- VÔ MÔN QUAN
-
無門関
- Chữ Vô của Phương Đông
- Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin
- Biên dịch: Nguyễn Nam Trân
- Bản Thảo - 2009 -
Tắc số 4: Lão Hồ không râu (Hồ tử vô tu).
胡子無鬚
Bản tắc:
Hoặc Am[1]
hỏi: Lão Hồ[2]
ở Tây thiên vì lý do gì lại không râu vậy kìa?
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Nếu là kẻ tự lúc đầu đã có chí muốn tham
thiền thì mục đích của tham thiền phải là sự chân thực.Hơn thế, nói đến
giác ngộ thì phải là sự giác ngộ chân thực. Câu chuyện lão Hồ ở đây cũng
vậy. Phải có một lần gặp gỡ nhìn người ấy tận mắt mới được. Nhưng nếu
nói đi gặp tận mắt thì lại hỏng kiểu vì như thế mình và lão Hồ đã trở
thành hai người mất rồi.
Tụng:
Bèn có bài tụng::
Si nhân diện tiền,
Bất khả thuyết mộng.
Hồ tử vô tu,
Tinh tinh thiêm mông
痴
人
面
前
不
可
說 夢
胡
子
無
鬚
惺
惺
添
夢
(Với anh ngây ngô,
Ai đi kể mộng.
Nghe chuyện râu Hồ,
Đang tỉnh thành ngố).
Lược dịch lời bàn của Giáo sư
Akizuki Ryômin:
Thiền sư Nhật Bản Hakuin (Bạch Ẩn, 1685-1768) có sửa lại câu nói trên
như sau’ Tại sao người Hòa Lan lại không có râu?”. Muốn hiểu tại sao ông
ta bảo một người ngoại quốc vốn lắm râu là không râu thì trước hết phải
khám phá sự bí mật của chữ Không (Vô) của Đông phương. Nam Tuyền thiền
sư có nói: “Người đời nay, cho dầu thấy một cành hoa, cũng cứ như là nằm
mộng”. Cái mà bọn chúng ta cho là Có (Hữu), dù là tự ngã hay là thế giới
vạn vật thực ra chỉ là không hoa huyễn mộng mà thôi. Trong mộng huyễn
làm gì có thực thể. Không hoa có nghĩa là cái hoa mà người có bệnh đau
mắt nhìn thấy được trong không trung.Cho nên phải có một lần triệt để
phủ nhận tự ngã, và thực sự tìm hiểu chữ Vô nói trên trong công án.Cái
Vô của phương Đông trước tiên là cánh cửa phủ định (phủ định môn), cánh
cửa quét sạch (tảo đãng môn). Thầy dạy thiền thường bảo học trò phải
“chết trên bồ đoàn” hay “chết một cái chết lớn (đại tử)” thử xem. Lúc đó
tự mình sẽ thu nhận được sự “bình đẳng” và trạng thái “chân không vô
tướng”.
[1]
Tức Trấn Giang Phủ Tiêu Sơn Hoặc Am Sư Thể Thiền Sư (1108-1179).
Thiền sư dòng Lâm Tế đời Tống. Nhận pháp tự của Hộ Quốc Cảnh Nguyên
(học trò Viên Ngộ Khắc Cần). Tiểu truyện được chép lại trong Ngũ
Đăng Hội Nguyên nhưng câu chuyện Hồ tử vô tu không thấy nhắc đến
trong sách này.
[2]
Tên thường dùng để ám chỉ Đạt Ma Sư Tổ. Có thuyết cho là Thích Ca.
Người Hồ (ở đây là Ấn Độ) thường thấy để râu rậm.
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/vomonquan_07.htm