Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

XÁ LỢI PHẬT

VÀ LỢI ÍCH KHI CHIÊM BÁI

Lệ Thọ

Việc thờ phượng và chiêm bái Xá-Lợi Phật đã được phổ biến đến Phật tử Việt Nam rất lâu. Xá-Lợi Phật là phần di thể còn lại sau lễ hỏa táng nhục thân của một bậc vĩ nhân đã sanh ra trong hoàng tộc Sākya: Thái tử Siddhattha (Sĩ-đạt-ta). Ngài đã từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, lên đường tầm cầu giải thoát, đã thanh lọc mọi ô nhiễm trong tâm và trở thành bậc hoàn toàn giác ngộ, sau đó đã tận tụy 49 năm dìu dắt chúng sanh thoát qua biển khổ trầm luân của hiện hữu.

Với lòng từ bi vô lượng, Ngài đã để lưu lại Xá-Lợi ở thế gian này sau khi viên tịch Niết Bàn để cho chúng sanh đời sau còn có duyên may chiêm bái và cúng dường. Vì thế, Xá-Lợi Phật là bằng chứng hùng hồn nhất về sự hiện diện của Ngài và ý nghĩa của sự xuất hiện ấy không ngoài mục đích giúp cho chúng sanh đoạn tận mọi khổ đau, thành tựu cứu cánh giải thoát Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử.

Do lòng kính trọng ân đức Phật Bảo nên chúng ta quý trọng và tôn thờ những gì có liên quan đến Ngài. Do sự bày tỏ lòng tôn kính qua hình thức chiêm bái cúng dường đến Xá-Lợi của Ngài, nghiệp quả lành sẽ phát sanh, đồng thời niềm tin vào con đường giải thoát sẽ được củng cố và tăng trưởng. Việc xây dựng các ngôi bảo tháp thờ Xá-Lợi Phật, trước tiên ở cõi trời, kế đến là Ấn Độ, sau đó là Tích Lan, v.v... và hiện nay đang được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới cũng không ngoài mục đích trên.

 

Lợi ?

Xá lợi được phiên âm của từ “sarira”, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Danh từ Lợi không phải xa lạ đối với người Á Châu. Người con Phật vẫn thường nghe nói đến Lợi, và của chư Tổ. Không phải ai cũng có đủ duyên lành được chiêm ngưỡng.

Lợi sự kết tinh kỳ diệu của sự thành đạt tâm linh, của sự phát triển tột cùng của hạnh từ bi và trí tuệ. Lợi có những hình dạng như những viên ngọc trai hay đá quí nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy, thu nhặt được sau lễ trà tỳ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các bậc Thánh đệ tử và các vị Đại Sư.

Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên tịch, hàng đệ tử làm lễ trà tỳ. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. những vật thể đó được đặt tên là Xá lợi, là bảo vật của Phật giáo.

            Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác!

 

 

Xá lợi của hàng đệ tử:

Có thể nói hầu hết đệ tử của đức Phật từ hàng xuất gia đến tại gia đều có Xá lợi sau khi hỏa táng. (ngoại trừ người đó mắc bệnh tiểu đường, ung thư…) Kích cỡ và màu sắc cũng có khác nhau, nhưng có chung một điểm là: “Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng”.

Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo và giới khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lợi. Tháng 12/1990, Hoằng Huyền pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, loại cỡ như hạt đỗ tương, loại nhỏ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng đó chính là xá lợi.

Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn, ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được hỏa táng theo tâm nguyện của ngài. Trong tro có tới 11.000 hạt xá lợi, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lợi được ghi nhận chính thức.

Viên xá lợi có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của pháp sư Khoan Năng, vị trụ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch ở tuổi 93. Sau khi hỏa thiêu, người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lợi màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4 cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.

 

Trái tim thành xá lợi

Trường hợp Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu vào ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 sau khi thiêu còn trái tim, người ta đã dùng lửa đến 4.000 độ, xương thịt cháy tiêu hết. Duy chỉ có trái tim của Ngài vẫn còn nguyên, được thiêu lần thứ hai vẫn không cháy. Trần Quang Tuyến tìm cách hủy trái tim này trước sự chứng kiến của nhiều người để dập tắt niềm tin của Tăng Ni Phật tử cả nước. Tuyến đã dùng axit đổ vào trái tim của Hòa thượng Thích Quảng Đức, tuy nhiên, đổ vào bao nhiêu axit cứ trôi đi bấy nhiêu, không thẩm thấu vào được. Ông Diệm đã mời các nhà khoa học Mỹ đến tìm cách phá hủy trái tim này. Người Mỹ đã dùng hồ quang điện (lửa hàn), thứ nóng nhất mà họ có, để đốt trái tim. Tuy nhiên, ngọn lửa nhiều ngàn độ C xanh lét, làm tan chảy cả sắt cũng không đốt cháy được trái tim lạ kia. Những nhà khoa học Mỹ lúc đó mới tin vào sức mạnh bất diệt của Phật giáo. Đốt không được, phá hủy không xong. Một trái tim bất diệt!

Xá lợi tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức

 

Tháng 6/1994, pháp sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa (núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử: “Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh”. Sau đó vị sư nữ này ngồi kiết già và viên tịch.

Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lợi lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.

Ngoài ra các đệ tử còn thu được 100 viên xá lợi to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lợi tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lợi hoa). Những bông xá lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu... hết sức kỳ diệu.  

 

Khoa học chưa giải thích được Xá lợi.

Gần đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển. Thế nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lợi, họ đã gặp không ít trở ngại.

Phương Tây, người ta không tin là có xá lợi Phật Tổ. Mãi đến năm 1997, ông Peppé người Pháp khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía nam Népal, đã tìm thấy những viên xá lợi đựng trong chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, nội dung như sau: “Đây là xá lợi của đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ”. Khám phá này đã chứng minh: Những gì được ghi trong kinh Trường A Hàm và một số kinh sách khác về việc phân chia xá lợi đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lợi đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.

Về sự hình thành của những viên xá lợi, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lợi.

Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lợi? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lợi?

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lợi. Mặt khác, những cao tăng có xá lợi thường sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lợi. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lợi là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.

Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lợi đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng; vậy mà sao đốt không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng...? Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

 

Ích lợi gì cho những người chiêm bái?

kết tinh của sự thành đạt tâm linh, nên, như lời dạy của Lạt Ma Zopa Rinpoche, “mỗi phần nhục thân và Xá Lợi của các Ngài chứa đựng một năng lực mầu nhiệm có thể làm căn lành tăng trưởng và nghiệp ác giải trừ”. Vì thế, Lợi có năng lực cảm hóa tâm người, phát triển lòng bác ái trong nội tâm của những ai có cơ duyên được chiêm bái Lợi. Phật đã từng dạy rằng có bốn nơi chốn đặc biệt: “nơi ta được sanh ra, nơi ta giác ngộ, nơi ta thuyết pháp và nơi ta nhập diệt. Sự thăm viếng một trong bốn nơi chốn này giống như sự gặp gỡ với chính bản thân ta.” Vậy thì khi chiêm ngưỡng Lợi cũng tương tợ như thế.

Cho nên, những viên Xá lợi là tinh cốt còn lưu lại có công năng thù thắng, giúp tăng trưởng các điều lành thiện và tiêu trừ những điều xấu ác. Chỉ cần thành tâm, chúng ta có thể cảm nhận được năng lực mầu nhiệm của Xá Lợi.

 Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “ bây giờ, cúng dường Như Lai, hay mai sau, cúng dường lợi, công đức tích tụ, ngang bằng như nhau, và quả gặt hái  ngang bằng như nhau.”

Dù trong hiện tại chúng ta không đủ phước duyên để diện kiến đức Phật, nhưng cũng vẫn có đầy đủ thiện duyên để gặp được lợi Phật cùng Phật pháp. Vậy mặc dù đức Phật không thị hiện ngay trước mặt chúng ta với sắc tướng quen thuộc của Ngài, chúng ta có thể thấy được lợi Phật và vẫn còn có thể đạt giác ngộ.

 

Nên cúng dường lợi như thế nào?

Cúng dường lợi có ba cách:

1. Cúng dường tài vật, như tịnh tài, hoa, đèn, thực phẩm và thức uống.

2. Cúng dường tấm lòng kính ngưỡng tôn kính chư Phật bằng cách quét dọn nơi có lợi, đảnh lễ cúng dường mạn đà la, xây tượng Phật và bảo tháp.

3. Cúng dường công phu hành trì: sống thuận theo chánh pháp, mở tấm lòng vị tha biết quan tâm cho người khác hơn bản thân, hay ít ra cũng khát khao cố gắng để được như vậy.

 

Nên nghĩ gì khi đến chiêm bái lợi

Khi đến một nơi có Xá lợi, quan trọng nhất là đừng xem đây chỉ như một viện bảo tàng. Phải thấy Xá lợi chính là hiện thân của Phật và cũng là hiện thân của tất cả mọi tánh đức cao quí của đấng giác ngộ. Và dòng ánh sáng trắng rót xuống đỉnh đầu, tất cả ác nghiệp thân miệng ý kết thành khói đen, hay thành nước đục, và bị tống ra khỏi thân thể qua các lỗ chân lông.

 

Khi thân thể bị bệnh

Chúng ta nên đến trước lợi, quán tưởng có luồng ánh sáng rót xuống đỉnh đầu của mình và chúng sinh, thấy tật bịnh cùng tất cả những gì làm giảm hại sức khỏe kết lại thành mũ máu và bị tống ra khỏi thân thể từ hai gót chân.

 

Chiêm bái lợi lúc tâm bất an

Gặp việc phiền não trong gia đình hay bạn bè gây gỗ, chúng ta có thể đến chiêm bái lợi, đi nhiễu quanh lợi (đi quanh theo chiều kim đồng hồ). Quán tưởng các bậc thiện thệ giải thoát, nhờ siêng năng đoạn khổ đau, không chấp trước, luôn hỷ xả nên hình thành xá lợi. Nay con nguyện học theo hạnh đó xem phiền não: bò cạp, cóc, rắn rít…con cần phải tránh xa. Đồng thời cầu nguyện cho chúng sinh đang bị phiền não tác hại cũng nương theo đó mà được thanh tịnh. Thay vì than thân trách phận, tìm quên ở rượu chè nghiện ngập, phương pháp quán tưởng này sẽ giúp chúng ta đừng quá chú trọng đến bản thân, dùng khổ đau của chính mình làm động cơ thúc đẩy việc tu hành.

 

Khi bị chứng nghiện ngập

Hãy nhìn nhận mình đang có vấn đề, nhớ lại tánh đức của Phật để phát tâm quy y, mong mình có được mọi tánh đức của Phật. Trong khi đi nhiễu quanh lợi, quán tưởng dòng ánh sáng cam lồ trắng từ lợi rót vào đỉnh đầu mình, thấy các loài rắn rết nhện sên (biểu hiện sự nghiện ngập) được tống ra khỏi thân thể, của mình và của chúng sinh. Rồi thấy mình đã thật sự được thanh tịnh hóa. Luyện tâm như vậy cho thật thuần thục để thắng cơn nghiện, rồi sẽ có lúc mùi rượu sẽ khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

 

Vì sao phải đảnh lễ và đi nhiễu quanh lợi

Tôi một lòng kính lễ quí vị, và cầu mong quí vị nên đi nhiễu, đảnh lễ lợi Phật. Làm như vậy để nhận lực gia trì của chư Phật, điều này thật quan trọng. Vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật phát tâm bồ đề; vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật bước trên con đường tu; và cũng vì lợi ích của chúng sinh mà chư Phật thị hiện giác ngộ viên mãn. Vì lý do này, chư Phật và lợi Phật vô cùng mầu nhiệm, vẫn còn đó đầy đủ năng lực gia trì. Hiểu như vậy thì sẽ nhận được lực gia trì rất mãnh liệt. Cho dù tâm không định cũng vẫn có thể nhờ lợi mà nhận được lực gia trì. Nhờ hiểu lý lẽ này, chúng ta có thể mau chóng giác ngộ. Cho dù không hiểu nhiều, chiêm bái lợi cũng sẽ nhân tố thành tựu đạo nghiệp trên bước đường tu tập và hướng đến giải thoát giác ngộ.

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh đẳng chánh giác!

    Kính lễ Tăng, người thừa chí cả, thay Thế Tôn truyền bá đạo mầu!

Sài gòn, ngày 05/09/2008

 

 

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/xaloiPhatvaloiichchiembai.htm

 


Vào mạng: 05-09-2008

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang