Tìm Hiểu Đường Lối Thực Hành Thiền Phái Trúc Lâm
Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng
ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.
Thái tổ Trần triều là vua Trần Thái Tông , Ngài còn để lại những tác
phẩm kinh điển, trong đó có quyển Thiền tông chỉ Nam, nội dung quyển
sách này Ngài có làm 43 câu niêm tụng kệ công án . . .
Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục cũng có niêm tụng công án . . .
Vua Trần Nhân Tông lúc còn nhỏ, trong cung được sự dạy dỗ của Tuệ Trung
thượng sĩ, đối với Phật học, sách gối đầu giường là Đại Huệ ngữ lục.
Tam vị thánh Tổ Trúc Lâm đều lấy Đại Huệ ngữ lục làm kim chỉ nam cho học
chúng, (Đại Huệ thiền sư , Ngài cực lực phát dương công án, thoại đầu để
dạy chúng tham thiền).
Như vậy muốn tìm hiểu phương pháp thực hành của dòng thiền Trúc
Lâm.Chúng ta trích dẫn lời sách tấn của nhị Tổ Trúc Lâm (Pháp Loa) để
làm sáng tỏ đường lối tu tập :
LỜI KHUYÊN XUẤT GIA TIẾN ĐẠO
(Khuyến xuất gia tiến đạo ngôn)
Kính
khuyên chúng xuất gia học đạo, hãy xét kỹ những lời này: Chúng ta nghiệp
dày phước mỏng, ra đời chẳng gặp thời chánh pháp, đức Thích-ca đã nhập
diệt, đức Di-lặc chưa sanh, Thánh Hiền ẩn bóng, tà pháp thạnh hành, than
ôi buồn thay!
Những
vị xuất gia, vốn vì đền đáp bốn trọng ân, nghĩ cứu giúp ba đường khổ.
Nếu muốn đạt được tâm Phật ý Tổ, biết sanh hiểu tử, trước phải học hai
pháp.
Thế
nào là hai?
Một,
phải học ba thứ pháp.
Hai,
phải học pháp cầu thầy.
Ba
thứ pháp là: 1. Rõ tông sư. 2. Biện pháp chân ngụy. 3. Biết thiện ác.
1.-
Rõ tông sư - Kinh Bổn Hạnh nói: Từ trước Tổ sư thuyết pháp những
gì? Có bao nhiêu người đắc đạo nối pháp truyền tông, đến nay thầy nào,
chúng nào đáng học ?
2.-
Biện pháp chân ngụy - Nếu pháp chân là thường giữ giới
luật, y pháp tiến tu. Nếu pháp ngụy, như trong lời lục của Đại Huệ nói:
Bàn luận ngoại đạo, phỏng đoán nghĩa lý, lập làm tông chỉ, rồi trao
truyền cho nhau.
3.-
Biết thiện ác - Nếu gần gũi bạn lành là thường khuyên mình sám
hối để diệt những tội lỗi trước, siêng năng tìm thiện tri thức, tu hành
tinh tấn... Nếu gần gũi bạn ác thì miệng nói xuất gia mà tâm làm theo
nghiệp thế tục, tự làm và dạy người làm, tâm không biết hổ thẹn.
Trên
là ba pháp nên gần gũi và không nên gần gũi.
Hai,
phải học pháp cầu thầy. Như trong Lễ Tán nói: Thường ở trong tùng lâm
của thiện tri thức, hằng nằm trong khuôn vức của Tổ sư. Đó là phương
pháp chọn bạn tìm thầy vậy.
Nếu
người đầy đủ cả hai pháp trên, tức là đạt được tâm Phật ý Tổ và biết
sanh hiểu tử.
Này
các người! Bên trong đã bỏ cha mẹ, bên ngoài thì không thông Phật pháp,
tự xưng là tu hành, vậy tu hành là cái đạo gì? Các người nên xét kỹ lời
nói này. Trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Ân nói: “Mười tháng mang thai, ba
năm bú sú, ân nào sánh bằng” mà các ngươi còn bỏ được, huống là những kẻ
bên ngoài? Thế lại bo bo chấp tình thầy trò, không thể cởi bỏ, không
phược trở lại tìm phược, không trói lại cầu trói. Chỉ vì tham cầu lợi
dưỡng, chẳng sợ trầm luân. Hoặc đắm mê danh vọng ở đời, hoặc tự mình
không hiểu không biết, ấy đều là bọn vô minh vậy.
Từ
trước, các Tổ sư hành đạo tu thiền, tâm đồng với hư không, mặc đến mặc
đi, hoặc Nam hoặc Bắc, tham thiền hỏi đạo, nhân duyên hội ngộ thì tự lợi
lợi tha, ấy mới thật là Phật pháp.
*
* *
KHUYÊN CHÚNG THƯỢNG THỪA TAM HỌC
(Thượng thừa tam học khuyến chúng phổ thuyết)
Là
người học Phật, trước phải thấy tánh. Thấy tánh, không phải có tánh bị
thấy. Nói thấy, là thấy chỗ không thể thấy mà thấy vậy. Cho nên nói
thấy, thấy không phải thấy, thì Chân tánh hiện. Tánh thấy là vô sanh,
sanh thấy thì chẳng phải có, chẳng có cái tánh thật, mà thấy thật không
dời đổi. Thế nên gọi là chân thật thấy tánh.
Sau
khi thấy tánh, phải gìn giữ giới cho thanh tịnh.
Thế nào là giới thanh tịnh? Nghĩa là
trong mười hai giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. Vì tâm
không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì cái sở duyên của
thức mà chạy ra, thức không vì cái sở duyên của cảnh mà chun vào. Ra,
vào không giao thiệp nên gọi là ngăn chận. Tuy nói ngăn chận mà không
phải ngăn chận. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là giới Đại
thừa, là giới vô thượng cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới nầy, dù
Tiểu tăng cho đến bậc Đại tăng đều phải gìn giữ.
Nhân
giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của
Thiền định là thân tâm đều xả. Trước tập định tâm, thường tự suy xét:
Thân này từ đâu mà đến? Tâm này từ đâu mà có? Tâm không thật có thì từ
đâu có thân? Thân tâm đều không thì pháp từ đâu mà có? Pháp không thật
có, vì không có cái có, cái có có đó từ đâu mà có? Cái
có có đó đã không thì không có pháp có. Mỗi pháp chẳng phải pháp,
thì mỗi pháp nương vào đâu? Không có chỗ dựa nương thì pháp không phải
mỗi pháp. Pháp này không thật cũng chẳng phải không thật. Chứng được
thật pháp, mới hay chứng nhập thiền.
Người
tu tập Thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng,
gọi là Thiền thượng thừa. Ngoài tham thoại đầu không cho gián đoạn, miên
mật liên tục không có kẽ hở, cũng không điên đảo, không trạo cử cũng
không hôn trầm. Phải trong trẻo như viên ngọc lăn trên mâm, phải sáng
suốt như gương trên đài. Đến chỗ đất này, đi cũng được, đứng cũng được,
ngồi cũng được, nằm cũng được, nói hay nín đều cũng được, có chỗ nào lại
không được?
Đã
được thế rồi, về sau mới nêu lên những câu ngộ: Tam quan, tam huyền, tam
yếu, ngũ vị, tứ liệu giản, tứ tân chủ, tứ chiếu dụng v.v... các cơ quan
của Thiền tổ. Bảy phen soi tám phen dùi, nhồi đi ép lại, thấu triệt chân
nguyên, chừng đó, mới hay mượn pháp tòa của Phật Đăng Vương, nắm sừng
thỏ, nhổ lông rùa, tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ. Phát
sanh vô thượng Diệu Huệ, chiếu soi không cùng. Đối với Tứ vô lượng tâm,
Tứ niệm xứ, Tứ vô úy, Bát chánh đạo, Thập lực của Phật, Mười tám pháp
bất cọng, cho đến tám muôn bốn ngàn môn đà-la-ni, trần trần sát sát, tất
cả môn tam-muội đều từ nơi mình lưu xuất mỗi mỗi đều đầy đủ.
Tuệ
đã đầy đủ, ban cho chúng sanh, nguyện lực không cùng tận, tự giác giác
tha, tứ sanh và cửu loại, tất cả đều
được thấm nhuần. Nếu tuệ mà không định gọi là càn tuệ (tuệ khô),
định mà không tuệ gọi là si thiền.
Thiền có chia làm năm:
1)
Phàm phu thiền,
2)
Ngoại đạo thiền,
3)
Tiểu thừa thiền,
4)
Đại thừa thiền,
5)
Thượng thừa thiền.
Đây nói thiền, chính là Thượng thừa thiền vậy. Thiền này, từ đức Phật
Tỳ-lô-giá-na trải qua số kiếp bất khả thuyết bất khả thuyết đến đức Phật
Thích-ca Mâu-ni. Đức Thích-ca truyền xuống cho hai mươi tám vị Tổ ở Ấn
Độ và sáu vị Tổ ở Trung Hoa, rồi Tổ Tổ trao tay cho nhau truyền bá khắp
nơi, tính không thể hết được. Các vị đều do giới này, định này, tuệ này
mà được chứng ngộ, thật không có pháp nào khác.
Các chú! Các chú đã vào trong chùa làm ông đạo, làm học trò, chỉ cầu
danh dự mà chẳng chịu tham đến chỗ, cái gì là chỗ hạ thủ của Phật, Tổ?
Cái gì là chỗ dụng tâm của ngoại đạo, Tiểu thừa? Luống để cho ngày lại
tháng qua, lăng xăng tìm cầu bên ngoài. Một phen cái chết đến rồi phải
làm sao? Đâu là nơi an thân lập mạng? Vả lại, ba ngàn oai nghi tám muôn
tế hạnh, chính mình không có một mảy may. Một hôm nào đó, vua Diêm-la
đến ắt không thể tha cho ngươi. Ngươi sao chẳng chịu xét lại, chớ lấy
các việc trong mộng, rồi bác không nhân quả “mênh mang bát ngát chiêu
ương họa”. Như thế chẳng những làm đồi bại tông môn, mà cũng khiến suy
tàn chánh pháp.
Ôi! Tôi còn biết nói gì hơn!
(Trích
Thiền sư Việt Nam - Hòa thượng Thanh Từ dịch)
Sau thời gian Trịnh, Nguyễn phân tranh thì tông phái thiền Trúc Lâm
tuyệt truyền rồi tiếp đến Lâm Tế, Tào Động từ Trung Hoa sang, chư vị Tổ
sư cũng dạy tham công án thoại đầu, như Tổ sư Liễu Quán xuất thân từ Tổ
đình Ấn Tông (Từ Đàm cổ tự) Ngài cũng do tham câu thoại đầu: Vạn pháp
quy nhất, nhất quy hà xứ ? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào ?) mà chứng
ngộ.
Sau khi đại triệt ngộ, kiến tánh rồi Ngài lập tông chỉ thành một tông
phái Liễu Quán truyền thừa cho đến ngày nay.
Phật giáo Việt Nam trong vài thế kỷ gần đây đều chịu ảnh hưởng Tông
thiền Lâm Tế và Tào Động.
Bia tháp, long vị đều ghi : Từ Lâm Tế chánh tông - Lâm Tế gia phổ - Tào
Động . . .
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt Thiền tông luôn là chủ lực trong
mọi thời đại, để gồm hoằng dương những tông khác như Giáo môn, Tịnh độ,
Mật tông. Khác hẳn với Trung Quốc ở điểm này.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/thienphaitruclam.htm