô
an.v.v... Như thế, có thế gọi là tiến một bước trong Định sao?
Định còn gọi là Tam Ma Đề, tuy nhiên để huấn luyện cho
Hành Giả có tố chất Tu Tập, ở bất kỳ tình huống nào cũng có thể dùng ý
chí tập trung vào cảnh Định. Nhưng người mới học Phật, chắc chắn phải có
sự hướng dẫn của bậc Thiện Tri Thức, tuần tự thâm nhập, nhất nhất không
được quên tu luyện. Trong quá trình tu Định, cảnh giới của nội chứng,
không thể lấy Ngôn Ngữ Văn Tự của Thế Tục để thấu đạt, mà là phải tu
quán Tứ Niệm Xứ. Cũng có nghĩa là lấy cái Trí của Năng Quán, quán cái
Cảnh của Sở Quán, để đoạn trừ tri kiến điên đảo của Nhân Ngã.
Như trên đã nói, chủ yếu là thuyết minh về lý luận của
Tứ Niệm Xứ, đối với phương pháp tu trì thì không thể thâm nhập. Thực
tiễn của việc học Phật, cần phải tự trang bị đầy đủ tư cách của một Hành
Giả, không được có Tâm đố kỵ, ích kỷ. Chỉ có Tâm mong cầu cho mọi người
có thể thành Phật. Không được có Tâm hoài nghi, sân hận, chỉ có Tâm mong
cầu cho chúng sanh trong cõi Trời Người mau thành Phật . nếu quý vị làm
được như vây, thì thâm và tâm luôn an lạc. Đây không phải là thực tiễn
trong tu tập Tứ Niệm Xứ hay sao?
***