- VÔ MÔN QUAN
-
無門関
- Chữ Vô của Phương Đông
- Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin
- Biên dịch: Nguyễn Nam Trân
- Bản Thảo - 2009 -
Tắc số 39:
Vân Môn nói hớ (Vân Môn thoại đọa)[1].
雲門話堕
Bản tắc:
Hòa Thượng Vân Môn[2]
nhân có tăng hỏi:
-Cái câu : “Quang minh tịch chiếu
biến hà sa...”
và khi
tăng đang nói chưa hết lời, Vân Môn bất chợt cắt ngang:
- Đó không phải là thơ của Tú
tài Trương Chuyết[3]
hay sao?
Tăng bèn thưa:
-Vâng! Đúng vậy.
thì Vân Môn lại bảo:
-Ông nói hớ mất rồi![4]
Về sau, khi Hòa thượng Hoàng
Long Tử Tâm[5]
khi nhắc đến chuyện, có đặt câu hỏi:
-Chẳng hiểu lời ông tăng ấy nói hớ ở
chỗ nào?
Bình Xướng:
Vô Môn nói rằng:
Đứng trước tình thế này, nếu ai
biết được cái thiền cơ quá siêu khó bề nhờ cậy (cô nguy[6])
của Vân Môn và lý do ông tăng mang tiếng ăn nói hớ hênh, chắc chắn sẽ
được trời người cùng thờ làm thầy. Nhược bằng không nhìn thấy nó rõ ràng,
thì ngay bản thân mình cũng đừng hòng cứu nổi.
Tụng:
Bèn có bài tụng:
Cấp lưu thùy điếu,
Tham nhĩ giả trước.
Khẩu phùng tài khai[7],
Tính mệnh táng khước.
急 流 垂 釣
貪 餌 者 著
口 縫 才 開
性 命 喪 卻
(Buông cầu dòng nước xiết,
Bắt được cá tham mồi.
Chỉ cần mở miệng thôi,
Mạng đi đong tức khắc).
Lược dịch lời bàn của Giáo sư
Akizuki Ryômin:
Thiền sư Vân Môn Văn Yển khi có tăng
chất vấn: “Có câu nói :Trí tuệ quang minh của Phật tuy lặng lẽ mà chiếu
khắp hằng hà sa số thế giới....” và khi chưa phát biểu hết lời thì Vân
Môn đã hỏi: “Lời ông nói có phải là thơ của Tú Tài Trương Chuyết hay
không?”
Tú Tài là một học vị trong chế độ khảo
thí quan trường ngày xưa. Ông Tú tài Trương Chuyết đã đến hỏi đạo Thiền
sư Thạch Sương Khánh Chư, được giác ngộ cho nên đã làm bài kệ đầu-cơ dài
(trường kệ) sau đây:
Quang minh tịch chiếu biến hà sa,
Phàm, thánh hàm linh cộng nhất gia.
Nhất niệm bất sinh toàn thể hiện,
Lục căn tài động tại vân già.
Phiền não đoạn trừ tăng trọng bệnh,
Chân như thủ hướng hựu thị tà.
Thuận thế tùy duyên vô quái ngại.
Niết Bàn sinh tử đẳng không hoa.[8]
光
明
寂
照
遍
河
沙
凡
聖
含
霊
共
一
家
一
念
不
生
全
体
現
六
根
纔
動
在
雲
遮
煩
悩
断
除
増
重
病
真
如
趣
向
又
是
邪
順
世
随
縁
無
罣
礙
涅
槃
生
死
等
空
華
(Từ quang Đức Phật tỏa bao la,
Tục, thánh đều linh, chẳng khác nhà.
Một niệm chưa sinh đà hiện hết,
Sáu căn vừa chớm thoắt lan xa.
Phiền não đừng trừ, thêm bệnh nặng,
Chân như chớ nắm, chánh đồng tà.
Cứ thuận dòng đời không mảy bận,
Niết Bàn, sinh tử, ảo thôi mà!)
Vì ông tăng chưa nói hết câu nên ta
không hiểu ông định hỏi gì. Thế mà Vân Môn đã cắt lời và sau đó trách
ông “thoại đọa”! Người đời sau là thiền sư Hoàng Long Tử Tâm (1044-1115)
mới đặt câu hỏi để tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy.
Tông Vân Môn nổi tiếng về “ngôn cú vi
diệu”. Trong phái Lâm Tế, ngay từ bên Trung Quốc, vốn đòi hỏi chúng tăng
phải “tôn thông” (thạo về đường lối, tôn chỉ) cùng lúc đòi hỏi họ phải
có tài “thuyết thông” (thạo thuyết pháp), điều kiện của tông Vân Môn.
Trong dòng thiền của Thiền sư Hakuin
chúng tôi, khi bàn về loại công án “ngôn thuyên” thì liên tưởng đến các
vị như Vân Môn hoặc Triệu Châu túc khắc. Công án “Vân Môn thoại đọa” này
là một ví dụ tiêu biểu. Với một câu: “Ông nói hớ mất rồi!”, ta có thể
chiêm nghiệm và đặt một câu hỏi lớn hơn: “Phải tiếp thu tôn chỉ của
thiền tông chỗ nào?”.
Để trả lời câu hỏi “Đó không phải là thơ của Tú tài
Trương Chuyết hay sao?”, ông tăng kia thưa: “Dạ phải. Đúng như thế!” thì
tuy bộc lộ sự ngay thẳng thành thật nhưng cũng cho thấy chỗ khinh suất
của mình. Vì dù có tỏ rằng mình thông cảm được với lời nói của người xưa
nhưng chứng tỏ mình chỉ vay mượn (tha nhân sự) chứ câu “Quang minh tịch
chiếu biến hà sa” đâu phải là của mình (tự kỷ tự thân)!Bất chợt ông đã
cắn lưỡi câu của Vân Môn và bị tóm gọn. Nói theo kiểu Thiền, ông đã mất
cả sinh mệnh. Phải chăng ý nghĩa công án này chỉ nằm ở một điểm nói trên?
[1]
Thoại này có chép trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 6, chương nói về
Trương Chuyết.
[3]
Trương Chuyết Tú Tài (không rõ năm sinh năm mất), một cư sĩ sống vào
đời Ngũ Đại, Tống sơ. Có đến hỏi đạo Hòa Thượng Thạch Sương Khánh
Chư (807-888), học trò cháu 4 đời của Thiền sư Thạch Đầu và nhận
được pháp tự của ông. Tiểu sử Trương Chuyết có chép trong Ngũ Đăng
Hội Nguyên quyển 6, trong đó có nói đến bài kệ khai ngộ.
[4]
Nguyên văn: thoại đọa. Có nghĩa: nói nhầm, nói điều đáng lý ra không
nên nói, nói hớ lộ chỗ yếu kém của mình.
[5]
Hoàng Long Tử Tâm (1043-1117), còn gọi là Tử Tâm Ngộ Tân Thiền
Sư.Nhận pháp tự của Hối Đường Tổ Tâm (1025-1100) chùa Hoàng Long.
Tiểu sử chép trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 17.
[6]
Cô nguy: cô tuyệt nguy cao. Ý nói cao cả cô độc nên khó theo kịp,
khó dựa vào.
[7]
Tài (vừa mới) khai (mở).
[8]
Bài thơ này được người dịch lập lại từ phần diễn âm ra tiếng Nhật
nên có thể không hoàn toàn chính xác so với nguyên tác Hán văn
(trong Ngũ Đăng Hội Nguyên, chưa đi tìm).
http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/vomonquan_42.htm