Một chuyên gia tài chính giỏi đồng thời là một vị
thiền sư
Những công ty Nhật ngày nay, thường xuyên
gởi nhân viên đến các Thiền viện. Mục tiêu không chỉ phát triển kỹ luật
tự giác và nhận thức lớn hơn trong công nhân, mà còn dạy họ việc nhận ra
rằng: nhàm chán, đáng khen thưởng không lệ thuộc vào chính công việc mà
tùy vào trạng thái tinh thần, thái độ khi làm việc.
NGƯỜI HỎI: Trong một lần nghỉ giải lao
trong cuộc hội thảo tại trung tâm Thiền Rochester , tôi có chú ý những
trang trí khá thú vị trên đường dẫn đến ngôi nhà chính với Phật đường.
Tôi hỏi một nhân viên của Trung tâm về điều này và ông ta nói rằng đó là
mây và nước. Khi tôi hỏi về ý nghĩa của nó, ông nói những người mới vào
tu trong khoá học Thiền thường gọi nó là "mây và nước, "bởi vì trong
Thiền, mục đích là tạo ra một con người " trôi giống như mây và chảy
giống như nước."
Câu trả lời làm tôi bối rối. Tôi là người
quản lý nhà máy và tôi đến cuộc hội thảo này để tìm xem những phương
pháp Thiền có thể giúp công nhân trở nên linh hoạt và tích cực hay không.
Điều gì sẽ xảy ra cho đất nước chúng ta nếu triết lý trôi giống như mây
chiếm lấy? Ví dụ, cái gì sẽ xảy ra với việc sản xuất lương thực của ta
mà thế giới lệ thuộc rất nhiều, hoặc về những thứ hàng hoá khác mà ta
sản xuất cho chính chúng ta và cho các nước khác? Nếu dân Mỹ dành thời
gian của họ để thiền thay vì làm việc, các xã hội năng động của người
Nga, người Trung Hoa sẽ sản xuất trội vượt quá mức và ngay cả " chôn vùi"
chúng ta, như Khrushchev đã từng đe dọa.
LÃO SƯ: Chúng ta có lẽ sẽ bị " chôn " bởi
người Nhật hơn là bởi người Nga hay người Trung hoa. Năm 1966, khi tôi
rời Nhật, sau mười ba năm tu luyện ở đó, trong buổi tiệc chia tay dành
cho tôi của nhóm bạn Thiền người Nhật. Một nhà kinh doanh, chủ nhân của
một nhà máy lớn, đến chỗ tôi và thì thào một cách bí mật," Kapleau, nếu
ông đến Oa sinh tơn gặp Tổng thống Johnson, nói ông ta là Nhật có vũ khí
bí mật có thể làm cho chúng tôi sản xuất vượt qua Hoa kỳ."
"Thật không ? Nó là cái gì?"
"Thiền!"
Công ty của nhà doanh nghiệp này, giống
như những công ty Nhật ngày nay, thường xuyên gởi nhân viên đến các
Thiền viện. Mục tiêu không chỉ phát triển kỹ luật tự giác và nhận thức
lớn hơn trong công nhân, mà còn dạy họ việc nhận ra rằng nhàm chán hoặc
đáng khen thưởng không lệ thuộc vào chính công việc mà tùy vào trạng
thái tinh thần khi làm việc.
NGƯỜI HỎI: Tôi vẫn chưa hiểu cái triết lý
" trôi như mây " có ích gì đối với xã hội định hướng khoa học kỹ thuật
như xã hội của chúng ta.
LÃO SƯ:Tốt, hãy nói xa hơn một chút. Hãy
nói với tôi, Mây làm gì?
NGƯỜI HỎI: Chúng chỉ bay trôi đi, nhưng
tôi không tin người ta sẽ trôi đi vô mục đích như vậy.
LÃO SƯ: Mây di chuyển tự do-- đó là vô
niệm -- tạo thành và tái hình thành theo điều kiện không khí và chính
bản chất của chúng. Nước tự thích nghi với tất cả mọi hoàn cảnh, trở nên
tròn khi nó được đặt vào bình chứa tròn và vuông khi đặt vào bình chứa
vuông. Nhưng nó luôn giữ tính chất của nó. Nó có thể tạm thời biến thành
hơi nước hay thành băng khi bị bắt buộc ở những điều kiện nào đó, nhưng
nó luôn biến thành nước, trở lại dòng chảy, không có gì có thể cản nó
cuối cùng đến nguồn của nó, là biển. "Nước đang bị khuất phục nhưng luôn
luôn chiến thắng. Nó chưa bao giờ tấn công mà lại luôn chiến thắng trong
trận chiến cuối cùng," một nhà hiền triết cổ Trung hoa có nói.
Mây và nước là biểu hiện của thiền giả
viên mãn, mà cuộc sống được đặc tính hóa bởi sự tự do thoải mái cộng với
sự đàn hồi để tự thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Vì thế anh ta
sống không lo âu căng thẳng. Đó là tại sao người tu thiền được gọi là
"mây-nước."
NGƯỜI HỎI: Có lẽ tôi đần, nên tôi vẫn
chưa hiểu sự tương quan giữa mây và nước và năng suất công việc.
LÃO SƯ: Năng suất đòi hỏi năng lượng, và
năng lượng trôi tự do nhất trong người công nhân mà có thể thích nghi dễ
dàng với những chướng ngại mới, những điều kiện thay đổi khác.
Nếu bạn bị khoá chặt trong những
khái niệm cứng nhắc, mọi thứ phải như thế này phải như thế kia, xung đột
không thể tránh khỏi và kết qủa thất bại làm hao mòn năng lực và can
thiệp vào những nổ lực toàn tâm toàn ý của bạn.
Phương thức nào mà người quản lý chọn để
làm cho công việc ở nhà máy có yêu cầu cao hơn, tưởng thưởng về mặt tinh
thần cao hơn cho công nhân của mình?
NGƯỜI HỎI: Hãng chúng tôi thử gởi người
đến những khóa học do nhà máy đài thọ ở TM(Tham thiền nhập định) và
Trung tâm kiểm soát tinh thần Silva. Những công ty lớn khác đang bảo trợ
các khoá học tâm lý và những môn tự cải thiện khác cho công nhân họ.
LÃO SƯ: Theo quan điểm của Thiền, đó là
những phương pháp chữa cháy vì chúng chỉ giải quyết vấn đề lá, cành mà
không tính đến cái nguyên nhân gốc. Nó không khác gì dán giấy thành
khoảng cách rất lớn giữa người lao động và công việc. Chừng nào người
quản lý chưa thích ứng công việc với nhu cầu thuần tuý con người của
người lao động mà cứ khăng khăng cho là công nhân phải tự điều chỉnh
theo đòi hỏi của máy móc, người lao động sẽ không hòa mình vào công việc;
người đó sẽ không nghĩ gì hơn đó là phương tiện để kiếm tiền để mua
nhiều tiện nghi vật chất hơn cho bản thân và gia đình, và sẽ cảm thấy xa
lánh. Nói cách khác, người quản lý phải làm công việc trở nên thoả mãn
hơn đối với người công nhân bằng cách thu hút được tâm trí chứ không chỉ
cơ bắp của họ. Về phần họ, công nhân tự nương vào bản thân để học cách
cảm nghiệm công việc như là phương tiện để giải thoát cá nhân.
NGƯỜI HỎI: Thầy muốn nói gì là "giải
thoát"?
LÃO SƯ: Giải thoát cái bó buộc của ngã,
từ những khái niệm mê hoặc của hiện thực tách rời gọi là"tôi". Từ quan
điểm Thiền, công việc có mục đích sâu hơn chỉ là tạo ra một sản phẩm
hoặc cung cấp một dịch vụ có ích cho xã hội. Xem xét đúng , nó là phương
tiện của tự ngộ. Nhưng nếu công việc phục vụ chức năng đó, người công
nhân phải tư rèn luyện để không đánh giá công việc của họ là nhàm chán
hay thích thú , người ta chỉ có thể làm những phán đoán như vậy bởi"
bước lùi," do vậy, tách mình khỏi công việc. Người ta phải học cách liên
hệ với công việc của họ một cách nhất tâm, không có gì có thể giữ
lại--nói cách khác, không có "khoảng cách suy nghĩ" giữa họ và công việc.
Thực hiện cách này là vì cơ thể, công việc đóng vai trò người lau dọn,
xoá tan những suy nghĩ không phù hợp, ngẫu nhiên, làm ô nhiễm trí óc
cũng như làm bẩn thể chất . Vì vậy công việc trở nên cách biểu đạt chân
tâm, sáng tạo, nhiệt thành. Đó là sự cao qúi thật sự của lao động. Làm
việc cách này trong Thiền được gọi là làm việc cho chính mình.
- NGƯỜI HỎI: Làm việc cho chính mình
trong khi làm việc cho công ty--chắc chắn đem lại hạnh phúc cho mọi
người.
- LÃO SƯ: Lạy chúa!…
-
-
Trích “Thiền-
Ánh Bình Minh Phương Tây
“
-
Nguyên Tác: Roshi Philip Kapleau
Việt dịch : Huỳnh Công Hoàng Sàigòn 1999
-
www.tuvienquangduc.org/Thien/37binhminh1a.html
-
Nguồn
http://www.thiencungyoga.edu.vn/?mod=timhieu&act=view&pid=5&id=39
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/thien-vukhicuanguoiNhat.htm