Ý Nghĩa Tập Trung Phân Thân
(Bài giảng tại trường hạ chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương, ngày
3-6-2008)
-
HT. Thích Trí Quảng
Nguồn:
Báo Giác Ngộ số 441 & 442
Tại tỉnh Bình Dương có trên 150
Tăng Ni an cư tập trung và cũng có nhiều Tăng Ni cấm tức an cư tại chỗ;
điều này thể hiện sự hưng thạnh của Phật pháp tại tỉnh nhà Đức Phật dạy
rằng Tỳ Ni tạng trụ, Phật pháp cửu trụ nghĩa là chúng ta còn tuân thủ
lời Đức Phật dạy thì Phật pháp còn tồn tại trên thế gian này. Phật giáo
tỉnh Bình Dương chẳng những tồn tại, mà còn từng bước phát triển trong
thời đại mới. Đó là điều đáng mừng cho tỉnh nhà nói riêng và cho Phật
giáo cả nước nói chung.
Trong thời gian vừa qua, chúng
ta đã tổ chức Lễ Phật đản quốc tế và tỉnh Bình Dương là tỉnh đầu tiên
khởi sắc cho mùa Phật đản năm nay. Tăng Ni, Phật tử tham dự Lễ Phật đản
rất đông, chứng tỏ tấm lòng của quý vị đối với ngày lễ trọng đại này và
cũng chính trong ngày Đại lễ Phật đản được tổ chức tại Đại Nam, gợi cho
tôi suy nghĩ nhiều về ý nghĩa Đức Phật ra đời.
Điều tôi tâm đắc nhất là nhận
được ý nghĩa Đức Phật đản sanh mà chúng ta kỷ niệm hôm nay không phải
chỉ là tưởng nhớ đến Đức Phật đã ra đời tại Lâm Tỳ Ni, Ấn Độ vào thời xa
xưa và nay Ngài không còn nữa; nhưng quan trọng hơn nữa, chúng ta đang
hướng về Đức Phật hằng hữu miên viễn, đó là Pháp thân của Phật, là sự
sống của Giáo hội chúng ta và là niềm tin của nhân loại đối với một Bậc
Toàn giác, toàn thiện, toàn mỹ.
Thật vậy nếu chúng ta chỉ kỷ
niệm sự ra đời của Đức Phật cách nay hơn 2.500 năm thì chẳng qua đó chỉ
là sự hoài niệm, thương tiếc của chúng ta mà thôi. Theo tinh thần Phật
giáo nhập thế và phát triển, chúng ta có tầm nhìn đúng với sự thật khách
quan. Điều này đã được Đức Phật dạy trong kinh Pháp Hoa là thế gian
tướng thường trụ. Vì vậy, thường ngày chúng ta vẫn niệm Nam mô thập
phương thường trụ Tam bảo, nghĩa là chúng ta nghĩ đến Tam bảo thường trụ,
hay Tam bảo cửu trụ, tức sự tồn tại của Tam bảo đã có từ lâu. Kinh Pháp
Hoa cũng nói ý này rằng Đức Phật Đa Bảo đã nhập diệt từ vô số kiếp xa
xưa, nhưng khi Đức Phật Thích Ca thuyết pháp, Ngài cững hiện thân đề
nghe pháp và để làm chứng tín.
Lời dạy này nhằm gợi nhắc chúng
ta rằng Đức Phật Thích Ca nhập diệt, nhưng thật ra không phải Ngài chết
và Đức Phật Thích Ca Đản sanh cũng không phải là Ngài mới sanh ra. Đó
cũng là điều mà lâu nay chư Tổ chúng ta thường nhắc nhở. Từ trước đến
nay, trong mùa Phật đản, chúng ta thường đọc bài kệ tắm Phật, nhưng ít
bao giờ nhận ra ý nghĩa sâu sắc này:
Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công
đức tụ
Ngũ trược chúng sanh tịnh ly
cấu
Đồng chứng Như Lại tịnh Pháp
thân
Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh
Sa La thọ gian vị tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thêm
tiết
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn vương cung sanh Tất
Đạt
Củu long phúng thủy thiên ngoại
lai
Bỗng túc Liên hoa tùng địa phát
Bài kệ này khẳng định sự hiện hữu
của Đức Phật không sinh diệt, Đức Phật vĩnh hằng mới là biểu tượng cho
loài người kính ngưỡng và phát tâm sống theo lời chỉ dạy của Ngài từ
nghìn xưa cho đến ngày nay và mãi mãi về sau. Đức Phật Thích Ca không
phải chỉ đơn thuần là Đức Phật mang thân tứ đại, đã ra đời cách đây hơn
25 thế kỷ và Ngài đã vào Niết bàn; nhưng Đức Phật còn đang sống. Ngài
đang sống ở đâu Đức Phật đang sống trong lòng Tãng Ni, Phật tử, Ngài
đang sống trong lòng của nhân loại.
Đức Phật thường hằng miên viễn
đó mới quan trọng.
Kỷ niệm ngày Lễ Phật đản, điều
vô cùng cần thiết đối với hàng đệ tử Phật là làm cho Đức Phật sống trong
lòng của tự thân mỗi người chúng ta và sống trong lòng của quần chúng.
Không phải chúng ta thương tiếc một hình ảnh quá khứ không còn; vì Đức
Phật có mất đâu.
Khi nhắc đến cuộc đời của Đức
Phật Thích Ca, một số người không biết, cho rằng Đức Phật đã từ bỏ ung
vàng điện ngọc để xuất gia, là Ngài từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý mà
mọi người ước mơ nhưng không được thật là đáng tiếc. Nhưng đối với Đức
Phật, sự nghiệp vật chất là cái đáng bỏ và Ngài đã dấn thân trên con
đường cát bụi, chịu đựng sự nhọc nhằn đến thấu xương. Tuy nhiên, trải
qua con đường chông gai đó, cả bầu trời trong sáng hiện ra trước Ngài,
tâm trí Ngài hoàn toàn an vui giải thoát thế giới huy hoàng là Phật giới
đã chào đón Ngài. Ngày nay, bước theo dấu chân Phật, chắc chắn chúng ta
cũng đi trên chông gai, nhưng vẫn hoan hỷ vì đã mang đến nhiều đóng góp
có ý nghĩa cho sự sống an lạc của nhân loại.
Trên bước đường tu, yếu nghĩa
của bộ kinh Bát Nhã giúp chúng ta phát triển trí tuệ, nhìn sự vật đúng
như thật, hiểu rõ thân tứ đại là sự giả hợp mà có, ngũ uẩn của chúng ta
là không. Tu Bát Nhã phải thấy như vậy để chúng ta không chấp vào thân
tứ đại và không kẹt với ngũ uẩn. Đa số người tu vấp phải sai lầm, thường
chấp ngã và chấp pháp. Điển hình là trong thời đại Kamakura, có vị Tăng
rất hiền lành và khoan dung, nên được Tăng Ni thời đó kính trọng, nhà
vua mới phong cho ông làm Quốc sư. Nhưng khi ông đạt được vị trí lãnh
đạo cao tột này thì tâm chấp vào địa vị mỗi ngày nặng thêm. Vì vậy, ngài
Nhật Liên lúc đó mới 30 tuổi, tuyên bố một câu làm chới với vị lãnh đạo
này. Ngài nói Quốc sư, Đại sư mà còn chấp pháp, chấp ngã thì còn thua
tiểu Tăng. Ngài Lương, khoan nghe như vậy, chịu không nổi, chống gậy vào
triều đòi xử ngài Nhật Liên. Qua câu chuyện lịcn sử này, nhắc nhở tất cả
chúng ta nên cân nhắc trên bước đường tu, đừng để mình chấp ngã nặng
thêm; vì khi chưa có địa vị, ai nói gì mình cũng nhịn được, nhưng có địa
vị rồi, tâm lại trở nên hẹp hòi, cho nên được ca ngợi thì mình mới vui,
ai xem thường thì mình khổ đau. Thiết nghĩ quý thầy từng bước đi lên,
nên xóa ngã chấp, ai khen mình cũng được, chê cũng không sao; đừng vui
buồn với lời khen tiếng chê của thiên hạ. Còn tụng một ngàn bộ kinh Bát
Nhã mà gặp việc cảm thấy chướng tai gai mắt, không chấp nhận được là
chưa vào đạo. Cửa đạo gọi là Không môn, tâm chúng ta hoàn toàn thanh
thản, không vướng mắc gì cả mới được giải thoát.
Hòa thượng Trí Thủ khi còn sinh
tiền, ngài đã khuyên tôi rằng người quân tử ví như cây tre, cây trúc:
Vị xuất thời tiên địa tiết
Đáo lăng vân xứ cánh hư tâm
Nghĩa là cây tre, hay cây trúc
khi chưa ra khỏi mặt đất, nó đã có từng lóng mắt. Người tu khi chưa
thành danh, phải tập sống tiết tháo, vì sống bừa bãi thì sau này khó
tiến tu. Người tu sống có chừng mực, không nói điều không đáng nói và
khi nào cần mới ăn. Ăn và nói là hai việc quan trọng mà nhờ có nếp sống
tiết tháo, sẽ giúp chúng ta trở thành người đức hạnh, mới được xã hội
quý trọng và tin dùng.
Đức Phật và chư Tổ cũng đã dạy
chúng ta rằng nói nhiều thì lỗi nhiều, nói ít thì lỗi ít, không nói thì
không lỗi. Lỗi này là gì? Nói sai phạm là có lỗi đã đành, nhưng nói đúng
cũng lỗi, nghĩa là chúng ta bị hao hơi tổn sức và làm mất lòng người.
Tôi còn nhớ Hòa thuợng Thiện Hòa
nổi tiếng ít nói, ngài cũng dạy rằng:
Khẩu khai thần khí tán
Động thiệt thị phi sanh
Mở miệng nói thì cái thần của chúng
ta bị tán, cái khí của chúng ta bị tổn hại; vì khi nói, nghe, tranh cãi
chúng ta bị sự vật bên ngoài tác động, chi phối nhiều, nên thần tan, trí
sáng suốt không còn. Vỉ vậy, khi ngồi thiền, chúng ta tập trung được;
còn nói thì khó tập trung. Sử dụng được thần thông như ngài Mục Kiền
Liên là nhờ sức tập trung cao độ gọi là định lực. Có lực tập trung là có
"Thần" thì mới có "Thông", tức biến hóa được. Thần không có thì thông
cũng hết.
Người tu có sức tập trung, giữ được
cái thần sẽ thể hiện ra nét mặt rất sáng mà trong kinh biểu thị bằng hào
quang. Thần khí đầy đủ, chúng ta không mệt mỏi, không buồn ngủ; thần bị
tản, khí bị hao , chúng ta mệt và ngủ say. Thiền sư nhờ tập trung, nên
họ thiền thay cho ngủ, họ không ngủ nhưng không buồn ngủ, không mệt, vì
thần khí đầy đủ. Người tu phải dưỡng thần khí của chúng ta, để tạo sức
sống khỏe mạnh, đức hạnh và thanh tịnh; đừmg để tiêu hao thần khí khó
tiến tu. Riêng tôi, sau một thời pháp, hay sau một việc quan trọng, tôi
luôn dành thì giờ tập trung để giữ thần khí lại; vì vượt mức cho phép sẽ
ngã bệnh.
"Động thiệt thị phi sanh", nghĩa là
cái lưỡi cục cựa là thị phi sẽ có liền. Và thị phi trên cuộc đời này là
nói phải trái qua lại thì tất cả đều sai; nói đúng cũng sai, huống chi
là nói sai. Ít nói, thậm chí không nói, càng hay.
Đời sống chúng ta phải có tiết tháo
ví như cây tre, cây trúc có lóng mắt rõ ràng. Tiết tháo trong đạo Phật
đặt nặng việc ăn uống, ăn uống có chừng mực.
Đức Phật dạy không ăn nhiều,
không ăn ít. Tổ Thiên Thai dạy không ăn những gì không thích hợp với cơ
thể, dù có ngon miệng cũng không ăn.
Ngoài đời sống vật chất có tiết
tháo tâm hồn chúng ta phải mở rộng lần giống như cây tre, cây trúc ở
dưới gốc đặc ruột, nhưng lên càng cao thì ruột càng mỏng lần cho đến
rỗng không, là "Đáo lăng vân xứ cánh hư tâm", nghĩa là tâm chúng ta đừng
hẹp hòi, cố chấp, tu càng lâu thì tâm càng rộng rãi, bao dung được mọi
người. Người tu khi chưa làm Thánh, làm Phật được, nên làm nguời quân tử
trước; ai nói gì, chúng ta cũng bỏ qua, đừng để trong tâm. Lưu giữ trong
lòng mình quá nhiều thì ruột bị đặc lại rất nguy hiểm; nói cách khác,
biết nhiều thì phiền não nhiều, không biết thì không khổ. Tôi không bận
tâm, không biết việc phải trái hơn thua, nên sống rất an lạc.
Đức Phật dạy chúng ta thực hành
xả tâm. Tâm Phật là tâm từ
bi hỷ xả. Quý thầy muốn giải thoát đầu tiên phải tập xả tâm, xả việc sai
quấy cho đến xả luôn cái tốt. Theo kinh nghiệm tu hành của riêng tôi, ở
giai đoạn đầu, ai làm gì tốt cho tôi tôi nhớ cả đời; nhưng xử sự xấu với
tôi tôi vội bỏ điều xấu đó ra khỏi tâm mình, nhờ vậy tôi được an lạc. Và
cuối cùng, chúng ta xả bỏ luôn cả việc xấu lẫn tốt.
Chỉ tu xả tâm, chứng được Bát Nhã,
bước vào cánh cửa Không, đó là ranh giới giữa không và có. Thế giới
chúng ta sống là thế giới Hữu, gọi là Tam hữu, chúng ta còn trôi lăn
trong Tam hữu này (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) Đối với chúng ta,
từ thế giới vật chất sanh thế giới tâm linh, cả hai thế giới này đều nằm
trong Tam hữu, cho đến chứng được Phi phi tưởng xứ, cũng còn kẹt trong
thế giới Hữu; phải bứt phá được thế giới này để bước qua thế giới Không,
mới có Phật, Bồ tát, La hán.
Thực tập xả bỏ tất cả, không bận
tâm, là rời được thế giới Hữu. Tuy nhiên, quý thầy nên thực tập chừng
mực, biết rõ khi nào nên bỏ, khi nào cần phải giữ; vì bỏ hết, để không
còn gì nữa là sai lầm. Nếu tiền nhân chúng ta xả bỏ tất cả, thì ngày nay
không có chùa Hội Khánh cho chúng ta tu hành. Chùa này hiện hữu do công
sức lớn của các người trước và của Hòa thượng Từ Văn . Nhưng nay giao sự
nghiệp này cho quý vị, mà quý vị bỏ, không giữ gìn, thế hệ kế tiếp sẽ
không còn chùa này để tu hành là phạm lỗi lớn.
Phải cân nhắc pháp xả. Đức Phật dạy
không giữ trong lòng mình bất cứ điều gì để tiến đến chân lý; nhưng còn
thêm một điều nữa là phương tiện độ đời thì không bỏ cái nào hết.
Phiền não, trần lao nghiệp
chướng phải bỏ; còn phương tiện độ đời do phước đức sinh ra, thì không
bỏ. Trên bước đường tu, quý thầy bỏ khôn dại của con người, để sinh được
phước đức thì dù có bỏ sở hữu vật chất cũng không mất; vì phước đức gắn
liền với cuộc sống của chúng ta, còn sở hữu vật chất xây dựng bằng tính
toán khôn dại của thế nhân thì luôn chuyển đổi từ người này sang người
khác. Người xưa cũng nói ý này rằng "Nhứt khoảnh điền, thiên niên vạn
chử", chỉ một thửa ruộng thôi mà đã có cả vạn người thay nhau làm chủ
nó, không một người nào có thể giữ mãi tài sản vật chất làm của riêng
cho mình.
Đa số Tăng Ni và Phật tử tỉnh
Bình Dương tu hành tốt, nên các chùa của tỉnh nhà mỗi ngày được dựng lớn
hơn và quần chúng tu tập đông hơn. Tu sai, cuộc sống cứ xuống lần, lại
cứ vác đơn đi thưa để cuối cùng mất hết. Người tu giữ được đạo đức thì
dân chúng thương quý và chính quyền ủng hộ, sẽ có thêm, chứ không thể
mất được. Nhưug nếu ta khởi ý hơn thua tranh chẩp với người đời thì họ
có đủ mạnh khỏe, thủ đoạn, làm sao người tu đối chọi lại được người đời
và đưa đến việc thưa kiện, chính quyền xử ta là họ kéo ta từ người tu
giải thoát xuống ngang hàng với người tranh chấp; như vậy là chúng ta
mất trắng dù có thắng kiện cũng chỉ là cái được trong cái thua.
Thực tế cho thấy từ xưa, chùa
chiền phát triển đều nhờ người hằng tâm hằng sản đóng góp, nhờ vua chúa
ủng hộ. Ngày nay cũng vậy, tất cả mọi sinh hoạt đạo pháp thành tựu cũng
do Phật tử cúng dường và chính quyền cho phép. Người tu xả vật chất, xả
phải trái hơn thua, nhưng giữ đạo đức, nên còn tất cả những gì của người
tu.
Theo lý Bát Nhã, phải xả bỏ tẩt
cả vì trong thế giới không thì phức đức mới sinh ra. Tổ Huệ Năng dạy
rằng "Bản lai vô nhất vật" , đó là sở đắc mà người tu từ nghìn xưa cho
đến bây giờ cần phải đạt được, không để dính mắc bất cứ điều gì trên
cuộc đời này. Một vị Tổ khác e ngại chúng ta hiểu lầm ý nghĩa của pháp
xả, nên đã dạy rằng "Vô nhất vật trung vô tận tạng". Phải tìm được vô
tận tạng bên kia cánh cửa Không bằng cách xả bỏ thế giới bên ngoài tức
tìm ra kho báu, hay Bảo sở theo kinh Pháp Hoa.
Trên lộ trình đi đến Bảo sở,
phải vượt qua 500 do tuần đường hiểm, nghĩa là trải qua sắc, thọ, tưởng,
hành, thức, thâm nhập thế giới Không, kho báu mới hiện ra, đó là "Vô tận
tạng" ở trong "Vô nhất vật". Kinh Pháp Hoa diễn tả rằng tháp Đa Bảo chứa
nhiều của báu dành cho người tu với điều kiện phải mở được tháp mới sử
dụng được của báu. Trên bước đường tu, suốt đời chúng ta vẫn hoàn nghèo,
vì không bước vào cửa Không, không mở được cửa tháp báu.
Đức Phật Thích Ca cho biết Đức
Phật Đa Bảo có thệ nguyện rằng ai muốn mở tháp báu, phải tập trung phân
thân. Năm nay, dự Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc gợi cho tôi suy nghĩ
nhiều về ý nghĩa tập trung phân thân.
Thực tế cho thấy Phật giáo chúng
ta xưa kia hầu như bị phân tán, không có sự tập trung; cho nên sinh hoạt
yếu kém. Ngày nay, chúng ta thể hiện được ý nghĩa của sự tập trung phân
thân, để mở cửa tháp báu. Đó là đầu tiên chúng tập trung được tất cả các
hệ phái Phật giáo ở đất nước ta thành một Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trải qua suốt 27 năm, một Giáo hội duy nhất của chúng ta đã sinh hoạt
hài hòa theo Hiến chương và nội quy của các ban ngành, đã tạo thành
giềng mối vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam.
Với sự hưởng dẫn của trí tưệ tập thể là Giáo hội chúng ta, Tăng Ni, Phật
tử mới có điều kiện học chung, tu chung, làm việc chung và tạo thành sức
mạnh hòa hơp đúng theo lời Phật dạy.
Thật vậy, trên thế giới, chỉ có
Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tập trung sinh hoạt trong một Giáo hội duy
nhất. Ngay như Phật giáo
Thái Lan theo tinh thần Nguyên thủy, vẫn giữ hai Giáo hội, một Giáo hội
của Hoàng gia và một Giáo hội của đại chúng. Và Trường Đại học Phật giáo
Thái Lan cũng có một trường dành cho đại chúng và một trường của Hoàng
gia. Giáo hội Phật giáo Campuchia cũng giống như vậy.
Có thể khẳng định rằng với sức lực
tập trung tất cả mọi sinh hoạt Phật pháp trong một Giáo hội, giới Phật
giáo Việt Nam chúng ta đã đủ lớn mạnh, dù đất nước chúng ta chưa giàu,
nhưng đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm nay.
Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cũng tạo được lực tập trung lớn mạnh mang tính toàn cầu, thể hiện
qua sự tham dự của hơn 75 quốc gia trên thế giới trong Đại lễ Phật đản
Liên Hiệp Quốc năm nay.
Năm 2004, Thái Lan là quốc gia đầu
tiên tổ chức Lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, nhưng chỉ có khoảng 20 nước
tham dự. Đến năm 2008, số
quốc gia tập trung về Việt Nam tham dự Đại lễ Phật đản vượt trội gần gấp
bốn lần. Điều này thể hiện uy tín và vị trí của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam đã tăng cao đối với các nước bạn trên thế giới Có thể nói thành quả
này tiêu biểu cho một phần yếu nghĩa của tháp Đa Bảo được mở ra, hay mở
kho tàng giáo pháp của Đức Phật Thích Ca để lại cho chúng ta.
Thật vậy, từ trước đến nay, tất cả
Tăng Ni, Phật tử trên thế giới đều thể nghiệm những giáo pháp phương
tiện khác nhau để thích hợp với phong tục, tập quán, văn hóa... của
từng nơi khác nhau. Vì vậy mà việc tu tập, hành đạo của Phật giáo Việt
Nam khác với Phật giáo Thái Lan, Nhật Bản, hay Pháp, Mỹ, v.v...
Và thực tế cho thấy chính sự khác
biệt trong sinh hoạt Phật pháp đã dẫn đến tình trạng các nước tuy cùng
theo đạo Phật nhưng lại không công nhận nhau, xem thường nhau... Vì vậy,
vấn đề đặt ra là làm thế nào thực hiện một pháp để tất cả mọi người chấp
nhận được.
Phật giáo Việt Nam chúng ta đã có
mô hình sáng tạo cho sinh hoạt Phật pháp chẳng những tồn tại mà còn phát
triển bền vững và sự thành công này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng
đã được các nước Phật giáo bạn nhìn nhận và suy nghĩ.
Năm 1980, giới Phật giáo Việt Nam
đã có ý tưởng thống nhất sinh hoạt Phật giáo, nhưng thống nhất theo
phương cách nào để mọi người đều chấp nhận, vì lúc bấy giờ, chúng ta có
nhiều Giáo hội.
May mắn thay, với trí tuệ tập thể,
chúng ta đã có được phương châm thống nhất rất đúng đắn, dựa trên ba
tiêu chuẩn là thống nhất lãnh đạo và tố chức, thống nhất ý chí và hành
động. Mọi người được toàn quyền tu tập pháp môn riêng biệt thích hợp cho
mình, nhưng phải đúng Chánh pháp.
Thành quả của chúng ta gần 30 năm
qua đã thể hiện rõ nét rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tồn tại vì thích
hợp với thời đại và giới Phật giáo chúng ta được quý trọng vì có nhiều
đóng góp lợi ích cho xã hội.
Còn pháp tu biệt truyền theo Bắc
tông, Nam tông, hay Khất sĩ thì tùy theo hạnh nguyện của mỗi người. Thầy
thuyết pháp hay thầy làm nghi lễ tín ngưỡng, hoặc tu thiền, hay niệm
Phật cũng được. Tất cả phương tiện tu hành theo Phật đều có cùng một mục
đích, nhằm giúp tất cả chúng ta dẹp trừ phiền não, đạt giải thoát, giác
ngộ và mang lại lợi ích cho cuộc đời.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ
khi thành lập cho đến ngày nay, trải qua 27 năm đã từng bước lớn mạnh,
tham gia vào các diễn đàn Phật giáo thế giới, các hội nghị Phật giáo
toàn cầu cho đến tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc. Điều
này thể hiện sự phát triển bền vững của Phật giáo Việt Nam cũng như đã
mở ra cho giới Phật giáo thế giới nhận thấy được việc thống nhất sinh
hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã gặt hái được những kết quả tốt
đẹp vô cùng. Các quốc gia đến tham dự Đại lễ Phật đản mang đủ màu sắc
của các hệ phái Phật giáo, đều được chúng ta tôn trọng và họ cũng tôn
trọng chúng ta. Đó chính là sự tồn tại hỗ tương trên tinh thần tương
kính, hiểu biết và cùng chia sẻ kinh nghiệm hành đạo giữa các nước Phật
giáo, giữa các hội đoàn Phật giáo trên thể giới. Một sự cộng tôn phát
triển của Phật giáo trên khắp năm châu bốn biển vì lợi ích cho nhiều
cộng đồng xã hội, cho cả nhân loại nói chung. Chắc chắn Phật giáo của
thế kỷ XXI đều chấp nhận sự sinh hoạt cộng tồn trên nền tảng chung nhất
này.
Trước kia, Phật giáo Thái Lan và
Phật giáo Việt Nam thành thật mà nói đã có một khoảng cách rất lớn.
Nhưng trước Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm nay, Trường Đại học
Mahachulalongkorn của Phật giáo Hoàng gia Thái Lan đã trao tặng tôi bằng
Tiến sĩ Danh dự và trong sáu vị nhận văn bằng này, chỉ có một nguời Thái
Lan, còn lại là người Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc vàViệt Nam. Điều
này cho thấy giữa Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông không còn cái
nhìn phân biệt, không còn khoảng cách, nhưng là một sự thân thiện, cởi
mở, hoan hỷ chấp nhận những phương tiện hành đạo khác nhau. Đó chính là
mô hình tương lai của Phật giáo toàn cầu, theo đó pháp môn tu khác biệt
vẫn được tôn trọng nếu còn thích hợp với thời đại, còn được đa số quần
chúng quý trọng, sử dụng, chứ không đố kỵ. Vì theo tinh thần Phật dạy,
điều gì mà quần chúng cần, chúng ta sẵn sàng cho. Trong kinh Pháp Hoa,
Đức Phật đã ví Ngài như người thợ làm đồ gốm; ai cần món đồ gì người thợ
nặn ra món đó, cần cái nồi thì không thể cho cái chai. Vì vậy tùy theo
nhu cầu xã hội của từng nơi khác nhau mà giới Phật giáo đáp ứng để quy
về chân lý; đó là phương tiện hành đạo muôn màu muôn vẻ của mọi hình
thái Phật giáo trên thế gian này.
Trong mùa an cư, Tăng Ni có điều
kiện suy nghĩ những việc làm của quá khứ còn thích hợp, thì tiếp tục
phát triển; những gì không thích hợp thì gác lại. Cầu mong tất cả hành
giả luôn an lành trong ánh hào quang của chư Phật.
phatphap.wordpress.com &
phatphapnhiemmau.com
***