Nghiên cứu mới khám phá sự biến đổi não bộ
qua thiền quán như thế nào
BRENDA MCEWAN
Vào mùa thu năm 2005, Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã ban lời khai mạc cho cuộc Đối Thoại giữa Thần Kinh Học và Xã Hội Học
tại cuộc Gặp Gở Thường Niên của Hiệp Hội Thần Kinh Học tại thủ đô Hoa
Sinh Tân, Hoa Kỳ. Đã có hơn ba mươi nghìn nhà thần kinh học ghi tên, và
dường như hầu hết mọi người đã tham dự. Phát biểu của Đức Đạt Lai Lạt
Ma được nhắm tới mục tiêu đề cao những lĩnh vực giao thoa giữa thần kinh
học và tư tưởng Phật học về tâm thức, và đối với nhiều người trong thính
chúng ngài đã rõ ràng đạt được mục tiêu. Có một vài tranh cải qua việc
ngài được mời đến để trình bày diễn thuyết này đến mức độ nào khi ngài
là lĩnh đạo thế quyền lẫn giáo quyền, và vì lý do ấy mà ngài đã đầu tư
vào sự chuẩn bị cho bài thuyết trình (1). Nhưng ngài đã ra ngoài đề ít
nhất một lần để nhắc thính chúng rằng ngài không chỉ là một tu sĩ Phật
Giáo mà còn là một người đề xuất nhiệt tình của khoa học hiện đại.
Ngài đã chia sẻ một giải bày tâm sự
với thính chúng, tỉ mỉ nói với thính chúng khoa học gia rằng thiền quán
là một công việc khó đối với ngài (mặc dù ngài thiền tập bốn giờ mỗi buổi
sáng), và rằng nếu các nhà thần kinh học có thể tìm một cách để đặt những
cực điện vào não bộ của ngài và cung cấp cho ngài đầy đủ kết luận như
khi ngài phản ứng từ trong thiền quán, ngài sẽ là một người tự nguyện
nhiệt tình. Hóa ra rằng một bộ phận gần đây của những cuộc thí nghiệm, từ
những nhà nghiên cứu tại MIT (2) và Stanford, đưa chúng tôi một bước gần
hơn để tạo điều kiện cho mong ước của ngài trở thành hiện thực.
Sự quan tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về thần
kinh học đã được đáp lại bởi ít nhất vài thành viên của cộng đồng thần
kinh học. Lý do rằng sự nghiên cứu bộ não của những người tu thiền có
thể dẫn đến những hiểu biết mới lạ về não bộ con người, khảo sát những
thiền giả thâm niên đã làm phong phú cho cơ sở của sự khảo sát khoa học,
với một số việc làm nghiêm chỉnh nổi bật hơn từ phòng thí nghiệm của
Richard Davidson tại trường đại
học Wisconsin.
Từ sự nhận thức thần kinh học, thiền quán có thể được định rõ đặc điểm
như một chuỗi những thực tập tinh thần bởi điều mà một người tăng cường
sức mạnh kiểm soát của mình lên những hoạt động não bộ của chính họ.
Đơn giản nhất của những thực tập thiền quán này là ‘sự tập trung chú ý’
là điều mà người ta tập trung trên một đối tượng đơn lẻ, thí dụ, hơi thở
của chúng ta. Khi những thiền gia chuyên môn thực hành tập trung chú ý
thiền quán, những sự thay đổi có thể giải thích được và được thấy qua xử
dụng fMRI (3) trên mạng lưới [network] của não bộ mà được biết để làm
cho phù hợp với sự chú ý. Một chuỗi thí nghiệm thứ hai nghiên cứu
những thiền giả kỳ cựu ‘thiền quán giám sát mở’, một sự hành thiền cao
cấp hơn mà trong nhiều phương cách là một hình thức của ‘tư duy tâm lý
về những chương trình tinh thần của chính mình’(metacognition): đối
tượng không là để tập trung sự chú ý của một người nhưng đúng hơn là để
dùng não bộ của một người để giám sát một kinh nghiệm tinh thần phổ quát
mà không hướng trực tiếp sự chú ý đến bất cứ một nhiệm vụ nào. Kết quả
không đoán trước của thí nghiệm này là EEG (4) của những thiền giả kỳ
cựu cho thấy ‘trường điện từ phát ra từ não bộ’ (5) nhiều hơn những
người thiền tập ngễnh ngãng. Hơn thế nữa, những bộ não của người thường
chỉ phóng ra những luồng điện từ ngắn. Điều nổi bật về sự nghiên cứu
này là những thiền giả kỳ cựu có thể phát sinh ‘trường điện từ hoạt động
kéo dài’ (6) trong một loại mà chưa từng được nhận xét trước đây trong
bất cứ loài nào khác hơn con người. Như thế, ‘trường điện từ hoạt động
kéo dài’ nổi bật như là một đại diện cho ít nhất một vài phương diện nào
đấy của trạng thái thiền quán.
SÓNG ĐIỆN TỪ (7)
Nhưng điều gì làm nên sự nhịp nhàng của sóng
điện từ? Và có bất cứ khả năng lợi ích nào của ‘trường điện từ hoạt
động kéo dài’ hay không? Giả thuyết mạnh mẽ nhất cho cơ chế cấu tạo
phía dưới việc phát sinh sự nhịp nhàng của trường điện từ là xuyên qua
sự hoạt động của những ‘thần kinh liên hiệp biến dạng nhanh trong vỏ não’
(11). Trong hai số báo được phát hành trong tạp chí Thiên Nhiên (8),
những phòng thí nghiệm của
Christopher Moore và
Li-Huei
Tsai tại MIT và
Karl Deisseroth tại Stanford đã
thử nghiệm lý thuyết này
một cách trực tiếp. Những nhà
chuyên môn đã xử dụng ‘nhãn khoa di truyền học’(9), phát triển những vi
khuẩn thuần hóa duy chỉ để cấy vào những thần kinh liên hiệp của hoặc là
võ não phía trước hay vỏ não cảm giác của loài gậm nhấm, chuột nhắt, với
kỷ thuật di truyền, những kênh cực dương cảm giác ánh sáng. Rồi thì, họ
cấy những sợi thị giác hoàn hảo vào những vùng liên hệ của vỏ não, cho
phép ánh sáng được phân phối đến những tế bào và vì thế chỉ khởi động
‘những tế bào thần kinh biến dạng nhanh trong vỏ não’. (Trong thực chất,
điều này cho phép chúng chuyển biến những tế bào não bộ đặc thù, mở hoặc
tắt). Trong cả hai thí nghiệm, sự kích thích một cách chọn lọc ‘những
tế bào thần kinh biến dạng nhanh trong vỏ não’ gợi lên sự dao động sóng
điện từ, vì thế sự khẳng định giả thuyết rằng những tế bào thần kinh này
điểu khiển sự nhịp nhàng của sóng điện từ.
Thật
khó để bác bỏ sự kiện rằng
‘trường điện từ hoạt động kéo dài’ khơi lên trong những con chuột nhắt
này làm nhớ lại loại điện hoạt động thu được từ những thiền giả kỳ cựu,
hiện tượng vi tế, được biết như là ‘thiền quán giám sát mở’. Nhưng điều
ấy cũng cho biết rằng, mặc dù đồ án thí nghiệm hiện đại được xử dụng bởi
những nhà khảo sát, ‘trường điện từ hoạt động kéo dài’ (trong những con
chuột nhắt) không đồng nhất với (loại điện từ trong) thiền quán. Vì lý
do này và hơn thế nữa, có sự nghi ngờ rằng có bất cứ người nào chấp nhận
cuộc thí nghiệm này như làm hài lòng lời kêu gọi của Đức Đạt Lai Lạt Ma
đến cộng đồng thần kinh học để phát triển một sự thay thế kỷ thuật cho
sự dành nhiều giờ đắm mình trong sự trầm tư mặc tưởng (thiền tập).
Nhưng những bằng chứng lớn mạnh khuyến nghị rằng ngay cả những thiền giả
ngắn hạn cũng cải thiện lĩnh vực chú ý, những thí nghiệm mới này cung
cấp một khúc quanh hấp dẫn đến lĩnh vực đang lớn mạnh làm nổi bật nhận
thức.
Bao lâu nữa trước khi một thủ thuật mới của
kỷ thuật này có thể áp dụng cho con người? Thật khó khăn để tưởng tượng
có bất cứ người nào ngoại trừ ‘những người hăng hái thuộc phong trào văn
hóa tuệ trí quốc tế’ (10) ghi tên để có những vi khuẩn của kỷ thuật di
truyền và sự thăm dò quang học cấy vào trong não của họ. Nhưng nó đáng
giá để nhớ lại rằng cả sự kích thích chiều sâu bộ não và sự kích thích
điện từ qua sọ não đang di chuyển nhanh chóng từ phòng thí nghiệm đến
bệnh xá, và những hình thức đại diện phôi thai có quan hệ của sự kích
thích não bộ. Lĩnh vực nhãn khoa di truyền học (9) đang phát triển mạnh
mẽ; một tờ báo gần đây, Neuron, chứng minh rằng những tế bào dây thần
kinh có thể được làm nhiễm khuẩn và những sợi thị giác cấy một cách an
toàn trong những động vật linh trưởng (đười ươi, vượn, khỉ). Và ít nhất,
an toàn để nói rằng triễn vọng về xử dụng kỷ thuật phát triển để bắt
chước hay nhại lại ít nhất một số hoạt động của não bộ hiện diện trong
tình trạng thiền quán đã di chuyển từ thế giới khoa học giả tưởng sang
lĩnh vực khoa học thực nghiệm.
--
Phụ giải:
(1) Science
at the Crossroads- Bước Ngoặc của Khoa Học
http://www.thuvienhoasen.org/buocngoaccuakhoahoc-dalailama.htm
(2)
Massachusetts Institute of Technology
(3)
Functional Magnetic Resonance Imaging
(4) Electroencephalogram
/(EEG) a recording of the potentials on the skull generated by currents
emanating spontaneously from nerve cells in the brain, with fluctuations
in potential seen as waves.
Electroencephalogram.
Recordings made while the subject was excited, relaxed, and in various
stages of sleep. During excitement the brain waves are rapid and of
small amplitude, whereas in sleep they are much slower and of greater
amplitude.
(5)
gamma-synchrony
(6)
sustained gamma activity
(7) Gamma
Waves
(8) Nature
(9)
optogenetics:
- nhãn khoa di truyền học - một lĩnh vực nổi bật phối hợp nhãn khoa và
di truyền để thăm dò trong những động vật có vú và những động vật khác
không bị tổn thương, ở tốc độ cao (millisecond-timescale)
cần thiết để thấu hiểu tiến trình thông tin của não bộ.
(10) The most
ardent transhumannist
(11)
fast-spiking interneurons in the
cerebral cortex
--
Meditation
on Demand
15-12-2009
http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=meditation-on-demand
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/nhucauthienquan.htm