- Đường về
xứ Phật
-
Hoàng Hạ
-
Nguồn: Báo Giác Ngộ số 457
Sư cô Liên Hòa đón chúng tôi và
NS.Khiết Minh, viện chủ chùa Kiều Đàm Di
tại sân bay Kolkuta vào buổi tối. Sư cô đã
học xong Tiến sĩ tại Delhi và hiện đang an
trú tại chùa Kiều Đàm Di Việt Nam. Ở Vaisali.
Sáng sớm phải mất 10 giờ đi tàu lửa từ ga Patna,
thủ phủ của bang Biha chúng tôi mới về đến
chùa Kiều Đàm Di. Nơi đây là khu vực đất thiêng thời Đức Phật cho phép
ngài Kiều Đàm Di và 500 đệ tử đầu tiên được xuất gia tu học.
Trong khuôn viên ngôi Kiều Đàm,
NS.Khiết Minh đang tiến hành cho xây dựng
Đại bảo tháp Tổ Kiều Đàm Di 3 tầng khá đồ sộ Đồ án do
KTS.Bùi Quốc Cường,
ĐĐ.Thích Hoằng Kiến thiết kế. Một
ê-kíp nghệ nhân ở Việt Nam được đưa sang nhận nhiệm vụ khắc kinh vào đá
granite ốp chung quanh tháp. Tất cả thiết
bị cắt decal, khắc chữ... đều được đưa từ
Việt Nam sang. Ngôi đại bảo tháp được xây dựng bao gồm các hạng mục:
A. Tháp thờ xá lợi Đức Thế Tôn
và chư Thánh Ni; các hình tượng giới thiệu lịch sử nước Cộng hòa Ấn Độ
đầu tiên trên thế giới (phía sau chùa Kiều Đàm Di, cách 100m); trụ đá A
Dục có khắc đầu sư tử, đầu quay về hướng
Kusinagar, nơi Đức Phật nhập Niết bàn; nơi Ni đoàn đầu tiên được
thành lập; Hồ khỉ; Hương thất Đức Phật; Hương thất Tổ sư Ni Kiều Đàm Di
và chư Thánh Ni.
B. Làng
Beluva, nơi Đức Phật an cư cuối cùng lần thứ 45; quê hương Bồ tát
Duy Ma Cật; nơi kiết tập kinh điển lần thứ 2, sau Đức Phật nhập Niết bàn
100 năm.
Riêng việc khắc kinh lên đá bao
gồm bộ kinh Theravada và
Mahayana bằng tiếng Việt; Anh,
Sankrit, Bát Nhã kinh bằng tiếng Anh-Việt;
Đại niệm xứ bằng tiếng Việt Pàli và Anh;
Phương danh Tăng Ni, Phật tử đóng góp.
Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn
thành vào cuối năm 2010.
Sau khi nghỉ một ngày, chúng tôi
mang theo tất cả hành trang để bắt đầu chuyến đi các Thánh tích Phật
giáo nổi tiếng của vùng Bắc Ấn Độ .
Nơi đặt chân đầu tiên là di tích
còn lại của Trường Đại học Nalanda, đây là
ngôi trường đại học Phật giáo đầu tiên của ấn Độ và của cả thế giới.
Lịch sử ghi lại ngôi trường này hình thành đầu thế
kỷ thứ V thuộc triều đại
Gupta đã bị quân đội Hồi giáo triệt hạ,
giết chết hơn 8.000 Tăng sĩ Phật giáo và trên 1.500 Tăng sinh, chỉ còn
70 nhà sư sống sót, đốt cháy ngôi trường mất 6 tháng. Nơi đây vẫn còn
1ưu tích khu giảng đường, Tăng xá, các phòng học... của tu sĩ Phật giáo
năm xưa. Hiện tại, di tích Trường Đại học Nalanda
được Nhà nước An Độ tôn tạo, giữ gìn bao gồm các khu vực đồi cỏ cây xanh
cũng như các lối đi được lát đá sạch sẽ.
Linh Thứu
sơn (núi Kên kên)
là đỉnh núi cao nhất đối diện triền núi Tháp Hòa Bình của Nhật Bản.
Đường lên đỉnh Linh Thứu còn có các hang
động của những vị Bồ tát tu và cao nhất là hương thất của Đức Phật. Nơi
đây năm xưa, Đức Phật đã ngồi kiết già và thuyết pháp. Dấu tích còn lại
của hương thất rất đơn sơ, đó là những phiến đá xếp chồng lên hình vuông
bao bọc một khoảng sân phẳng cỡ 20m vuông, nơi Đức Phật
tọa thiền.
cùng một buổi chiều, đầu tiên,
chúng tôi di chuyển đến thánh địa Bồ đề Đạo tràng (Bodhi
Gaya), đây là một trong Tứ động tâm của
Thánh tích - Bồ đề Đạo tràng là nơi Đức Phật Thành đạo và nơi Ngài đã
tọa thiền 49 ngày đêm bên cạnh dòng sông
Ni Liên Thiền; dưới cây cổ thụ Pipala được
gọi là cây Bồ đề (Bodhi
tree - giác ngộ) . Bồ đề Đạo tràng là cái
nôi của lịch sử văn hóa Phật giáo. Theo lịch sử, ngôi đại tháp Bồ đề này
được xây dựng từ thể kỷ thứ
VII sau Tây Lịch. Còn ngôi tháp hiện tại
là mới được trùng tu sau này, xây theo hình tứ giác, trên đỉnh có ngọn
tháp nhọn. Trong tháp, có chạm hình Đức Phật thành đạo. Phía Bắc, bên
hông tháp có một hành lang, đó là con đường nhỏ mà Đức Phật sau khi
thành đạo đã đi thiền hành trên con đường này. Phía dưới lối đi có những
hình hoa sen mô tả mỗi bước chân Đức Phật đều có hoa sen nở bung ra.
Riêng cây Bồ đề hiện đã được bảo quản rất kỹ
với 4 bức tường bao bọc chung quanh. Đây là cây Bồ đề thuộc hàng cháu
chắt của hàng ngàn cây Bồ đề gốc năm xưa.
Sarnath
là Thánh địa Isipitana; nơi có vườn Lộc
Uyển, địa điểm lịch sử quan trọng khi Đức Phật giảng bài pháp đầu
tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh với Ngài.
Samath là nơi Đức Phật thành lập giáo
đoàn, chính vì vậy nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn
tại trên 1.500 năm. Dưới triều đại vua A Dục,
Samath phát triển rực rỡ. Ngày nay, Viện Khảo cổ ấn Độ đã cho
khai quật và trùng tu lại thánh địa Sarnath
trở thành thánh tích lịch sử. Sravasti (Xá
Vệ thành), thủ phủ của Vương quốc Kosala,
nơi đây hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã thi triền thần thông giáo hóa
các đạo sư thờ than lửa. Trong thời kỳ Đức Phật,
Sravasti cũng là trung tâm Phật giáo phồn thịnh. Nơi đây, trưởng
giả Cấp Cô Độc đã xây dựng tịnh xá Kỳ Viên cúng dường Đức Phật và chư
Tăng. Thế kỷ thứ
XlI sau Tây lịch, đạo Phật bắt đầu suy tàn tại ấn Độ và
Sravasti đã bị những đạo quân Hồi giáo tàn
phá thiêu hủy.
Trên đường tiến về cửa khẩu
Népal - ấn Độ, chúng tôi đã thăm viếng bản
sao của thành Kapilavatthu (Ca
Tỳ La Vệ). Nói là bản sao vì nguyên bản
của thành Ca Tỳ La Vệ nằm trên phần đất
lãnh thổ Népal và nơi đây, sau khi vào
Népal, chúng tôi không tham quan được vì
quân đội Népal đã đóng cửa con đường dẫn
vào thánh tích Kapilavatthu (Ca
Tỳ La Vệ) với lý do an ninh.
Vườn Lâm Ty Ni
Lumbini nằm trên đất
Népal, cách cửa khẩu 27km,
cách thành Ca Tỳ La Vệ 30km,
chung quanh là hệ thống các chùa của nhiều quốc gia trong đó có ngôi
chùa Việt Nam đầu tiên được Nhà nước Népal
cấp đất để xây dựng, đó là ngôi Việt Nam Phật Quốc Tự của
TT.Thích Huyền Diệu.
Lâm Tỳ
Ni là nơi Đức Phật đản sinh, cách thành Ca Tỳ
La Vệ (nguyên bản) khoảng 15km. Phía
trong tường thành còn lưu dấu bàn chân Đức Phật khi Ngài mới đản sanh và
bên ngoài hông tường thành, đối chiếu thẳng với bàn chân Đức Phật
tính ra là bảy bước chân, vua A Dục đã cho xây một trụ đá cao để
đánh dấu bước chân thứ 7 của Ngài, cũng là ới tích nói lên địa danh
này là nơi Đức Phật đản sinh. Phía trước Lâm
Tỳ Ni có một hồ nước, nơi Hoàng hậu Ma Gia tắm sau khi Đản sinh
Đức Phật. Khu vực dân cư chung quanh nơi Đức Phật đản sinh, vua A Dục đã
giảm 50% thuế hàng năm cho dân chúng vùng này. Lâm
Tỳ Ni ngày nay là một trong Tứ động tâm
hàng đầu tại ấn Độ.
Kushinagar
(Câu Thi Na) là nơi Đức Phật tịch diệt năm Ngài 80 tuổi dưới hai tàng
cây Sala. Chúng ta thường gọi là Đức Phật
nhập Niết bàn. Bên trong ngôi đền thiêng này, còn có Đại tượng Đức Phật
nằm thế nghiêng dài khoảng 7m. Trên thân Ngài được đắp một tấm vải nhung
vàng lớn. Chung quanh đại tượng, chư Tăng và Phật tử các nước viếng thăm
đều đảnh lễ và quỳ tụng kinh. Thật Đại
tượng Đức Phật hiện nay đã được gắn và chạm trổ lại bởi nhà điêu khắc
Carlleyle. Ngôi Đại tháp
Ramabhar được xây dựng làm nơi trà
tỳ kim thân Đức Phật và Xá lợi Ngài được
phân chia làm tám phần cho tám quốc gia lớn mạnh thời đó. Riêng tại ấn
Độ, Xá lợi Ngài năm xưa, nằm cách Kiều Đàm Di viện ở
Vaisali khoảng 4km.
Vaisali
(Tỳ Xá Ly) là thành phố thuộc quận
Muza FFarpur
thuộc thủ phủ Pahna của bang
Bihar. Nơi đây, Đức Phật đã dừng chân 3
lần và nơi kiết tập kinh điển lần II, hơn
100 năm sau khi Ngài nhập diệt. Dưới triều đại
Gupta, Vaisali là một đô thị phồn
thịnh, nhưng hiện nay, chúng đã thấy các dấu tích còn lại khá điêu tàn,
đang được bàn tay con người tu bổ và bảo quản. Hiện nay, bang
Bihar là một bang nghèo nhất Ấn Độ trong
số 27 bang của cả nước.
Trên đường đi thăm thánh tích,
chúng tôi nhận thấy rất nhiều đoàn hành hương Việt Nam và cá nước châu á,
châu âu đi về tham quan thánh tích. Những nơi chúng tôi đến tham quan và
tưởng niệm đều có khu nhà nghỉ của các chùa Miến Điện, Trung Quốc, Việt
Nam... dành cho khách hành hương, như đến tham quan Lâm
Tỳ Ni thì nghỉ tại chùa Việt Nam Phật Quốc
Tự của thầy Huyền Diệu, đi Câu Thi Na thì nghỉ tại chùa Linh Sơn NS.Trí
Thuận, đến Vaisali thì nghỉ tại chùa Kiều
Đàm Di của NS.Khiết Minh...
Thời gian thật tàn nhẫn, làm
phai mờ và lụi tàn bao nhiêu thánh tích, đền đài, bảo tháp. Nhưng tất cả
những người con Phật khi đến Ấn Độ đều quay về Tứ động tâm. Đó chính là
điểm tựa thiêng liêng nhất của đời người và đó cũng chính là những nơi
giúp chúng ta tìm được những chìa khóa gi mã những điều vi diệu để tự
chuyển hóa mình.
phatphap.wordpress.com & phatphapnhiemmau.com
http://www.buddhismtoday.com/viet/phattich/duongvexuPhat.htm