Mục Lục
Một Cõi Biên Thuỳ
Một Cõi Thơ (*)
Hà Tiên Trong Tôi
Xứ Mơ
Duyên Thơ
Lặng Lẽ Đông Hồ
Đề Tặng Nữ Sĩ Mộng
Tuyết.
Nhân Duyên
Lẽ Đương Nhiên
Giã Biệt
Thăm Cảnh Hà Tiên
Thương Nhớ Một
Thời Xa
Tâm Tình Sư Nữ Phù
Dung
Thư Gởi Mẹ
Duyên Phúc Thọ
Thi Hứng
Chùa Lò Gạch
Quê Tôi
Chờ
Tình Thơ - Tình
Đạo
Vui Tuổi Hạc
Ngàn Vàng Khôn Đổi
Chuyến Đi Này
Lời Sư Còn Mãi
Độc Am
Riêng Một Y Thơ
Nhớ Hà Tiên
Thơ Người Tu Sĩ
Lục Bát Thập Khúc
Thiền Giả
Bông Hồng Cài Ao
Quán Nguyện
Nước Mắt Tu Bồ Đề
Đạo Tình Phụ Tử
Hương Thiền
Phòng Tranh Góc
Thiền
Nói Với Nhau
Y Nhạc Tình Thơ
Lời Ca Khánh Chúc
Khúc Au Ơ
Trăng Thu
Loanh Quanh
Thư Pháp Chữ Việt
Sắc Hương Núi
Phụng
Quỳnh Hoa
Tự Vấn
Chân Tình
Ba Mươi Tuổi Tự
Nhủ Lòng
Trăng Mùa Phật Đản
Trồng Dưa Trên Sân
Thượng
Chung Nỗi Niềm
Riêng
Chút Tình Tri Kỷ
Hương Kỷ Niệm
Chữ Tình
Mẹ Mãi Trong
Con
Vịnh Cây Trúc
Chữ Duyên
Khúc Độc Hành
______________________
Một chiều xem chuyện Ái Cơ
Nghe sông núi gọi hồn thơ vọng về
Cuối miền đất Việt xa xôi
Có trang tình sử chuyện ngôi Phù Cừ...
5- Truyện rằng vào một chiều thu
Dưới dòng chúa Nguyễn Phúc Chu trị vì
Có trang hào kiệt Nguyễn Nghi
Dáng thanh nho nhã, tu mi rỡ ràng
Chán thời loạn lạc chia phân
10- Rời quê Thanh Hoá đi lần vào Nam
Sẵn lòng ưa chuộng danh lam
Ngao du thưởng ngoạn sơn lâm hải hồ
Nửa bầu rượu, một túi thơ
Hai vai nặng gánh vô bờ tình quê
15- Để rồi trên bước sơn khê
Duyên xưa dẫn lối xuôi về Hà Tiên
Nguyễn rằng :từ buổi truân chuyên
Đã từng nghe tiếng Hà Tiên vững vàng
Cũng nơi đây bậc di thần (1)
20- Gác đời sương gió, dừng chân giang hồ
Dựng xây sự nghiệp cơ đồ
Giang san tiểu quốc một bờ cõi riêng
Quả là danh bất hư truyền
Hà Tiên cảnh đẹp người hiền là đây!
25- Nguyễn như gặp hội rồng mây
Theo phò Mạc phủ chung tay góp phần
Lúc này trưởng tử Sĩ Lân (2)
Tuổi chừng hai tám, vang lừng tiếng khen
Rằng :ưa nhân nghĩa, chiêu hiền
30- Giỏi nghề thi phú, tinh chuyên binh
hàng
Thi hào bằng hữu lân bang
Thông thương giao hảo,tạo nhân kết tình
Mở mang trấn lỵ phồn vinh
Khẩn hoang lập ấp giữ gìn biên cương
35- Lưu tâm tu nghiệp văn chương
Lập nhà Nghĩa học, Võ đường khai môn
Nguyễn Nghi có dịp giúp công
Tham mưu giảng dạy dốc lòng tận trung
Bấy giờ con trẻ Thị Xuân (3)
40- Cũng vào độ tuổi vừa chừng mười lăm
Thế thời cải dạng nam nhân
Từ ngày biến loạn mẫu thân lìa đời
Ấu thơ lâm cảnh rối bời
Tha phương phiêu bạt xứ người long đong
45- Lại có nhũ mẫu đi cùng (4)
Sớm hôm chăm sóc, hết lòng giúp cha
Tháng năm đầm ấm ruột rà
Buồn vui sướng khổ toàn gia chia cùng
Công dung ngôn hạnh viên dung
50- Biệt tài thi hoạ tánh chung hài hoà
Văn chương đã sẵn nếp nhà
Phong quang thanh tú tài hoa thập phần.
Một hôm nhân dịp vào xuân
Mạc Hầu mở hội tạo đàn Chiêu Anh
55- Hoa đăng dệt mộng hồn xanh
Dâng lời chúc tụng trời thanh nắng hồng
Văn hào thi bá thoả lòng
Đề thơ ca ngợi núi sông biên thuỳ
(Riêng nàng Xuân Tự nhu mì
60- Phù Cừ là hiệu vẫn khi thường dùng)
Cũng xin tỏ nỗi vui mừng
Đón Nguyên tiêu hội tưng bừng đèn hoa (5)
Phương Thành vang khúc âu ca
Đông Hồ ánh hiện bao la mây trời
65- Xuân sang thêm nét tuyệt vời
Lung linh hoa nắng rạng ngời núi sông
Bỗng kìa ! Hoà thượng Huỳnh Long (6)
Nghêu ngao ca hát, sắc phong siêu phàm
Phá tan không khí lặng trầm
70- Khiến ngưòi người phải soi tầm nguồn
chơn
Thiền là núi, thiền là sông
Thiền là đối cảnh tâm không buộc ràng
Này thơ, này rượu sẵn sàng
Mời anh, mời bạn chung đàng bút nghiêng.
75- Bỗng đâu có một thiếu niên
Cảm đề thơ mới như nhiên sự tình
Thì ra trong lớp thư sinh
Phù Cừ nhi nữ nghiêng mình đề thơ
Khiến chư tiền bối bất ngờ
80- Phút giây thinh lặng lững lờ mây trôi
Đêm xuân khắp chốn xa xôi
Vẫn cùng chung tiếng nói cười trong veo
Đèn dưa với quả trăng treo (7)
Dịu dàng toả bóng vàng gieo trang đài
85- Mạc Hầu chủ soái đêm nay
Vịnh Hà Tiên cảnh mười bài thơ Nôm.
Văn nhân học sĩ ngẩng dòm
Phù Cừ thanh thản bước son nhẹ nhàng
Đối thơ "Nguyên dạ qua đăng"
90-"Chiêu Anh thắng hội" tao đàn đề ra
Mạc Hầu rạo rực thiết tha
Mời nàng ngâm tiếp sông Hà núi Tiên
Lời êm trầm bỗng đưa duyên
Chan hoà thanh sắc, điềm nhiên rỡ ràng
95- Mạc Hầu hỉ lạc hân hoan
Tính cơ nghi vẫn miên man nỗi ngờ
Phải chăng "chàng"…, một tiểu thơ
Vừa buông tiếng ngọc lững lờ lời ngâm!
Thoáng dòng suy nghĩ lặng thầm
100- Lịnh truyền áo mão gấm lâm mũ hài
"Phù Cừ xin hãy kíp thay
Cho ta được ngắm dung oai anh hào!"
Nghe qua nàng khẽ cúi đầu
Mà lòng thêm nỗi buồn bào tận gan
105- Thôi thì thôi cũng số phần
Sờ sờ chân tướng mỹ nhân Phù Cừ
Khổ đau oan trái bây chừ
Ai người thấu hiểu tâm tư hỡi người!
Mạc Hầu luôn miệng mỉm cười
110- Bâng quơ đệm lại khúc thôi thúc lòng
Phù Cừ nép vội vào trong
Thẹn thùng lộ chút má hồng nữ nhi
Mạc Hầu tra hỏi Nguyễn Nghi
Rằng trong tướng mạo tu mi là nàng!
115- Rồi ngài truỵền khắp nhân gian
Phù Cừ ái thiếp phu nhân từ rày (8)
"Hỡi ơi! định nghiệp là đây
Công danh hay chốn đoạ đày cha ơi!"
Thở than âu cũng nghẹn lời
120- Phù Cừ dấu giọt lệ rơi ngỡ ngàng
Đêm đêm cùng với Mạc Lang
Đốt hương xướng hoạ, xông trầm đối thơ
Thiên nhiên như đã sẵn chờ
Nơi Bình San bỗng sờ sờ hiện ra
125- Một toà điện các nguy nga
Đón chân người ngọc đất Hà về dinh
"Điệp Thúy Lâu" tên sẵn dành
"Bất Kiến hoa chiểu" ao toàn trồng sen
Có "Ích Thanh Tạ" nhu khiêm
130- Nối cầu bán nguyệt là "Hương Viễn
Kiều" (9)
Uốn vòng vào bến tịch liêu
Xuôi dài hai nỗi đăm chiêu khúc tình
Đây khu biệt nội xinh xinh
Mạc Hầu riêng tặng người mình yêu thương
135- Cũng từ dạo đó thường thường
Phù Cừ -Mạc Sĩ vấn vương men tình
Đem nhiều ngớ ngẩn thình lình
Ru hồn thơ mãi kết tinh hương đời
Đùa mây cợt gió reo vui
140- Đắm say, quên cả kiếp người mong manh
Sắt cầm gái tú trai thanh
Bên sông rạng chiếu trăng rằm vàng tươi
Một đêm như thể muôn mười
Mạc Hầu đến với nét cười vẻ vang
145- Túi thơ bầu rượu vinh sang
Ra chiều tráng sĩ cơ hàn phong lưu
Đối thơ người đẹp Phù Cừ
Hoạ trang quốc sắc nghìn thu sử truyền
Có lần đến giữa lặng im
150- Mạc Hầu dõi bóng chiều nghiêng sau đồi
Lén xem ái thiếp rạng ngời
Đưa tay hứng ánh vàng rơi bên hồ
Dưới cầu mây lượn nhấp nhô
Lăn tăn sóng bạc lững lờ gió lay
155- Phù Cừ lạc giữa hoa dày
Toả hương thoang thoảng ngất ngây lòng
chàng
Mạc Hầu cũng chẳng hỏi han
Âm thầm đề tặng riêng nàng câu thơ (10)
Ai về qua bến sông mơ
160- Có nghe ai hát ai chờ ai thương!
Bài thơ đáp lại tận tường
Bên em hoa c?ng phải nhường sắc xuân. (11)
Dẫu là chuyện chẳng đặng đừng
Cũng hằng lo ngại Phu nhân chánh đường
165- Có ngày sẽ gặp tai ương
Bởi Hầu dành trọn tình thương cho nàng…
Suốt đêm suy nghĩ xốn xang
"Nếu gieo nhân xấu quả mang chẳng lành" !
Tướng quân xin hiểu cho rành
170- Cớ sao thiếp muốn ẩn danh dấu lời ?
Thì thôi cứ mặc cuộc đời
Trà- thơ- tình -rươu", chàng ơi vui cùng!
Phun châu nhã ngọc tưng bừng
Cho quên một kiếp chồng chung đoạ đày"
175- Mặc tình nhân thế đổi thay
Ta nguyền chung thuỷ không phai tấm lòng
Tháo bung một mớ bòng bong
Hiên ngang cất bước qua dòng trần gian
Nhưng mà còn chút riêng mang
180- Chạnh thương một kiếp hồng nhan bạc
phần
Thiếp đây cùng với phu nhân
Xin chàng cố giữ ngang bằng tình nhau
Tránh điều phiền luỵ về sau
Con em, con chị, ….. nỗi đau bẽ bàng
185- Mấy lời bày tỏ cùng chàng
Được chăng chàng hỡi lang quân xin tường !
Ô hay ! nghe nói mà thương"
Ái Cơ quả đáng mặt phường khôn ngoan"
"Thật tình thiếp đấy hỡi chàng
190- Lòng ngay chẳng chút tính toan mưu
cầu".
Thế mà … ai có ngờ đâu
Bến mơ vỡ mộng tình đầu ly thương
Trái ngang oan nghiệt nhiễu
nhương
Phù Cừ gánh chịu tang thương rã rời
195- Ước ao con trẻ ra đời
Gầy thêm hương lửa bên người tình chung
Âu là mơ mộng ngượng ngùng
Thế thường luôn vẫn vô chừng nào hay
Mạc phủ gặp cảnh bi ai
200- Giữa lúc Tổng trấn còn ngoài biên
cương
Xảy ra cái việc lạ thường ….
Phu nhân chánh thất vừa đương lâm bồn
Tiểu thư bạc phước mệnh vong
Chưa tròn tháng đã vô phần quy tiên (12)
205- Phù Cừ giác ngộ nỗi niềm
Nhận chân thật giả, rõ thêm vô thường
Ghét - yêu - mến - giận - hờn - thương
Chỉ là những mối khổ vương đèo bồng
Công danh phú quý xiềng gông
210- Xích đầu thiên hạ không phân trẻ già
Kiếp sinh tợ bóng phù hoa
Đời người như gió thoảng qua khác gì !
Đua tranh hơn thiệt mà chi
Từ nay xin nguyện chuyên trì niềm riêng
215- Bỏ thôi hư ảo tơ duyên
Chẳng buồn bắt bóng chiều nghiêng sau đồi
Mặc nhà thuỷ tạ chơi vơi
Mặc sao trăng thiếu ánh ngời ngày xưa!
Điệp lầu hết nắng rồi mưa
220- Cỏ cây hoa dại nhặt thưa phủ đầy
Phù Cừ cũng chẳng buồn hay
Suốt trong nội thất nghiệm bài kinh tâm
Mạc Hầu gạn hỏi bao lần
"Sao không phân tỏ lang quân biết cùng!"
225- Vì đâu cỏ dại um tùm
Hay do chánh thất đem lòng khó khăn?
Không ! không ! này hỡi Mạc lang
Có chi đâu lại đổ oan tội người
Chỉ là thiếp muốn vậy thôi
230- Phu quân chàng hỡi, đây lời trình
thưa:
Cuộc đời sớm nắng chiều mưa
Kiếp người ngắn ngủi chợt vừa chiêm bao
Chàng ơi! còn nhớ đêm nào
Trăng vàng chung quyện ánh sao bên hồ
235- Đôi ta cùng bước bâng quơ
Nghe sương khuya lạnh bến mơ Hương Kiều
Thiếp đây phân tỏ bao điều
Ngọn nguồn tường tận bấy nhiêu là niềm
Hôm đó cũng có Tố Liên
240- Vào hầu bát cháo, thơm duyên khói tình
Nửa con thuyền nhỏ chòng chành
Nửa vầng trăng mắc sau mành treo nghiêng
(15)
Bên hồ ngan ngát hương sen
Dưới cầu sóng nước ánh lên bóng vàng
245- Trà thơm thiếp đã sẵn sàng
Hãy dùng cho mát đi chàng chàng ơi!
Trăm năm dễ trọn một đời
Sinh ly tử biệt kiếp người truân chuyên
Tình ta dẫu bén hương nguyền
250- Há mong giữ được cái duyên ban đầu !
Chữ thương kề cận chữ sầu
Thế gian mấy kẻ không đau vì tình ?
Chàng ơi xin hiểu cho rành
Mấy đời thê thiếp ngọn ngành chung vai
255- Rồi đây sẽ chuốc hoạ tai
Âu thì cũng bởi nhân này mà ra
Ai trong cảnh ngộ đàn bà
Mới hay cơn giận thật thà thành ghen
Phù Cừ lo sợ giữ nguyền
260- Quay lưng tìm chút bình yên từ giờ
Nào hay duyên nghiệp chực chờ
Bào mòn tâm trí dòng thơ não hoài
Phải chăng linh cảm không may
Ẩn trong câu hát đắm say hỡi nàng !
265- Gió đưa run rẩy lá vàng
Đêm về chầm chậm cùng bàn chuyện xưa
Mạc Hầu xót dạ đừng thưa
"Bấy nhiêu cũng đủ chừng vừa rõ thay"
Phù Cừ gặp phải nạn tai
270- Đẩy đưa phận mỏng vào ngay đoạn trường
Thân xinh chìm nổi đau thương
Vóc ngà gồng gánh tai ương khổ sầu
Bao nhiêu ghen hận bấy lâu
Bây giờ trút sạch xuống đầu nàng thơ
275- Phu nhân Hiếu Túc ai ngờ (14)
Gìm cơn giận dữ, giả vờ bất an
Lựa ngày thao dợt binh hàng
Buộc Mạc Hầu phải lên đàng lo thay
Tiếng đồn quả thật không sai
280- Phu nhân cũng có biệt tài thao binh
Giúp chồng giữ việc an ninh
Những khi gặp phải thế tình rối ren
Từ thành nội đến ngoại biên
Bà đều trợ sức bình yên trong ngoài.
285- Nhưng hôm nay quyêt thử thời
Ở nhà tự dối lòng người bình sinh
Bày mưu thực hiện kế tinh
Bấy lâu uất hận bất bình người ta
Từ ngày tiểu thư lìa xa
290- Tánh người đổi khác, sinh ra độc quyền
Lập mưu bà phát lịnh truyền
Bủa rào cây cỏ chốn riêng Điệp lầu
Bắt nàng Ái thiếp vào chầu
Quát rằng:" Mi giỏi con hầu tài ba
295- Phán :làm tỳ nữ cho bà
Mà không, mi đáng mà để cho ta sai gì!
Bây đâu bắt nó đem đi
Kẻo lòng nung nỗi hầm hì giận sân
Nhốt nó trong chậu úp nằm
300- Cho tởn cái kiếp sống làm chồng
chung".
Phù cừ thoáng chút hãi hùng
Việc đến đã đến đặng đừng được chăng?
Khóc than cũng chỉ muộn màng
Thôi thì nhắm mắt đưa chân cho cùng.
305- Mạc Hầu đương buổi thung dung
Nghe như linh cảm chuyện chừng nào đây
Trời đang nắng bỗng kéo mây
Gió giông nổi dậy bụi bay mịt mù
Mạc Hầu càng nặng nghi ngờ
310- Một mình một ngựa vụt vù phi mau
Tới Thôn Vân các mưa ào (15)
Nước tuôn xối xả trước sau mịt mùng.
Nữ binh trông thấy hãi hùng
Lộ vẻ kinh sợ, run run ngỡ ngàng
315- " Ít khi ngài đến Thôn Vân
Trời mưa nên mới dừng chân đó mà!...
Vài lời nói lại nói qua
Mạc Hầu nghe thấy thêm ra mối ngờ
Bảo rằng :Sao lại ngơ ngơ
320- Kìa bồn Xích Bích nằm chờ mỗi hôm
Lạ chưa!...cứ đứng đó dòm
Sao không hứng nứơc mà còn úp đây ?
Chàng liền nhanh bước đến ngay
Giựt mình chết lặng…trời quay đất cuồng.
325- Vội vàng đỡ lấy người thương
Chiếc thân rũ rượi, tâm vương u hoài
" Phu nhân đâu hỡi có hay
Phù Cừ đáng tội đọa đày này ư !"
"Quả ngươi chẳng chút nhân từ
330- Đành tâm hãm hại Phù Cừ khổ đau
Tội này ta sẽ tính sau
Cho ngươi bỏ tánh gắt gao hẹp hòi".
Phù Cừ xót lại chút hơi
Van xin Mạc Tứ : "Chuyện thôi đã rồi
335- Xét ra âu bởi tính người
Đàn bà mấy kẻ trong đời không ghen
Chàng ơi ! Xin hãy nghe em
Bỏ qua tất cả cho yên trong ngoài
Mạc Lân chàng có rõ thay
340- Đường trần gian lắm chông gai hố tù
Chi bằng để thiếp đi tu
Hầu quên một kiếp phù du hồng trần"
"Nhưng còn ngày tháng ái ân
Chia bùi sẻ ngọt gối chăn mặn nồng?"
345- "Chàng ơi ! Xin hiểu cho lòng
Việc này thiếp đã tính toan lâu rồi
Bây giờ bèo dạt hoa trôi
Hồng nhan bạc phận số thôi đã đành
Hôm nay nhờ chút phước lành
350- Vẫn còn giữ được tấm thân bọt bèo
Qua cơn khổ nạn ngặt nghèo
Lòng nào lòng lại bám đeo buộc ràng
Nếu như chàng đến muộn màng
Thì thôi thiếp đã vào hàng quỷ ma.
355- Mưa ở gần, mưa ở xa
Cơn mưa cứu nạn Ta bà mong manh
Nàng ơi, sao nỡ đoạn đành
Bỏ ta nơi cõi dương trần bơ vơ!
Sớm chiều ra ngẩn vào ngơ
360- Tiếc thương một mối tình thơ lỡ làng
Ví dầu tình có dở dang
Cũng xin nâng gót cho nàng bước đi.
Lịnh truyền xây dựng cấp kỳ
Một ngôi am tự uy nghi cho nàng (16)
365- Cất thêm lầu điện Ngọc Hoàng
Y như Điệp Thuý để nàng dâng hương
Cũng là khắc nỗi nhớ thương
Những ngày dệt mộng yêu thương ấm nồng
Một thời chung bóng ngắm trăng
370- Đối thơ xướng hoạ ái ân ngọt ngào
Nhưng nay nàng quyết tìm vào
Bến bờ giải thoát sạch làu phiền ngông
Thiết tha khấn nguyện một lòng
Thành tâm phủi giũ bụi hồng trần nhơ.
375- Phần ngài Mạc Tứ bấy giờ
Vẫn còn mang nỗi mong chờ nhớ thương
Ra vào lòng dạ vấn vương
Bóng hình Xuân nữ, châu tuôn dạt dào (17)
Đâu rồi người bạn tâm giao
380- Có nghe chăng nỗi nghẹn ngào lòng ta ?
Lạc loài âm điệu thi ca
Không nguồn hứng thú ngâm nga một thời
Lặng im hết đứng lại ngồi
Nhớ thương thương nhớ buồn ơi não nề !
385- Phù Cừ mỗi buổi chiều về
Dâng hương thắp nến soi ngòi chân tâm
Lên toà điện ngọc thâm trầm
Cúi đầu vái lạy âm râm nguyện cầu
Chẳng hay cứ mỗi chiều nào
390- Bên kia sườn núi, Mạc Hầu nhìn sang
Ngưỡng mong Bồ Tát độ an
Cành dương nước tịnh rưới tan lửa tình
Niềm riêng riêng những nỗi mình
Tiếng kêu "sư nữ" lặng thinh khẽ khàng!
395- Chợt lòng gợi chút bẽ bàng
Êm êm khảy lại cung đàn thuở xưa
Một chiều duyên nghiệp đẩy đưa
Phù Cừ thoáng hiện, chàng vừa dừng cương
Hai bên bắt gặp nỗi mừng
400- Tuôn trào dòng lệ, không ngừng niềm
đau.
Thế rồi lẳng lặng ngày sau
Điện am khoá chốt cửa cao kín tường
Dặn lòng chớ để sầu vương
Giữ hồn sư nữ bén hương cửa Thiền
405- Niệm kinh bái sám cầu nguyền
Mà tơ lòng vẫn êm đềm về theo
Bài thơ tứ tuyệt vần gieo (18)
Khơi nguồn thi hứng trong veo cõi tình.
Hốt nhiên nàng khẽ giựt mình
410- Ngàn xưa hiện lại nguyên sinh ngại
ngùng
Ôi ! thôi tình bấy nhiêu chừng
Nghiệp dày phước mỏng lừng thừng siết thân
"Thầy ơi! Thượng Bạch hạ Vân (19)
Giúp con gỡ mối xốn xang tấc lòng
415- Trở về sống với tâm không
Định an chánh niệm sạch trong bây chừ…"
Thế rồi vào một chiều thu
Chùa xưa vắng bóng nữ tu đâu còn !
Mạc Hầu người cũng về nguồn
420- Trả vào cát bụi gió sương cuộc đời
Từ nay trần thế im hơi
Mồ sâu chôn kín tình người nữ tu
Thế gian ai nhớ Phù Cừ
Xin cho gởi chút tâm tư của mình.
425- Bỗng dưng !... tôi lại giật mình
Bên ao Dì Tự bóng hình người xưa (20)
Ngỡ ngàng mơ mộng hãy vừa
Từng đoàn thiếu nữ say sưa ru hời
Cảm thương người ngọc một thời
430- Trút tình thế tục tìm về thiền môn
Lần tràng dưới mái trăng non
A Di Đà Phật lòng son vẹn nguyền.
Cám ơn cuộc thế đưa duyên
Cố nhân hạ bút lưu truyền hậu sinh
435- " Duyên xưa chẳng bận chi tình
Bụi trần chi để vương cành hoa sen"
Giữa đời cơm áo bon chen
Tôi nguyền phủi sạch não phiền đề thơ. /.
(Lược
chuyển từ tiểu thuyết ngoại sử
"Nàng Ai cơ
trong chậu úp" của Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội)
Viết xong tại
Hà Tiên tháng 7-1998
Hiệu đính tại
Sài Gon tháng 7-2005
Tiểu Chú : (Chú thích theo nguyên
tác)
(1) Mạc Cửu,
tay giang hồ hảo hán, di thần nhà Minh, không chịu thần phục chế
độ MãnThanh mà bôn ba sang miền Nam Hải. Đã từng phiêu lưu qua
các miền Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, từng làm tham mưu cho
Chân Lạp, từng đánh nhau với Xiêm La. Sau chiếm cứ đất Mang Khảm
của Chân Lạp, lập nên một tiểu quốc trù mật, được chúa Nguyễn
phong tước Cửu Lộc Hầu. Là vị có công khai khẩn trấn Hà Tiên này
vậy.
(2) Sĩ Lân ,
trưởng tử của Tổng binh Mạc Cửu, tên là Mạc Tông , còn gọi là
Mạc Tứ, sau đổi là Mạc Thiên Tích, được chúa Nguyễn phong tước
Tông Đức Hầu. Mạc Hầu cũng chỉ cho Mạc Thiên Tích người có công
phát triển nền giáo dục tại trấn lỵ Phương Thành-Hà Tiên bấy
giờ. Cũng là người đứng ra sáng lập và khích lệ Trần Hoài Thuỷ
cùng tổ chức hội tao đàn Chiêu Anh Các. (Mùa xuân năm Bính Thìn,
có một vị thâm nho túc học ở Việt Đông là Trần Trí Khải, tự là
Hoài Thuỷ, đại diện cho sĩ phu Trung Quốc, sang điếu tang cố
Tống binh Mạc Cửu, nhân dịp Tông Đức Hầu lưu Trần ở lại để chức
đêm hội tao đàn). Tao đàn Chiêu Anh Các gồm 37 vị, kể cả Tông
Đức Hầu. Trong đó có 18 vị nổi tiếng mà đời thường xưng là Thập
bát anh:
" Tài hoa lâm
lập trứ Phương Thành
Nam Bắc hàm vân
thập bát anh"
Nghĩa là: Tài
hoa ở Phương Thành (Hà Tiên) chen chật đông đúc như rừng. Nhưng
mà Nam quốc, Bắc quốc (Tàu) đều ca ngợi 18 vị xuất sắc hơn.
(3) Nguyễn Thị
Xuân hiệu Phù Cừ, tên một giống hoa sen, là con gái của Nguyễn
Nghi tiên sinh, được tiến nạp vào phủ làm vị thứ cơ cho đô đốc
Tông Đức Hầu Mạc Thiên Tích. Sau đi tu, được Tổng trấn lấy tên
đặt cho hiệu chùa.
(4) Vợ mất
trong cơn chạy loạn giặc Sá-tốt, Nguyễn Nghi tìm một bà nhũ mẫu
để săn sóc cho đứa con gái duy nhất là Phù Cừ. Ông vào Nam chỉ
mang theo hai người đó.
(5) Mạc Thiên
Tích tổ chức cho trấn Hà Tiên ăn tết đến hết nửa tháng giêng.
Đêm Nguyên Tiêu, đêm chót là đêm hội hoa đăng để cho dân chúng
hái lộc rước đèn. Đây cũng chính là đêm mà các văn nhân học sĩ
mở hội tao đàn tên Chiêu Anh Các.
(6) Huỳnh Long
chơn nhơn tức là Bạch Vân Hòa thượng, đã làm bất ngờ cả tao đàn
Chiêu Anh Các với bài ca nói về thú uống rượu: "Tửu tửu tửu siêu
xuất". Sau này là thầy tế độ của Phù Cừ
(7) Hình ảnh
trong thơ mà Phù Cừ đã làm tại đêm hội thơ Chiêu Anh Các :
"Đêm xuân hội
mở tuần trăng mới
Đốt quả đèn
dưa sánh quả trăng
Áo gấm thanh
vân phô điện bích
Lòng son đan
quế dãi cung Hằng
Đây Chiêu Anh
Các ngời châu ngọc
Kia Quảng Hàn
cung rạng tuyết băng
Non nước thần
tiên mừng có chủ
Cỏ nhàn mừng
tỏ mặt hoa đăng"
(8) Sau khi đêm
hội thơ ở Chiêu Anh Các, Phù Cừ được Mạc hầu "ghé mắt". Khi biết
Phù Cừ là con gái giả trai vì chạy loạn, Mạc hầu quyết định chọn
nàng làm thiếp. Sau tiết Đoan dương năm Đinh Tỵ (1737) việc tiến
nạp Phù Cừ kể như đã định. Nhưng vì chưa qua hết 3 năm tang lễ
của cố khai trấn Mạc Cửu, cũng như trong thời gian này Mạc Hầu
xây dựng một biệt viện cho Phù Cừ, cho nên đến thượng nguơn năm
Mậu Ngọ (1738) thì lễ nghinh hôn mới tiến hành.
(9) Khu biệt
viện là một toà lâu đài nhỏ có tên là Điệp Thuý Lâu, tức lấy hai
tiếng "điệp thuý" trong cảnh Bình San điệp thuý. Phía trước Điệp
Thuý Lâu có một cái ao mà sau này Mạc Hầu mới đặt tên là "Bất
kiến hoa chiểu", nghĩa là ao chẳng thấy hoa. Có chiếc cầu tên
Hương Viễn Kiều bắt ra nhà thuỷ tạ " Ích Thanh Tạ" ở giữa hồ.
Đó là những tên gọi mà Mạc Hầu đặt cho cảnh trí xung quanh Điệp
Thúy Lâu.
(10, 11) Có một
buổi chiều, Mạc Hầu tình cờ bắt gặp cảnh Phù Cừ cùng đứa hầu Tố
Liên đang bơi chiếc thuyền con len lỏi trong hoa. Hầu lặng lẽ
quay về rồi âm thầm đề tên cho ao là: Bất kiến hoa chiểu. Ngày
hôm sau, Phù Cừ phát hiện ra tấm thẻ đề tên ao đó liền viết bài
thơ phúc đáp :
Mãn chiểu phù
dung phát
Hoa dung dữ
thiếp dung
Hữu nhân đê
thượng quá
Bất kiến hoa,
chiểu trung
(Mặt ao, sen nở
khắp
Trong hoa, lẫn
bóng người
Trên bờ ai đứng
ngắm
Ao, chẳng thấy
hoa tươi)
Ý Mạc Hầu khen
nét đẹp của Phù Cừ đã át cả sắc hoa tươi. Đứng nhìn ra ao chỉ
thấy có người đẹp mà chẳng thấy có bông hoa nào hết.
Đó là Lịnh Hầu
lấy nghĩa trong bài cổ thi:
"Phù dung hoa
phát mãn giang hồng
Tận đạo phù
dung thắng thiếp dung
Tạc nhật thiếp
tùng đê thượng khứ
Như hà nhân bất
kiến phù dung"
( Bên sông, sen
nở nhiều hoa
Người khen hoa
đẹp nỏn nà hơn em
Trên bờ em bước
qua xem
Mọi người sao
bỗng không thèm nhìn hoa ).
(12) Tiểu thư
Mạc Mi cô, con của lịnh Đô đốc và Hiếu túc Nguyễn phu nhân. Vừa
khi sinh ra tiểu thư có những điểm khác thường, sanh non tháng
mà lại lớn nhanh như được thổi phồng, đẹp đẽ như đứa bé lên
chín, da trắng, tóc dài, lại nói những câu bí hiểm. Sau đó tiểu
thư từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở, thân hình thu nhỏ lại như
đứa bé sơ sinh bình thường. Ở Hà Tiên hiện vẫn còn ngôi mộ của
tiểu thư mà người dân thường gọi là mộ Bà cô Năm.
(13) Có một đêm
ở Ích Thanh Tạ, sau khi trao đổi về thơ văn với Phù Cừ; Mạc Hầu
được Tố Liên dâng bát cháo còn nghi ngút và bốn trứng vịt muối.
Tố Liên bổ quả trứng làm hai, Mạc Hầu chợt thấy, liền ra câu
đối. Phù Cừ đưa mắt nhìn chiếc đèn trăng đang treo lơ lửng giữa
trời liền hội ý thơ đáp lại.
Mạc Hầu: Phá
noãn tự thuyền mãn tái hoàng kim bạch ngọc ( chẻ quả trứng vỡ ra
như chiếc thuyền chở đầy hoàng kim-tròng đỏ; bạch ngọc-tròng
trắng )
Phù Cừ: Chế quả
vi nguyệt, cao huyền cổ phách đan tâm ( cắt quả dưa làm thành
mặt nguyệt, treo cao phách trắng lòng son )
(14) Sau khi
duyệt đoàn nữ binh xong, phu nhân bỗng đổi ý đòi Đô đốc duyệt
thay. Khuôn mặt phu nhân lộ vẻ tức giận mà không ai biết lý do
gì cả.
(15) Thôn Vân
Các, chỗ nội tẩm của Mạc Hầu và Nguyễn phu nhân, nơi có nhiều
bồn , chậu đẹp và lạ. Trong đó có một chiếc bồn vẻ cảnh Tô Đông
Pha du Xích Bích và một bài thơ mà Mạc Hầu gọi đùa là bồn Xích
Bích. Chiếc bồn quý này đã bị phu nhân dùng làm vật nhốt Phù Cừ
.
(16) Mạc Thiên
Tích xây chùa cho Phù Cừ và đặt tên là Phù Cừ am tự. Ngày nay
gọi là chùa Phù Dung.
(17) Xuân Nữ,
chỉ cho Phù Cừ . Sau khi Phù Cừ đi tu, Mạc Hầu vẫn ngày đêm
thương nhớ. Cứ mỗi chiều chiều người hay dừng cương bên kia sườn
núi rồi lặng nhìn Phù Cừ bên điện Ngọc Hoàng dâng hương.
(18) Một hôm
Phù Cừ mở quyển kinh Lăng Nghiêm mà nàng đang nghe nghĩa , thấy
có một tờ giấy đề hai bài thơ. Bài thứ nhất ký là Bạch Vân hoà
thượng. Bài thứ hai ký là Sĩ Lân thi đáp Bạch Vân hoà thượng. Tự
nhiên, nàng cảm động viết bài thơ:
Bài thơ
Hán:
Xuất xứ trần
nê cảnh giới tiền
Ưng tương thanh
bạch đối viêm thiên
Xuân thu nùng
đạm quần phương phố
Cao khiết hà
nhu hạ chiểu liên.
.Bài Nôm dịch
bài thơ Hán:
Giữa đám bùn
nhơ thoát vượt lên
Phô lòng trong
trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm
nhạt bao hồng tía
Đừng sánh thanh
cao với đoá sen.
(19) Bạch Vân
hoà thượng, vị thầy thế phát cho Phù Cừ, thầy thường giảng giải
nghĩa kinh cho nàng .
(20) Trước am
Phù Cừ có cái ao sen mà người dân quanh vùng quen gọi là ao Bà
Dì Tự. Từ việc gọi là Bà Dì tu ở am tự, lâu ngày nói gọn lại là
Bà Dì Tự. "Bà Dì" ý gọi là "Bà Thứ". Từ đó quen gọi người sư nữ
là Bà Dì Tự ; và gọi am Phù Cừ là am Bà Dì Tự; ao sen trước chùa
gọi là ao Bà Dì Tự . /.
Phụ lục:
LỜI BẠT
Kể từ ngày tóc
thôi để chỏm, tôi đã đến với Hà Tiên. (?) Ừ ! Thì đi tham quan
viếng cảnh …..
Rồi bỗng một
hôm, cũng sau chuyến du lịch Hà Tiên về, tình cờ tôi được đọc
cuốn "Hà Tiên ngoại sử ký sự tiểu thuyết Nàng Ái Cơ Trong Chậu
Úp" của Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, lòng chợt xao xuyến lạ.
Chao ôi!! Hà
Tiên đâu chỉ có núi và biển.
Tôi bắt đầu trở
lại Hà Tiên trong niềm say mê và thích thú. Dẫu vậy, với Hà Tiên
tôi vẫn là khách miền xa. Và có lẽ ….. không những thế mà còn
hơn thế nữa, tình yêu " một cõi biên thuỳ một cõi thơ" trong tôi
sẽ "đông cứng" lại nếu như không có một ngày …. một ngày ….
Vài năm sau,
nhân duyên đưa đẩy, tôi về sống ở Hà Tiên. Thế là trong cuộc
kiếm tìm một thuở xa xưa diễm ảo, tôi đã không quên đắm mình
trong cảnh sắc thiên nhiên của Hồ thơ núi Mộng. Cũng như tôi đã
tìm đọc những pho sách viết về Hà Tiên của hai nhà thơ Đông Hồ
và Mộng Tuyết. Hẳn nhiên, trong thời gian này tôi cũng đã đọc
lại "Nàng Ái Cơ …" vẫn là nguồn cảm xúc của mười lăm năm về
trước mà tôi đã cùng xuyến xao với người xưa :
"Ngó lên am tự
Phù Cừ
Thương cho
người ngọc giã từ lầu son
Về đây nương
náu thiền môn
Tay lần chuỗi
hạt cho mòn ngày xanh
Duyên xưa chẳng
bận chi tình
Bụi trần chi để
vương cành hoa sen
Nước trong
không lựa đánh phèn
Ao trong nước
mát, não phiền sạch không".
Bài thơ này, mà
không, cả cốt truyện nữa, hồi ấy, dù chỉ đọc qua có một lần
thôi mà đến ngày hôm nay tôi vẫn còn nhớ rõ. Để rồi cảm xúc tiếp
nối cảm xúc, tôi không thể hững hờ; đành mạo muội thả hồn trôi
theo những dòng thơ nhợt nhạt của mình. Âu cũng vì tấm lòng yêu
mến quê hương Hà Tiên, biết ơn đôi thi nhân đã làm sống lại một
nền văn hiến cũ của Hà Tiên gương Hồ núi Mộng. Và sau hết là vì
trân quý một tác phẩm đã cho tôi " thêm yêu thích lịch sử đất Hà
Tiên".
Giờ đây, nếu có
ai hỏi vì sao tôi lại "liều lĩnh" dám làm cái việc quá sức mình
:chuyển thể một tác phẩm " duyên dáng đáng yêu của Hà tiên, của
Mộng Tuỵết" -Nàng Ai Cơ Trong Chậu Up - mà gần nửa thế kỷ nay đã
có rất nhiều người ưa thích ?
Tôi sẽ không
ngần ngại mà trả lời rằng: cũng vì yêu mến đất nước Hà Tiên,
quí trọng người viết sách và thương cảm cho mối tình " ngoại sử"
nên thơ.
Dù vẫn biết
mình tài hèn sức mọn, văn chương vụng về, ý tứ rời rạc, nhưng
không hiểu sao tôi vẫn cứ muốn viết ra. Làm như là không " bày
tỏ" được thì trong lòng khó chịu lắm!
Thôi thì cứ mặc
cho dòng cảm xúc tuôn trào, đặng hay không thì cũng ít nhiều đem
đến cho tôi niềm thú vị.
Và truyện thơ,
Tình Sử Phù Cừ ra đời từ đó.
Sài Gòn thời trọ học
tháng 7/2005
Một Cõi Biên Thùy Một Cõi Thơ (*)
Tôi về Hà Tiên
vào một buổi chiều khi vạt nắng xuân hãy còn vương dọc dài bờ
cát. Gió lúc này cũng chỉ làm cho sóng biển vỗ nhẹ ru.
Như thường lệ,
ngày hôm sau tôi đến thăm bà cô tại Nhà Lưu Niệm Đông Hồ. Bà cô,
tôi đã quen gọi nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, sương phụ cố
thi sĩ Đông Hồ như vậy, năm nay đã chín mươi hai tuổi. Cái tuổi
cho sự già nua thể xác. Nhưng với bà cô, chỉ mới vài tháng trở
về trước thôi trông bà cô hay còn khoẻ. Ồ! Cái khoẻ của người
già ấy mà.
Bà cô tuy tuổi
đã cao mà tinh thần rất minh mẫn. Ngày ngày bà cô vẫn đọc sách,
làm thơ. Đương nhiên, ngoài "nghiệp dĩ" thi nhân ra bà cô cũng
đã dành nhiều thời giờ cho việc nghiên cứu Đạo Phật, nghe phap
và rất tinh tấn niệm Phật. Những lúc tôi đến chơi, bà cô vẫn
thường hay đổi trao, chia sẻ về Phật học.
Khoảng thời
gian gần đây, bà cô có vẻ yếu đi nhiều. Và dù vậy, "thời khoá
biểu" mỗi ngày của bà cô vẫn chưa lần xê dịch. Bà cô niệm Phật
tốt lắm.
Bất ngờ non
tháng vừa rồi, bà cô bị "lên tăng xông" đến ngất đi phải đưa vào
bệnh viện cấp cứu. Khi tôi đến thăm thì bà cô đã xuất viện được
5 ngày. Sức khoẻ cũng chỉ kha khá chút thôi. Tuổi già mà.
Bà cô vẫn nằm
niệm Phật một cách an nhiên trên chiếc giường quen thuộc. Từng
hạt, từng hạt chuỗi bóng ngời lần chậm rãi qua bàn tay mỏng.
Trông bà cô như chẳng có ốm đau gì cả. Tôi bước vào ngồi cạnh
bên, bà cô hỏi thăm sức khoẻ và vấn đề h?c hành của tôi. Thì
cũng vẫn chuyện trò như những lần tôi đến đây vậy.
Chốc chốc, tôi
lại nghe bà cô nhắc cô Hoa bấm điện thoại. Cô Hoa là "cháu
cháu"gọi người bằng bà đang sống chung. Cô Hoa nói là mấy hôm
nay, khi hay tin nhà thơ Anh Thơ bịnh nặng, bà cô " sốt ruột"
lắm. Bà cô kêu cô Hoa gọi điện cho cô Hỷ Khương để nhờ tìm người
chăm sóc cho người bạn thơ của một thời đã xa đó. Lúc này, tôi
cũng như cô Hoa chỉ biết khuyên bà cô đừng quá lo lắng mà ảnh
hưởng tới sức khoẻ. Bịnh cao huyết áp mà suy nghĩ nhiều là không
tốt. Bà cô lặng yên, miệng vẫn nở một nụ cười chưa bao giờ tắt.
Kế, bà cô lại
"tội nghiệp" cho một người nằm chung phòng ở bệnh viện đang đau
cột sống, hậu quả của chiến tranh để lại... Coi như suốt hơn một
tiếng đồng hồ, bà cô không hề nói nhiều về bệnh tình của mình.
Bà cô chỉ một bề quan tâm đến người khác.
À! Bà cô còn
hỏi tôi có biết chỗ nào bán cái radio niệm Phật loại bỏ túi. Tôi
hỏi có cần gấp không thì bà cô cười và nói là để khi hấp hối
niệm Phật không nổi, có cái máy niệm dùm. Ôi chao! Người nói một
cách thản nhiên khiến tôi càng thêm kính phục.
… Hồi chưa lên
thành phố học, tôi vẫn thường xuyên đến hầu chuyện cùng bà cô.
Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều hay từ nếp sống đẹp cũng như
văn phong của một nhà thơ lão thành nơi cuối miền Tây Nam t?
quốc. Và có lẽ đây là lần đầu tôi mạo muội ghi lại đôi dòng cảm
xúc về một tấm lòng của một thi nhân.
Vâng! Với tấc
lòng quý kính một "tình thơ bất lão" tôi xin mạn phép mượn hai
câu thơ của cô Hỷ Khương để thay cho lời kết.
"Trước sau chỉ
một chút tình
Thiết tha, trân
trọng để dành cho nhau".
Sài
Gòn đầu tháng 3/2005
Tâm
chơn
(*) "Một cõi biên thùy, một cõi thơ
Hà tiên văn hiến tự ngàn xưa
Phong quang còn vẫn phong quang cũ
Hoa gấm văn chương nét chửa mờ"
Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội.
(Khi tôi chưa kịp gởi những dòng chữ này
đến bà cô thì được tin nhà thơ Anh Thơ vừa mất. Âu cũng là lẽ
đương nhiên có sinh ắt có diệt. Bà cô dẫu có buồn nhiều hẳn cũng
là lẽ đương nhiên!)
Hà Tiên trong tôi
Khi biết tôi
sống ở Hà Tiên, có nhiều người đã hỏi:" Nghe nói Hà Tiên đẹp lắm
phải không?" Còn với những người đã đến Hà Tiên rồi, dù chỉ mới
lần đầu hay đã đến nhiều lần thì đều có chung nhận xét: "Hà Tiên
nhỏ mà đẹp".
Thật vậy. Hà
Tiên không phải là một đô thị sầm uất với nhiều nhà cao tầng, ồn
ào, náo nhiệt. Hà Tiên chỉ là một thị xã nhỏ thuộc tỉnh Kiên
Giang, nơi cuối miền Tây Nam tổ quốc. Tương truyền vì nơi đây có
nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình nên thuở xa xưa thường có tiên
xuất hiện. Từ đó có tên gọi là Hà Tiên.
Hà Tiên xưa kia
thuộc vùng đất Mang Khảm do ngài Mạc Cửu, người Quảng Đông,
Trung Quốc khai khẩn lập nên. Năm ất mão(1735) khai trấn Mạc Cửu
từ trần, con là Mạc Thiên Tích thế tập. Mạc Cửu giỏi tài dụng
binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn chương thi phú. Và Mạc Thiên Tích
chính là người đã sáng lập nên tao đàn Chiêu Anh Các(1736).
Đến Hà Tiên bạn
có thể đi theo hai hướng:
1. Rạch
Giá- Hà Tiên
2. Châu
Đốc - Hà Tiên.
Hà tiên từ xưa
vốn là vùng đất có 10 cảnh đẹp mà đến ngày nay người ta vẫn còn
truyền tụng là " Hà Tiên thập cảnh".
Trong Văn học
Hà Tiên, cố thi sĩ Đông Hồ đã có những nhận định rất tinh tế về
Hà Tiên như sau:
"Ở đó, kỳ thú
thay, như gồm hầu đủ hết.
Có một ít hang
sâu động hiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá chơi vơi giữa biển
của Hạ Long, có một ít núi vôi của Ninh Bình, một ít thạch thất
sơn môn của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang.
Một ít chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận Hoá. Có một
ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, có một ít Nha Trang, Long Hải.
Ở đây không có
một cảnh nào to lớn đầy đủ; ở đây chỉ nhỏ nhắn xinh xinh mà cảnh
nào cũng có.
Phân tích được
điều đó rồi mới biết vì sao, ai đến thăm Hà Tiên, thoạt nhìn,
không thấy có cảnh nào đặc sắc, mà sao lòng cứ như lưu luyến dễ
say lòng."
Nghĩ cũng lạ.
Ngay như chính tôi đã có thời gian kha khá sống ở Hà Tiên và kể
như là người Hà Tiên mà vẫn thấy là Hà Tiên đẹp. Dĩ nhiên cái
đẹp của một Hà Tiên thơ mộng đáng yêu sẽ không theo cái kiểu "
rong bám chân cầu nhìn lâu cũng đẹp". Hà Tiên trong mắt tôi
ngày thêm "lưu luyến dễ say lòng" và chưa bao giờ cũ vậy.
Để rồi:
"Dù cho đi khắp
trăm miền
Vẫn thương vẫn
nhớ Hà Tiên ruột rà".
Vâng! Tuy tôi
biết đến danh thắng Hà Tiên từ thuở còn cắp sách nhưng để gọi là
"say lòng" với vùng đất thần tiên này thì mới chỉ 10 năm nay. Và
cũng kể từ những ngày đầu về đây sinh sống, tôi đã xem Hà Tiên
là quê hương của mình.
Mọi người đều
có quyền tự hào về quê hương xứ sở của mình. Và với tôi, bên
cạnh niềm tự hào về một "thành phố biển" Kiên Giang "có những
cánh đồng lúa phì nhiêu, có rừng vàng, biển bạc, có hải đảo, đồi
núi …" thì niềm tự hào về một Hà Tiên duyên dáng tức nhiên phải
có. Bởi vì ở đó không chỉ có nhiều phong cảnh đẹp mà nó còn là
một địa điểm cuối cùng của cuộc Nam tiến trường kỳ của dân tộc
Việt.
Còn bạn! Dù bạn
chưa đến Hà Tiên bao giờ hay đã từng tham quan non nước Hà Tiên
rồi thì ít nhiều có nghe, có thấy nhắc đến 10 cảnh đẹp của Hà
Tiên. Điều này cũng không có gì khó hiểu. Hà Tiên được nhiều
người biết đến vì nó gắn liền với tên gọi " Hà Tiên thập cảnh".
Cho nên, tôi xin được phép nhắc lại "thập cảnh" đó:
1. Kim Dữ Lan
Đào.
Kim Dữ là hòn
đảo vàng. Lan là ngăn chặn, như cánh cửa khép lại. Đào là sóng
to. Kim dữ lan đào là hòn đảo vàng ngăn chặn sóng to gió cả ở
cửa biển Hà Tiên.
2. Bình San
Điệp Thuý.
Bình san là
ngọn núi dựng như bức bình phong. Điệp thuý là lớp lớp, từng
từng một màu xanh cánh trả. Bình san điệp thuý là ngọn núi như
tấm bình phong sắc xanh lớp lớp.
3. Tiêu Tự Thần
Chung
Tiêu tự là cảnh
chùa vắng vẻ tịch mịch. Thần chung là tiếng chuông thỉnh mỗi
sáng.
Tiêu tự thần
chung là tiếng chuông buổi sáng sớm, ngân vang ở cảnh chùa tịch
mịch.
4. Giang Thành
Dạ Cổ
Giang thành là
thành bảo đồn thú bên bờ sông. Dạ cổ là tiếng trống cầm canh ban
đêm. Giang thành dạ cổ là tiếng trống cầm canh, ở chỗ đồn thú
bên bờ sông, về ban đêm.
5. Thạch Động
Thôn Vân.
Thạch động là
động đá. Thôn vân là nuốt mây. Thạch động thôn vân là động đá
nuốt mây.
6. Châu Nham
Lạc Lộ.
Châu nham là
ngọn núi như châu ngọc. Lạc lộ là đám cò trắng bay đáp xuống
nghỉ cánh.
(Đặt là Châu
nham vì trong động đá, thạch nhũ có chất tinh quang sáng chói,
soi đuốc vào lóng lánh như châu ngọc. Lạc lộ vì ở đây có một
cảnh tượng đặc biệt. Thuở họ Mạc khai phá Hà Tiên thì ở đây là
cảnh ao đầm duyên hải. Trong đầm có dãy núi đá dựng thích nghi
cho giống thuỷ cầm sinh hoạt).
Châu Nham Lạc
Lộ là ngọn núi đá có đàn cò trắng bay đáp xuống nghỉ ngơi. Ngày
nay gọi là núi Đá Dựng.
7. Đông Hồ Ấn
Nguyệt.
Đông hồ là hồ
phía Đông thành Hà Tiên. Vì hồ ở phía Đông nên khi trăng mọc thì
nhô lên ngay giữa mặt nước gương hồ. Thi nhân nhìn thấy bóng
trăng in xuống mặt hồ y như chiếc ấn tròn đóng trên tờ giấy bạch
nên gọi là ấn nguyệt. Đông hồ ấn nguyệt là trăng in đáy nước hồ
Đông.
8. Nam Phố
Trừng Ba
Nam phố là bãi
biển phía nam Hà Tiên. Trừng ba là lặn sóng.
Vì mùa giông
nam ở Hà Tiên từ tháng tư đến tháng bảy, suốt mặt biển Tây Nam
đâu đâu cũng có sóng gió non bạc trùng trùng. Nhưng có một cánh
bãi tục gọi là bãi Ớt nhờ địa thế nằm nép khuất sau một mũi núi
sóng gió không lọt vào được. Thành ra dẫu là mùa nam biển động
mà cánh bãi nầy vẫn êm đềm lặng lẽ như mặt nước ao thu nên gọi
là Nam phố trừng ba, tức là bãi biển phía Nam lặng sóng.
9. Lộc Trĩ Thôn
Cư.
Lộc trĩ là mũi
Nai, mũi núi như hình con Nai. Thôn cư là chốn thôn trại điền
trang. Lộc trĩ thôn cư là xóm mũi Nai.
10. Lư Khê Ngư
Bạc.
Lư khê là Rạch
vược. Rạch vược là nơi có nhiều giống cá Vược. Ngư bạc là thuyền
ngư đỗ bến. Lư khê ngư bạc là bến chài Rạch vược.
Để kết luận và
để dễ nhớ danh xưng địa điểm mười cảnh của Hà Tiên, chúng ta có
bài tổng vịnh của Mạc Thiên Tích như sau:
HÀ TIÊN THẬP
CẢNH TỔNG VỊNH.
Mười cảnh Hà
Tiên rất hữu tình
Non non nước
nước gẫm nên xinh
Đông Hồ, Lộc
Trĩ luôn dòng chảy
Nam Phố, Lư Khê
một mạch xanh
Tiêu Tự, Giang
Thành chuông trống ỏi
Châu Nham, Kim
Dữ cá chim quanh
Bình San, Thạch
Động là rường cột
Sừng sững muôn
năm cũng để dành.
Như trên là tôi
đã lược trích từ hai tác phẩm Văn Học Hà Tiên của Đông Hồ và Hà
Tiên Thập Cảnh của Đông Hồ & Mộng Tuyết. Để có cái nhìn thấu
suốt hơn xin mời bạn đọc vào nguyên tác.
Cũng xin bạn
cảm thông cho dùm, ở đây, tôi không dám bắt trước Lý Bạch, một
nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đã nghiêng mình trước cảnh đẹp của
Hoàng Hạc Lâu và khâm phục tài thơ của Thôi Hiệu mà thốt lên
rằng: Cảnh hay trước mắt nói không đặng/Thôi Hiệu đề thơ ở trên
đầu. (Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc/Thôi Hiệu đề thi tại thượng
đầu). Mà với tôi, quanh đi quẩn lại cũng không ngoài chữ nghĩa
của tiền nhân. Thôi thì đành mượn cả lời lẫn ý của người xưa để
bạn tinh tường vậy.
Dẫu thế, tôi
cũng muốn lưu ý bạn rằng Hà Tiên không chỉ có "thập cảnh" mà còn
có nhiều cảnh đẹp khác. Thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tiên một
tổng thể hài hoà giữa núi và biển. Nào là cụm danh thắng chùa
Hang - hòn Phụ Tử với những hang Gia Long, giếng Tiên… Nào là
động Mo So, bãi biển Hòn Heo, núi Tô Châu, núi Đèn, chùa Tam
Bảo, chùa Phù Dung, mộ Bà cô năm… đều là những di tích gắn liền
với huyền thoại và lịch sử kháng chiến của mảnh đất Hà Tiên vốn
thơ mộng mà kiên cường.
Hồi chưa đi học
xa, vào những buổi chiều nhạt nắng tôi thường cùng một vài người
bạn đi "khám phá" lại từng ngóc ngách của những núi đồi, hang
động thuộc mảnh đất Hà Tiên. Cũng như mỗi khi có khách quen đi
du lịch Hà Tiên, tôi đều tháp tùng đưa họ tham quan một vòng Hà
Tiên.
Bây giờ cũng
thế, cứ mỗi lần về Hà Tiên là tôi lại đi một vòng thưởng ngoạn.
Từ đó tôi nhận ra một điều như cố thi sĩ Đông Hồ đã kết luận là
"thoạt nhìn, không thấy có cảnh nào đặc sắc, mà sao lòng cứ như
lưu luyến dễ say lòng". Đối với những thắng tích của Hà Tiên,
từng điểm, từng cảnh không mấy gì là đặc sắc cả. Nhưng nếu nhìn
tổng thể sẽ thấy nơi Hà Tiên một cảnh sắc vời vợi, bâng khuâng…
Cho nên, sẽ
thật thiếu sót nếu bạn đến Hà Tiên một cách vội vàng. Hãy thử
dành trọn một buổi chiều ngồi lặng lẽ trên đỉnh Bình San cạnh
lăng tẩm dòng họ Mạc mà hướng mắt nhìn một Hà Tiên thơ mộng với
một bên là biển Đông, một bên là núi Tô Châu soi bóng xuống Đông
Hồ. Hay bạn leo núi Tô Châu để nhìn bao quát một thị xã Hà Tiên
đang từng ngày phát triển mà vẫn yên bình như một làng quê xưa.
Rồi dõi mắt hướng xa xa là những dãy núi xanh của đất nước bạn
giáng giềng. Cũng có thể bạn nên dành trọn một ngày để "thám
hiểm" từng hang động trong núi Đá Dựng hoặc núi MoSo… Chao ôi!
Hãy còn nhiều lắm những cảnh đẹp hoang sơ mà ít người tìm đến
nơi Hà Tiên bé nhỏ này.
Thế nhưng, như
trên đã trình bày, Hà Tiên không chỉ lưu luyến lòng người bởi vẻ
đẹp hài hoà của non nước hữu tình, mà Hà Tiên còn có một nếp
sống hiền lành, hiếu khách của người dân nơi đây. Những con
người thuần lương, chất phác mà riêng tôi đã cảm tình và mang
nặng nghĩa ân.
TP.HCM tháng
04/2006
______________
XỨ MƠ
Có gì như thể nhớ thương
Có gì như thể vấn vương lòng người
Hà Tiên quen lắm ai ơi!
Mà sao lưu luyến khi về không quên
Phải chăng người đẹp Hà Tiên
Ru hồn tôi ngủ giữa miền đất thơ
Bao lần tôi đến xứ mơ
Là bao lần viết dòng thơ tặng người
Ngày nào thơ vắng tiếng cười
Bây giờ chan chứa ngàn lời ca vui
Thì ra tôi đã yêu rồi
Nên đi chẳng nỡ mà về không xong
Nói gì đây, một tấm lòng
Thôi thì chín nhớ mười mong một mình
Hà Tiên đất đẹp người xinh
Tôi về nhớ mãi bóng hình nàng thơ.
(1995)
Duyên thơ
(Kính tặng nữ sĩ Mộng Tuyết-người thơ
của Hà Tiên "Núi Mộng Gương Hồ")
Bấy lâu lòng những khát khao
Bây giờ hội đủ duyên vào hồn thơ
Tôi đi vãn cảnh Đông Hồ
Thăm nhà lưu niệm, xem thơ tưởng người
Thi nhân văn sĩ một thời
Đông Hồ- Mộng Tuyết rạng ngời Hà Tiên
Gương Hồ núi Mộng điềm nhiên
Kết tình lưu luyến lưu truyền nguồn thơ
Gặp nhau thỏa nỗi mong chờ
Tóc xanh-đầu bạc duyên thơ đậm đà
Đổi trao đôi chút thi ca
Hàn huyên giây phút thế mà…chợt say
Đây lời vụn vặt giông dài
Cảm tình thơ rõ ai hoài niềm riêng
Đôi dòng mạo muội gieo duyên
Tặng người nữ sĩ kết giềng mối thơ.
(6.1998)
LẶNG LẼ ĐÔNG HỒ
Ngàn năm lặng lẽ Đông Hồ
Soi vầng trăng bạc lững lờ dòng trôi
Đón chân lữ khách tìm về
Gieo vần thơ kết hoa đời toả hương
Tôi là tôi của bốn phương
Bất ngờ cập bến yêu thương cuộc đời
Đây Chiêu Anh Các một thời
Thâm trầm đón đợi tình người yêu thơ
Tôi là tôi của ước mơ
Sống đời mộc mạc đưa đò trên sông
Để gom góp chút tinh lòng
Đem về đổi lấy đục trong sự đời
Tôi mơ cuộc sống đất trời
Bao la những tiếng nói cười tri âm
Hỡi ơi !Hơi hướm thi nhân
Cùng tôi sống kiếp phong trần cô liêu.
ĐỀ TẶNG NỮ SĨ MỘNG TUYẾT.
Xuân này chín mốt tuổi trần ai
Phúc lộc trổ hoa đẹp mỗi ngày
Chuyên nhứt gìn lòng câu niệm Phật
Nụ cười hoan hỉ gặp Như Lai.
Quý Đông 2003.
NHÂN DUYÊN
Xưa ngỡ n?i này là bến đỗ
Con đò năm cũ gác chèo neo
Ngờ đâu ngày tháng đem mờ nhạt
Theo nước cuốn trôi phận bọt bèo.
Thôi thì thôi thế, thế thì thôi !
Cái chuyện nhân duyên lẽ sự đời
Ta cứ mặc tình vui ở Đạo
Dù đi hay ở vẫn là tôi.
LẼ ĐƯƠNG NHIÊN
Có chi lạ, ta vốn người đa cảm
Dẫu hôm nay trời ảm đạm lạnh lùng
Vẫn âm thầm nghe gió gợi nhớ nhung
Mùa xuân cũ của nghìn trùng xa cách.
Hà Tiên hỡi! Rồi đây tình phai nhạt
Mảnh trăng xưa vỡ nát cõi tâm hồn
Tại ta chăng hay thế sự vô thường ?
Nhân duyên vậy! Tất cả đều lẽ vậy!
Đến rồi đi, đương nhiên là thế ấy
Buồn hay vui, dù chướng ngại, xuôi dòng
Lối đi về nắng đẹp hay bão giông
Xin vẹn giữ nụ cười muôn năm cũ.
Ta ra đi không lệ buồn ủ rũ
Chỉ tiếc thương, chút lưu luyến nao lòng
Quả tim non thầm kín dấu niềm mong
Ngày trở lại gánh gồng cùng năm tháng.
Hà Tiên hỡi! Nghĩa tình ta mang nặng
Phương trời nào ta cũng vẫn trong nhau
Chuyện cuộc đời tan hợp lẽ trước sau
Đương nhiên vậy! Tất nhiên là như vậy!
GIÃ BIỆT
Cũng đành chôn dấu yêu thương
Hà Tiên thơ mộng vấn vương cõi lòng
Mai này nhung nhớ gì không
Một thời kỉ niệm sắt son tình người!
Đông Hồ trăng sáng rạng ngời
Tô Châu nhạt nắng lưng đồi chiều buông
Phù Dung tình sử đượm buồn
Bình San lăng tẩm gội mòn tháng năm
Thạch Động sừng sững mây giăng
Đá Dựng rậm rạp bước chân leo chèo
Mũi Nai sóng lượn eo xèo
Núi Đèn dã ngoại dốc đèo quanh co
Pháo Đài gió lộng hững hờ
Nhịp nhàng cầu Nổi thẫn thờ đợi mong
Mo So hang động uốn vòng
Chùa Hang, Phụ Tử mênh mông biển trời
Hang Tiền sóng vỗ ngàn khơi
Muôn trùng mây nước trông vời đảo xa
Ôi! bao kỉ niệm đất Hà
Cũng đành cất bước chia xa…lỡ làng.
Hỏi ai gây cảnh bẽ bàng
Thì thôi thế sự rõ ràng do duyên
Dòng đời tan hợp đương nhiên!
(Hà Tiên những ngày sắp chia xa.
Cuối năm 2003 ngày Đông Chí)
Thăm cảnh Hà Tiên
Rủ nhau leo núi Bình San
Tìm nguồn thơ cũ tao đàn Chiêu Anh
Đem về bày giữa thị thành
Cho người thiên hạ vịnh cành thêu hoa.
Rủ nhau ngắm cảnh trăng tà
Sáng ngời dòng bạc thiết tha Đông Hồ
Tập tành dệt những vần thơ
Bỏ tình thế tục ước mơ cuộc đời.
Rủ nhau lần bước tìm về
Nghe chùa Tiêu gióng chuông bồi hồi đưa
Từng làn gió thoảng lưa thưa
Êm chiều tĩnh lặng nắng mưa nhẹ nhàng.
Rủ nhau chơi điện Ngọc Hoàng
Bâng khuâng nhớ cảnh thương nàng Phù Dung
Tay lần tràng hạt rưng rưng
Niệm lời sám hối đếm lần thời gian.
Rủ nhau nhặt cánh mai vàng
Thả vào năm tháng huy hoàng thời xa
Bây giờ dừng bước bôn ba
Giựt mình thương nhớ quê nhà chiều nay.
Thương nhớ một thời xa
Một người ra đi một người ở lại
Khoảng trời xanh mây trắng vẫn bay về
Tôi thẫn thờ nhặt từng cánh hoa rơi
Gom kỉ niệm nhốt đầy trong ký ức.
Đêm lặng lẽ gió vi vu khóm trúc
Vầng trăng treo hun hút phía chân trời
Tết trung thu lòng chợt nhớ một thời
Mơ chú Cuội-chị Hằng chơi "cút bắt".
Chuyện cổ tích đã qua rồi xa lắc
Tình đôi ta tím ngắt mảng thời gian
Gốc đa xưa thả mộng xuống dương trần
Cung Quảng hẹn ước ao ngày trở lại.
Giờ em nơi đâu, lòng anh tê tái
Bước phiêu lưu hoang dại lối đi về
Mang nỗi buồn thương nhớ khối tình quê
Quên cơ cực hả hê đời cát bụi.
(Trung Thu 2000).
Tâm tình Sư nữ Phù Dung
Lật quyển kinh Lăng Nghiêm ôn lời thầy
giảng
Phù Dung ngỡ ngàng bắt gặp bài thơ
Thầy Bổn sư căn dặn tự bao giờ
"Không tức sắc - tức sắc không" con nhớ
học.
Đây bài hoạ ngày xưa trau chuốt ngọc
Than thở những ngày phút chốc vỡ tan
Tâm ở đâu? Bối rối A Nan
Xin sám hối sau bảy lần Phật hỏi.
Thưa Thế Tôn chúng con cùng đang đói
Muôn ngàn đời lăn lốc kiếp mù tăm
Thuở ban đầu mới đó đã xa xăm
Chợt sống dậy làm nao lòng sư nữ.
Hồn thi nhân bỗng dưng tuôn dòng chữ
Chân thật cuộc đời tu sĩ là đây!
Định luật vô thường không hẹn nay mai
Sĩ Lân hỡi! Chớ tiếc hoài dĩ vãng.
Phù Dung nở sớm mai còn tươi thắm
Hoàng hôn về héo úa tàn phai
Thức tỉnh lòng Xuân Tự từ nay
Vui kinh kệ sớm hôm lo tu niệm.
Chuyện tình cũ đã chôn vùi tắt lịm
Đêm yên bình vang vọng tiếng chuông đưa
Mái Phù Cừ theo năm tháng gió mưa
Gột rửa sạch rêu phong tình sư nữ.
(2.1999)
Thư gởi Mẹ
Những chiều tầm tả mưa rơi
Thiết tha con viết đôi lời nhớ thương
Gởi về thăm mẹ, quê hương
Gọi là chút nghĩa đời thường thế gian.
Năm nay, ôi! Thật kinh hoàng
Lũ dâng tràn khắp xóm làng thành thôn
Nơi nơi chung nỗi đau buồn
Cửa nhà lờ lững, phố phường mênh mông
Quê mình nước có ngập không
Mấy hôm mưa bão gió giông đầy trời?...
Con xin chia sẻ buồn vui
Với quê nhà, với cuộc đời mẹ yêu
Dãi dầu sớm tối quạnh hiu
Mùa này nước nổi chắc nhiều khó khăn!
Đêm ngày lo lắng băn khoăn
Thương đời Mẹ chịu muôn phần khổ đau
Nơi này đất núi vùng cao
Niềm riêng bỏ ngỏ,lại sầu mạch chung
Chiều nay mưa gió lạnh lùng
Con ngồi viết vội mấy dòng nhớ thương.
(Hà Tiên tháng10-1996)
Duyên phúc thọ
(Kính chúc mừng thượng thọ nữ sĩ
Mộng Tuyết -
người thơ của Hà Tiên "núi
Mộng gương Hồ")
Kính mừng nữ sĩ đất Hà Tiên
Chín chục xuân đời vạn lộc
duyên
Trí sáng tinh anh nhân tích
phước
Tuổi già vui khoẻ đức tu hiền
Gương Hồ nối nghiệp lưu trần
cảnh
Núi Mộng kết thơ hậu thế truyền
Thi phú tình đời hương ý đạo
Chúc người hơn thọ mười mươi
niên.
(Xuân Quý Mùi
2003)
Thi hứng
Ngày
15.12.2002 (Nhâm Ngọ) nơi nhà Lưu niệm Đông Hồ, nữ sĩ Mộng Tuyết
tổ chức buổi tiệc "mini" mừng sinh nhật 90 tuổi của bà.
Đêm đó, chỉ có hai Tu sĩ được bà mời đến
để uống trà, đàm đạo.
Buổi toạ đàm đơn sơ, bất ngờ mà rất thi
vị đã khơi nguồn thi hứng trong tôi.
Vậy xin lưu lại dòng thơ cảm tác để gọi
là kỉ niệm
đêm rằm tháng Chạp năm 2002 - Nhâm Ngọ.
Đêm xuống yên bình ngự cõi tâm
Ba chung trà cúc đậm tình thâm
Thi nhân - tu sĩ, hương đời đạo
Chung bóng trăng soi quyện khói
trầm.
Chùa lò gạch
Đây chùa Lò Gạch, núi Bình San
Một thuở hoang vu gội gió ngàn
Núi nhỏ um tùm cây cỏ dại
Chùa quê quạnh quẽ bóng trăng
tàn.
Nhân duyên pháp Phật hoa thiền
nở
Cảnh trí không môn rợp nắng
vàng
Sớm vọng chuông ngân tan niệm
tục
Chiều vang mõ nhịp cõi lòng an.
Quê tôi
Thị xã mặn mòi hơi biển
Lối vào qua "cổng Tam quan"
Mái đình Trung Trực soi kiếm
bạc
Bãi bồi "Sán mút" gió mênh
mang.
Chỉ có một con đường đưa đến
nghĩa trang
Nơi khoảng giữa hai ngôi chùa
là nhà tôi ở
Nơi ngày xưa tuổi nhỏ êm đềm.
Ngôi chùa Tàu thuở ấy bị bỏ
quên
Có cái sân rộng cho trẻ con
chơi giỡn
Mỗi chiều chiều tôi thường ra
đón
Má đi bán về bằng chiếc xe đạp
mi ni.
Suốt đời này xin mãi khắc ghi
Hình ảnh quê hương nắng hồng
ngày trước
Nơi Xóm cây Me có chùa "Sư
Phước"
Tưới tẩm hạt giống lành sẵn ở
trong tôi.
Quê hương ơi! Thương nhớ ngậm
ngùi
Ngôi trường cũ, mái chùa xưa
Những tháng hè đội nắng đội mưa
Lồng lộng cánh diều vi vu trong
gió
Rộn rã ngoài đồng bọn trẻ gọi
nhau.
Nhớ những sáng những chiều cuối
năm
gió mang cái lạnh thổi vào
Má tôi gom lá khô trên sân nhúm
làn khói mỏng
Chúng tôi ngồi sưởi ấm...
Nay vẫn nghe thèm mùi khói đốm
lửa non.
Quê hương ơi! Thương nhớ sắt
son
Gói kiếp người không - có
Giữa cuộc đời có có - không
không.
Chờ
Đêm đợi trăng lên rọi bóng hình
Hoa chờ đêm xuống tỏa hương
trinh
Thế nhân chờ đợi tình tri kỉ
Son sắt vẹn nguyền nghĩa tử
sinh.
Tình thơ - Tình đạo
(Kính tặng nữ sĩ Mộng Tuyết)
Núi Mộng, gương Hồ, một cõi thơ
Hà Tiên văn hiến, bến trăng mơ
Nếp xưa kết lại xâu tràng hạt
Niệm niệm Phật tâm sáng chẳng
ngờ.
TP.HCM tháng 6.2004
Vui Tuổi Hạc
Kính chúc mừng thượng thọ 93 tuổi
Nữ Sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội
Khói trầm nghi ngút toả ngàn phương
Đan quyện hồn thơ tâm ngát hương
Dưới mái trăng non vui tuổi hạc
Bên bờ Hồ- Mộng lắng niềm thương.
SG một ngày cuốii năm Ất
Dậu- 2005
Ngàn vàng khôn đổi chuyến đi này
Trân trọng gởi đến những
tâm hồn đồng điệu
Thiện Nghĩa nói: Chuyến đi đầy ý nghĩa
Tâm Chơn đáp lời: Khôn đổi dẫu ngàn
vàng!...
Ngày qua ngày những nhịp nhàng
Chiều buông rất khẽ như đang thẹn thùng
Duyên xưa kết trái tương phùng
Thi nhân - tu sĩ soi cùng dòng thơ
Hôm nay ngày của Đông Hồ
Cầu duyên đưa lối nối bờ tri giao
Trăm năm há vẹn được nào
Đạo người văn sĩ dễ đâu đời này!
Luận bàn kim cổ đông tây
Chuyện xa mà nhắc chuyện ngay lòng mình:
"Trước sau chỉ một chút tình
Thiết tha trân trọng để dành cho nhau"
Kiếp người nghĩa nặng tình sâu!...
Quả thật là:
Lối về Hồ - Mộng rợp thơ bay
Thi hữu nghiêng lòng dõi bóng ai
Trong cõi trăm năm mừng hội ngộ
Ngàn vàng khôn đổi chuyến đi này.
KN
chuyến về Hà Tiên
những ngày cuối tháng 03/2006
Lời sư còn mãi
Kính dâng Giác linh HT. Thích Giác
Phước,
Viện chủ Chùa Phật Quang, TP. Rạch
Giá-Kiên Giang.
Xin mãi gọi tiếng Sư ngày xưa ấy
Và đê đầu vọng bái suốt đời con …
Một sáng mùa thu trời còn se lạnh
Chợt hay tin: Sư viên tịch đêm qua!
Thoáng bàng hoàng mắt đọng giọt lệ sa
Niềm thương kính thiết tha dòng tiễn biệt.
Chuyện đến đi, vô thường, ai cũng biết
Sao lòng con da diết nỗi khôn nguôi?
Mới đây thôi con đến viếng thăm Người
Mà nay đã… Người về nơi cõi Phật.
Hôm gặp gỡ sau cùng như quá chật
Con hỏi thưa… Sư khẽ nhắc bịnh tình
Dẫu đớn đau Sư vẫn quyết giữ gìn
Phút chánh niệm, cuộc hành trình sau chót!
Rồi Sư lại bảo khuyên con ráng học
Tinh tấn tu, đem đạo đến với đời
Noi gương tiền nhân lập nguyện cao vời
Soi đuốc tuệ sáng ngời qua bể khổ …
Nhưng than ôi! Lời Ân Sư còn đó
Mà bóng hình khuất dạng kể từ đây
Thắp nén nhang con hướng Bảo liên đài
Tâm ngưỡng vọng ngàn mây Sư cất bước.
Sư chuẩn bị rồi lối đi phía trước
Thanh thản ra vào …
sắc tướng vốn không!
Tuần sơ thất - 14 tháng 7 nhuần năm Bính
Tuất
Độc ẩm
Trót hẹn cùng nhau buổi thưởng trà
Ai ngờ đối ẩm… chỉ mình ta!
Bên chung trà nguội chờ tri kỷ
Nhạt đắng bao phen cũng ngỡ là…
Riêng một ý thơ
Có những ngày buồn thiểu buồn thiu
Ta nghe hương nắng rớt bên chiều
Và nghe cánh gió lùa xa thẳm
Khẽ hỏi: lòng sao chẳng nhớ nhiều!
Bao lần lưỡng lự: ở hay đi?
Khó khổ ta nào có ngại chi
Chỉ sợ tháng năm mòn cảm xúc
Giữa hàng hoa giả vẻ cầu kỳ.
Ta đã cùng ai bước hững hờ
Cho tròn ký thác mộng ban sơ
Dẫu đời vay trả tuồng oan nghiệt
Ta vẫn riêng lòng một ý thơ.
Tháng 10/2006
Nhớ Hà Tiên
Hà Tiên ơi! Em về trong nỗi nhớ
Thuở ban đầu e ấp bước chân xa
Chiều lên chưa mà nắng còn bỏ ngỏ?
Buổi đăng trình gió núi gọi thiết tha.
Nơi phố nhỏ, mùa Nguyên tiêu thoáng hiện
Màu rêu phong trang tình sử đượm buồn
Dấu thời gian như nặng tình lưu luyến
Cõi biên thuỳ hoa đá lệ thầm tuôn.
Người đã đến, hay tích xưa trở lại!
Thả dòng thơ bên núi Mộng gương Hồ
Gầy hương yêu cho ngàn sau thắm mãi
Một biển trời bát ngát vọng hồn thơ.
TP.HCM một ngày cuối năm 2006
Thơ người tu sĩ
Là thi sĩ. Không! Tôi vốn là tu
sĩ
Thì cũng cùng tình nghệ sĩ mà
thôi!
Tuổi ấu thơ đã quen nếp vậy rồi
Sống trao tặng, hiến dâng đời
lặng lẽ.
Xưa say thơ bằng tâm hồn non
trẻ
Chuyện thế nhân quạnh quẽ với
buồn đau
Nay yêu thơ còn vương chút men
sầu
Nhưng chí nguyện vẫn hằng sâu
năm tháng.
Là thi sĩ - niềm ước mơ lãng
mạn (?)
Chợt vui buồn theo sớm nắng
chiều mưa
Trải tâm tư lộng gió khắp bốn
mùa
Với mây trắng, sao thưa, trăng
vằng vặc.
Là tu sĩ - ước mơ thì c?ng ch?t
Nh? thi nhân, chút lãng m?n
không th?a
Cũng núi sông, sương tuyết
quy?n gió đưa
Mà không lụy, không dây dưa
mộng ảo.
Tôi làm thơ giữa dòng đời huyên
náo
Lòng dặn lòng thôi áo não thê
lương
Giữ trinh nguyên tâm nguyện
bước kiên cường
Tình tu sĩ - yêu thương cùng
hoàn vũ.
(TVST. 24-4-2002)
Lục bát thập khúc
01.
Tết này hai chín tuổi rồi
Vẫn chưa chín chắn một lời cho săn
Học-tu cũng chỉ lăng nhăng
Xìu xìu ễnh ễnh khi thăng khi trầm.
02.
Xin làm ẩn sĩ thanh cao
Chẳng màng khanh tướng công hầu vinh sang
Sống tròn đạo- dẫu cơ hàn
Lòng trong nguyện giữ đá vàng nghìn thu.
03.
Lời rằng mạt pháp thời nay
Mạt hay không mạt lòng này mà ra !
Tu hành nếu chẳng thiết tha
Ấy là hủy hoại nếp nhà Như Lai
04.
Bấy lâu khát ngưỡng đợi chờ
Bây giờ được gặp lại ngờ chiêm bao!
Cội thiền giữa chốn trần lao
Thêm nhành lộc biếc dạt dào tình quê.
05.
Mừng trong cõi tạm đảo điên
May còn có những lòng nguyên vẹn lòng
Sớm hôm gióng tiếng chuông không
Đưa nguồn suối pháp vượt dòng lợi danh.
06.
Mười dòng đục, một dòng trong
Trăm người tục có chục lòng được thanh
Vậy thì hãy ngắm gương lành
Soi hồ tịnh thủy, xem tranh nhơn hiền.
07.
Tháng ngày lặng lẽ thư phòng
Mặc ai danh lợi đèo bồng đua tranh
Ta nguyền dốc chí tu hành
Đền ơn Phật, Tổ, đạo lành truyền lưu.
08.
Học mà chẳng chịu thực hành
Cũng như nấu cát, cơm thành được sao?
Pháp huyền, lý thuyết khó vào
Thân tâm thể nghiệm đạo mầu mới nên.
09.
Cùng đi chung một con đường
Hẳn là phải có kẻ thường, người hay!
Dỡ-hay cũng thể bạn thầy
Cũng đều hiển hiện đủ đầy lời răn.
10.
Xuân đất trời, có đến đi
Theo vòng xoay chuyển chu kỳ thời gian
Xuân lòng vốn dĩ rỡ ràng
Trước sau miên viễn không tàn không phai
(TpHCM rằm tháng Giêng
năm Ất Dậu - 2005)
Thiền giả
(Họa bài "Thiền
giả" của Thu Nguyệt
)
Đối duyên xúc cảnh mỗi ngày
Vô tâm chưa được nên hay hỏi thiền!
Đường tu nhiều nỗi truân chuyên
Gập ghềnh lối cũ, não phiền đừ lư
Lào lào ngôn ngữ thiền sư
Khua môi múa mõ Chân Như, Bồ Đề…
Lắng lòng tỉnh giấc si mê
Ô kìa ông chủ... đâu về mà đi!
Bông hồng cài áo
Em tặng tôi một bông hồng đỏ
thắm
Rất vô tư trong ánh mắt nụ cười
Có hay chăng đang lặng lẽ một
người
Lòng bất chợt bùi ngùi vương
vấn mãi!
Rồi cố ý hay giả vờ không thấy
Để riêng tôi đón lấy một nỗi
niềm
Đoá hoa hồng ngày tháng vẫn
lặng im
Mà se thắt quả tim non tuổi
trẻ.
Ai có qua cuộc đời côi quạnh
quẽ
Xin cùng nhau chia sẻ nỗi đau
này
Nơi bão giông giá lạnh phủ đêm
ngày
Nhớ cha mẹ đắng cay dòng lệ
tủi.
Em bâng quơ đưa tôi vào rong
ruổi
Một bông hồng gợi nhớ một niềm
đau
Nước mắt khô gầy guộc hết tuôn
trào
Sao tràn ngập bao nỗi sầu tê
tái!
Tôi không nói nào phải đâu e
ngại
Sợ u buồn phiền luỵ đến cùng em
Giấc mơ xuân đương gõ nhịp êm
đềm
Hãy trân trọng vun bồi thêm
nhựa sống
Ôi! Hạnh phúc ngàn đời nơi cõi
mộng
Này nhé em lòng trong khéo giữ
gìn!
Những buồn đau tôi dành trọn
riêng mình
Mầm an lạc chân thành trao em
vậy.
(Vu Lan 2000)
Quán nguyện
(Cảm tác qua bài Quán Nguyện Bồ Tát Quán
Thế Âm của Thiền sư Nhất Hạnh)
Kính lạy Bồ tát Quán Thế Âm
Con nguyền chăm giữ mảnh đất
tâm
Gieo giống từ bi, vun gốc tuệ
Lắng lòng thanh tịnh sáng trong
ngần
Kính lạy Bồ tát Quán Thế Âm
Con nguyền vững chãi bước thăng
trầm
Học hạnh lắng nghe qua bể khổ
Xây niềm an lạc thoát mê lầm.
Kính lạy Bồ tát Quán Thế Âm
Trái tim từ mẫu của nhân gian
Trái tim biết nghe và biết hiểu
Khắp cùng hoàn vũ rộng thênh
thang.
Kính lạy Bồ tát Quán Thế Âm
Con xin thành khẩn nghe chú tâm
Nghe không thành kiến không
phán xét
Tròn gương hạnh nguyện Quán Thế
Âm
Kính lạy Bồ tát Quán Thế Âm…
Con biết chỉ cần lắng nghe thôi
Cũng đã làm vơi khổ cho người
Mưa xuân. Đất ẩm, xanh cây lá
Hạnh phúc trổ hoa giữa cuộc
đời.
Nước mắt Tu Bồ Đề
Đêm lặng lẽ chìm vào trong tịch
tĩnh
Con thu mình đếm từng nhịp thời
gian
Thoáng suy tư lơ đãng kiếp
phong trần
Đời trôi nổi khổ đau và hạnh
phúc.
Đâu tiếng khóc, đâu nụ cười
chân thật
Kinh Kim Cang, phút chốc con
giựt mình!
Mượn lời thơ gởi gắm chút tự
tình
Cùng nhân thế sẻ chia đời sương
gió
Xin chớ bảo khóc là khi đau khổ
Cười những khi thành đỗ giấc mơ
vàng
Không! Không! Không! Đời lắm
chuyện trái ngang
Cười là khóc, khóc là cười -
nên biết!
Có nỗi đau không một lời rên
xiết
Có niềm vui chỉ là nước mắt
trào
Tu Bồ Đề trực ngộ lý thâm cao
Bỗng giàn giụa những dòng châu
hạnh phúc
Bạn có biết vì sao Ngài lại
khóc?
Vì được nghe pháp mầu nhiệm
Phật trao
Vì nhận ra thật tướng tánh
Không sâu
Vì xúc cảm mừng vui dâng cùng
tột.
Tu Bồ Đề bậc giải Không số một
Thương chúng sanh phương tiện
hỏi nghĩa huyền
Tạo cơ thời đốn ngộ khách hữu
duyên
Kinh phá chấp - Kim Cang lý
siêu tuyệt.
(TVST - 14.5.2002)
Đạo tình phụ tử
(Cảm tác sau khi đọc Hồi ức về cha tôi -
Ưng Bình Thúc Giạ Thị của Tôn Nữ Hỷ Khương)
Kính dâng cố thi hào Ưng Bình Thúc Giạ
Thị -
Nhà thơ kì cựu đất thần kinh
Kính tặng nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương -
Người thơ của sông Hương núi Ngự
Trăng nước Hương Giang vẫn mặn
nồng
Khối "tình Thúc Giạ", với Tôn
nương
Vốn dòng vương giả mà bình dị
Lặng lẽ bên đời dệt khúc thương
Nét bút tài hoa say ý đạo
Hồn thơ đức hạnh chuộng cương
thường
Tri âm, tri kỉ tình muôn thuở
Phụ tử thâm ân hiếu nghĩa tròn.
(TP.HCM
rằm tháng 10 năm Giáp Thân 2004)
Hương thiền
Kính dâng Sư ông Trúc Lâm - Đà lạt
Sư ông Làng Mai - Pháp quốc
Con đã gặp nơi Nẻo Về Của Ý
Một thời xa mà không xa!
Có những cội mai già
đâm chồi,
nẩy lộc,
cành vươn cao.
Bến vô thường, toả ngàn sao
Túc duyên con hội ngộ
Những đoá hoa lòng
bền bỉ
gội
tuyết sương.
Đây đỉnh Phụng Hoàng lộng gió
thơm hương
Kia đồi Thệ Nhật mây hồng nhuận
sắc.
Miền an lạc
Cõi thanh bình.
Dâng tặng đời vững chãi niềm
tin
Trong từng hơi thở.
Con chợt gặp nắng xuân từ muôn
thuở
Bây giờ và ở đây.
Ngạt ngào hương đất làng Mai
Tươi thắm sắc rừng núi Phụng
Ôi! Ước mơ sẽ không còn là mộng
Khi lối con về mai trổ vàng
bông.
TP.HCM tháng 3 - 2005
Phòng tranh góc thiền
Trang tặng hoạ
sĩ Lê Lân
Vào một buổi chiều cuối tháng
năm trời nhẹ.
(Nhờ cô chú Hỷ Khương đưa)
chúng tôi đến nhà thư hoạ Lê
Lân
Cảm cái tình...
Xem thư pháp
Thưởng tranh...
Mang dáng dấp một góc thiền nho
nhỏ.
Giữa Sài thành ồn ào và hối hả
Một khoảng trời riêng thật quá
đủ gọi là...
Đâu quê hương?
Đâu cực lạc?
Đâu ta bà?
Buông xả đi, chỉ một tiếng
"à"... thế thôi!
Trăm năm quán trọ cuộc đời
Gối câu tri kỉ đợi người tri âm
Phật là ở tại nơi tâm
Thiền là thi hoạ soi tầm nguồn chơn.
Xin cảm ơn hoạ sĩ Lê Lân
Bức tranh thư pháp cho gần duyên xa.
TP.HCM tháng 5 - 2005
Trang hoạ bài thơ
Nói với nhau
của Tôn Nữ Hỷ
Khương
Lời rằng giã tạm cõi trần ai
Oán trách nhau thêm khổ luỵ đời
Phải trái chẳng qua trò thế sự
Chi bằng hơn thiệt bỏ ngoài
tai.
Tháng 6 - 2005
Ý nhạc tình thơ
Cảm tác sau khi thưởng thức giai chương
Cung đàn tri kỉ tri âm
của nữ sĩ Hỷ Khương và nhạc sư Trần Văn
Khê.
Trang kính tặng cô Hỷ Khương và thầy Khê
Réo rắt phiếm tơ lay bóng
nguyệt
Bổng trầm tiếng ngọc vọng đêm
thâu
Trăm năm một thoáng chừng im
bặt
Ý nhạc tình thơ khúc dạt dào.
Ngỡ
ngàng giây phút thực hay mơ?
Tri kỉ
tri âm vượt cõi bờ
Biên
giới tương phùng không bến đỗ
Tâm hồn
đồng điệu chẳng phai mờ.
Ô kìa! Huyền ảo một giai chương
"Tiểu muội - ngu huynh" đẹp
diệu thường
Thơ nhạc hoà âm, tinh tú chuyển
"Anh đàn - em hát" vạn niềm
thương.
Sài Gòn mùa hoa phượng 2005
Kính mến hoạ bài thơ
Lời ca khánh chúc
Thương mến mừng thượng thọ
tám mươi lăm tuổi
Trần
Văn Khê hiền huynh của Tôn Nữ Hỷ Khương
Kính tặng giáo sư Trần Văn Khê
Tuỳ hỷ duyên cùng tuổi bảy mươi
Phúc xưa, nay thọ tám lăm rồi!
Hồn thơ đan quyện hồn non nước
Ý nhạc chan hoà ý mộng tươi.
Năm tháng tiêu dao chơi cõi tạm
Kiếp sinh trầm lặng góp xây đời
Xa quê trọn gánh tình dân tộc
Chốn cũ yên bình sẵn một nơi.
TP.HCM cuối tháng 06/ 2005
KHÚC ẦU Ơ
Ầu ơ… kẽo kẹt kẽo cà
Đong đưa tiếng võng mặn mà lời ru.
Ầu ơ… tháng bảy vào thu
Bâng khuâng nỗi nhớ Nghiêm từ khôn nguôi.
Ầu ơ… dào dạt tình người
Bao la lòng mẹ, cao vời công cha.
Ầu ơ… hiu hắt mưa sa
Vu Lan lắng khúc tâm ca nghẹn ngào.
Ầu ơ… ví dẫu… ví dầu…
Không cha không mẹ… nỗi sầu mênh mang.
16/07/2006
TRĂNG THU
(Kính tặng nhà thơ Thu Nguyệt)
Hiện sinh ra giữa đất trời
Trăng thu lẻ bóng vàng rơi bên hồ
Khuyết đầy gởi cuộc hư vô
Lang thang cõi mộng qua bờ buồn vui
Rong rêu âu cũng một đời
Nghe vô thường hát… chợt cười mình ên!
Loanh quanh
(tặng Giới Hiền và Thiện Duyên)
Hôm qua theo bạn lên rừng
Bỏ quên phố thị sau lưng một ngày
Vui thì vui trọn đó đây
Buồn thì buồn khắp đông tây - thiệt tình!
(Đường xa hun hút tầm nhìn
Lại gần như thể có mình bên ta
Núi đồi trùng điệp bao la
Dốc lên dốc xuống hoá ra… cũng bằng!)
Hôm nay về lại đô thành
Ngập ngừng bước những loanh quanh nhịp đời
Y như thiên hạ mỉm cười
Mà lòng đan nỗi buồn vui chòng chành.
THƯ PHÁP CHỮ VIỆT
(tặng Đăng Học)
Chấp bút đề thơ thơm giấy bạch
Nghiên đầy, tay thảo nét tinh huyền
Tháng năm gìn giữ hồn thư Việt
Một cõi hương quê đượm ngát thiền.
Sài Gòn 25/09/2006
Sắc Hương Núi Phụng
(Kính tặng TV. Trúc Lâm Phụng Hoàng-Đà
Lạt)
*
Mây trắng choàng ôm đỉnh Phụng Hoàng
Trúc Lâm thiền viện suối thiền vang
Khách xa tìm đến quên niềm tục
Chỉ nhớ Chân Tâm hiện rõ ràng.
**
Lặng lẽ cho đời vạn sắc xanh
Trúc Lâm thiền viện cội nguồn thanh
Sớm hôm quán chiếu cơ thiền tỏ
Tỉnh giấc mê tân mộng thị thành.
Quỳnh hoa
1. Đây nụ Quỳnh Hoa đã
nở rồi
Dẫu
rằng chỉ để một lần thôi
Cũng
mong đem tấm lòng trinh bạch
Gởi gió
mang đi vạn nẻo đời
2. Cần gì nắng ấm bình
minh
Sương đêm cũng đủ
hiện sinh với đời
Nụ
Quỳnh nở ngát bên trời
Mặc trong thiên hạ
không người tri âm.
3. Một đêm nhìn đoá
Quỳnh Hoa nở
Ta thấy
đất trời hiện ở đây
Nơi
cánh hoa rung từng nhịp thở
Trăm
năm đọng lại giây phút này.
TỰ VẤN
Cảnh vắng hay lòng đã lặng yên ?
Những chiều mưa trút sạch ưu phiền
Những đêm gió rít tan sầu muộn
Tiếng vọng rừng khuya cạn nỗi niềm.
Cũng là tâm lạnh, khói sương tan
Cũng bởi mây qua, trăng sáng ngần…
Thế sự muôn đời tương tác hợp
Ngoài yên trong lặng, cảnh duyên tâm!
Chớ hỏi làm gì buồn với vui
Bốn bề cô tịch núi rừng ơi !
Lòng sao bỗng thấy yên bình quá
Xin giữa vui buồn, chẳng buồn vui.
(Núi Dinh-11.2003)
Chân tình
Xin hãy cho nhau nắng ấm
Long lanh những giọt sương mai
Đừng đem khổ sầu oan trái
Mưa giông bão táp cuộc đời
Một chiều hoàng hôn qua ngõ
Nghe lòng dào dạt thương yêu
Rung rinh vần thơ dang dở
Nỗi niềm đổ nát đăm chiêu.
Đêm xuống trăng treo lơ lửng
Gió lùa nhè nhẹ ngoài hiên
Thời gian thâm trầm đứng lặng
Đong đầy nhung nhớ bình yên.
Xin hãy gởi trọn lời tim
Đừng đem cho nhau cay đắng
Thở vào thở ra tĩnh lặng
Chân tình trải rộng ngàn nơi.
BA MƯƠI TUỔI TỰ NHỦ LÒNG
Ba mươi tuổi, nửa đời người
Cổ nhân có dạy: là thời lập thân
Vững vàng sự nghiệp công danh
Bên dòng xuôi ngược rõ rành lối đi.
Còn ta, ta có nghĩ gì?
Giờ ba mươi tuổi, ừ thì… cứ qua!
Miễn đừng quên chốn quê nhà
Quên đời quên đạo, tiêu pha kiếp người.
Gìn lòng vẹn giữ nụ cười
Để cùng thiên hạ chung vui trọn tình
Dầu ai nghiêng ngã lòng mình
Ta nguyền trong cõi phiêu linh thật thà.
SG đêm giao thừa năm Bính Tuất 2006
TRĂNG MÙA PHẬT ĐẢN
01
Tung tăng chạy rủ bạn bè
Mai lễ Phật đản nhớ về chùa nha!
Có văn nghệ: "Phật Thích Ca"
Anh em Phật tử hát ca cúng dường
Ôi! Ngày xưa ấy thân thương
Cho tôi nỗi nhớ ngát hương một thời.
02
Thoáng mười năm: tuổi hai mươi
Vững vàng tôi bước vào đời thanh tu
Những là mãn nguyện bây chừ
Giữa lòng phố thị tâm từ nở hoa
Cửa thiền vui nếp Cà-sa
Lắng yên kỷ niệm thiết tha chân tình.
03
Gần mười năm: thuở đăng trình
Trăng mùa Phật đản lung linh ánh hồng
Bâng quơ còn chút đèo bồng
Buồn vui len lén cợt lòng phàm Tăng
Ô kìa! Bến cũ đầy trăng
Như nhiên rạng chiếu trong ngần tình quê.
Mùa Phật đản PL. 2550
TRỒNG DƯA TRÊN SÂN THƯỢNG
Tặng Thiện Nghĩa
Cụm hoa kiểng trên lầu
Xen kẽ đôi hàng chậu
Là đám dưa bạn trồng
Giống đỏ lòng xanh vỏ.
Sớm chiều lá lay gió
Năm tháng trải nắng mưa
Thỉnh thoảng cánh sao thưa
Đợi mùa trăng vàng thức.
Nơi đô thành chen chúc
Khói bụi ngộp vui buồn
Khẩu trang bịt yêu thương
Cặp kính nhoà thật giả.
Người người như hối hả
Quên nhớ bước qua nhau
Chỉ tiếng vọng đêm thâu
Khẽ khàng bên phố thị!
Gầy khóm dưa… cũ kỹ
Tươi thắm cõi tình quê
Giữa cuộc sống bộn bề
Ngan ngát hương đồng nội.
Chiều tháng 6/2006.
CHUNG NỖI NIỀM RIÊNG
Tặng em gái
Anh sống đời tu sĩ
Em giữ nếp đạo nhà
Đường trần chia hai ngả
Mà chung một nỗi niềm.
Rồi có những đêm đêm
U buồn thương nhớ mẹ
Tủi phận mồ côi cha
Nước mắt rơi lặng lẽ.
Tháng năm sầu quạnh quẽ
Đơn độc bước riêng mình
Đi vào cuộc phiêu linh
Hé môi cười gượng gạo.
Anh quyết lòng ở đạo
Em cay đắng tình đời
Chỉ có nỗi buồn vui
Tìm về cùng bến đỗ.
Thời gian dầu hoá cổ
Thương nhớ vẫn xanh dòng
Cuộc thế dẫu hư không
Tâm hiếu nguyền gìn giữ.
SG mùa hạ
2006.
Trang họa bài thơ
CHÚT TÌNH TRI KỶ
Của Tôn Nữ Hỷ Khương
Dẫu chẳng trăm năm trọn kiếp người
Cũng nguyền vẹn giữ mãi không thôi
Phút giây tao ngộ tình tri kỷ
Muôn thuở dư hương đẹp những lời!...
HƯƠNG KỶ NIỆM
Kính chúc mừng sinh nhật 69 tuổi
nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.
Tháng bảy mùa hoa đẹp ý thơ
Ngát hương kỷ niệm mộng ban sơ
Đượm tình thi hữu, duyên bầu bạn
Say khướt men đời quyện tiếng tơ.
Tôn vinh tiếng hát câu hò
Nữ nhi nối nghiệp duyên thơ đạo nhà
Hỷ hoan khảy khúc tâm ca
Khương an tiếng ngọc hương pha màu thiền.
SG tháng 07/2006.
CHỮ TÌNH
Thiên hạ loanh quanh một chữ tình:
Người đem vứt bỏ, kẻ van xin.
Còn ta, ta có y như nguyện:
Trong cõi nhân gian nặng nghĩa tình!
MẸ MÃI TRONG CON
Mưa rơi rả rích suốt đêm trường
Chạnh nỗi niềm khuya vọng nhớ thương
Thuở ấu thơ tròn say giấc ngủ
Trong vòng tay mẹ giữa quê hương.
Dẫu rằng cuộc thế nhiễu nhương
Theo cùng năm tháng sầu vương chẳng rời
Con luôn có mẹ bên đời
Bóng hình từ mẫu rạng ngời trong tim.
Mùa vu lan 2006
VỊNH CÂY TRÚC
Không cao lớn như cây tùng cây bách
Dáng trúc gầy vững chắc trước bão giông
Dẫu nhân gian ai đổi dạ thay lòng
Vẫn cốt cách sắt son cùng tuế nguyệt!
CHỮ DUYÊN
Cắc cớ làm sao cái chữ duyên
Người chưa từng biết, ngỡ rằng quen
Kẻ cùng gặp gỡ, dường xa lạ
Cắc cớ âu là… lẽ tự nhiên!
KHÚC ĐỘC HÀNH
Từ ta cát bụi hư không
Qua miền tục luỵ về trong cuộc đời
Đeo mang oan trái kiếp người
Gánh gồng bao nỗi khóc cười tử sinh.
Từ ta làm cuộc đăng trình
Hành trang chỉ mỗi nghĩa tình chân quê
Dặm trường mấy nẻo sơn khê
Bước mòn lữ thứ lối về còn vương.
Từ ta gối mộng bên đường
Phiêu linh ngày tháng phố phường buồn tênh
Chạnh lòng chợt nhớ chợt quên
Ngập ngừng vấp phải chông chênh thị thành.
Từ ta dừng bước độc hành
Phong sương dầu dãi tàn canh muộn phiền
Vây tròn một thuở truân chuyên
Lê thê vọng tưởng đảo điên mịt mù.
Từ ta quay gót lãng du
Trở về nguồn cội tâm từ ngàn phương
Nghe đời gõ nhịp tà dương
Gởi trao nhau khúc vô thường trong veo!
TP.HCM,
tết dương lịch 2007
Mục Lục
Một Cõi Biên Thuỳ Một Cõi Thơ (*)
Hà Tiên Trong Tôi
Xứ Mơ
Duyên Thơ
Lặng Lẽ Đông Hồ
Đề Tặng Nữ Sĩ Mộng Tuyết.
Nhân Duyên
Lẽ Đương Nhiên
Giã Biệt
Thăm Cảnh Hà Tiên
Thương Nhớ Một Thời Xa
Tâm Tình Sư Nữ Phù Dung
Thư Gởi Mẹ
Duyên Phúc Thọ
Thi Hứng
Chùa Lò Gạch
Quê Tôi
Chờ
Tình Thơ - Tình Đạo
Vui Tuổi Hạc
Ngàn Vàng Khôn Đổi Chuyến Đi Này
Lời Sư Còn Mãi
Độc Am
Riêng Một Y Thơ
Nhớ Hà Tiên
Thơ Người Tu Sĩ
Lục Bát Thập Khúc
Thiền Giả
Bông Hồng Cài Ao
Quán Nguyện
Nước Mắt Tu Bồ Đề
Đạo Tình Phụ Tử
Hương Thiền
Phòng Tranh Góc Thiền
Nói Với Nhau
Y Nhạc Tình Thơ
Lời Ca Khánh Chúc
Khúc Au Ơ
Trăng Thu
Loanh Quanh
Thư Pháp Chữ Việt
Sắc Hương Núi Phụng
Quỳnh Hoa
Tự Vấn
Chân Tình
Ba Mươi Tuổi Tự Nhủ Lòng
Trăng Mùa Phật Đản
Trồng Dưa Trên Sân Thượng
Chung Nỗi Niềm Riêng
Chút Tình Tri Kỷ
Hương Kỷ Niệm
Chữ Tình
Mẹ Mãi Trong Con
Vịnh Cây Trúc
Chữ Duyên
Khúc Độc Hành
(Chút
tình tri kỷ – Tôn Nữ Hỷ Khương)
|