Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Đạt Lai Lạt Ma nói với BBC về Trung Quốc


 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong cuộc phỏng vấn với ban tiếng Trung của BBC rằng vấn đề Tây Tạng là “chuyện nội bộ của Trung Quốc”.

Phát biểu về các vụ bạo động tại Tân Cương gần đây, vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng cho rằng “bạo lực là sai trái”.

Ngài cũng cho rằng các vụ động loạn Tân Cương là “đáng buồn” nhưng đánh giá chính sách dân tộc thiểu số của Bắc Kinh “là một thất bại”.

Biên tập viên Shirong Chen (Trần Thời Vinh) của BBC Tiếng Trung đã phỏng vấn Đạt Lai Lạt Ma tại Geneva, Thuỵ Sĩ khi Ngài đến dự hội nghị về Tây Tạng.

Đứt liên lạc

Trong bài phỏng vấn dài được phát trên truyền hình BBC News và các trang mạng của BBC từ tối 10/08 theo giờ London, Đạt Lai Lạt Ma xác nhận chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện không có một liên lạc gì với chính quyền Trung Quốc.

Được biết năm ngoái là lần cuối cùng các cuộc thăm viếng mang tính tìm hiểu lẫn nhau giữa các đại diện của người lưu vong Tây Tạng với Bắc Kinh đã ngưng lại.

Sau đó, vào tháng Ba 2008, các cuộc bạo động nổ ra ở Lhasa và một số vùng của người Tây Tạng đã bị chính quyền đem quân đội vào trấn áp.

 

 

Đạt Lai Lạt Ma trả lời BBC tại Geneva hôm 06/08

Cho tới giờ Đạt Lai Lạt Ma vẫn bị chính quyền Trung Quốc cho là kẻ “khích động phân liệt” và có tư tưởng “lật đổ”.

Nhưng Ngài nói vẫn đang chờ tín hiệu từ phía Trung Quốc và xác nhận đường lối bất bạo động của các tổ chức Tây Tạng hải ngoài chừng nào Ngài còn sống.

Đặc biệt, vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nói Ngài đồng ý với quan điểm của chính phủ Bắc Kinh rằng Tây Tạng “là chuyện nội bộ Trung Quốc”.

Rời Tây Tạng sang sống lưu vong tại miền Bắc Ấn Độ năm 1959, Đạt Lại Lạt Ma thứ 14 (sinh năm 1935) duy trì đường lối muốn có tự trị thực sự, nhất là về văn hóa cho người Tây Tạng, chứ không đòi độc lập.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong cuộc phỏng vấn với ban tiếng Trung của BBC rằng vấn đề Tây Tạng là “chuyện nội bộ của Trung Quốc”.

Phát biểu về các vụ bạo động tại Tân Cương gần đây, vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng cho rằng “bạo lực là sai trái”.

Ngài cũng cho rằng các vụ động loạn Tân Cương là “đáng buồn” nhưng đánh giá chính sách dân tộc thiểu số của Bắc Kinh “là một thất bại”.

Khi nhìn vào các dân tộc thiểu số, người ta thường chỉ nhìn từ một góc độ - đó là làm sao nắm giữ, làm sao kiểm soát

Đạt Lai Lạt Ma nói về Trung Quốc

Cho tới giờ Đạt Lai Lạt Ma vẫn bị chính quyền Trung Quốc cho là kẻ “khích động phân liệt” và có tư tưởng “lật đổ”.

Nhưng Ngài nói vẫn đang chờ tín hiệu từ phía Trung Quốc và xác nhận đường lối bất bạo động của các tổ chức Tây Tạng hải ngoại chừng nào Ngài còn sống.

Chính sách thiểu số

Đặc biệt, vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nói Ngài đồng ý với quan điểm của chính phủ Bắc Kinh rằng Tây Tạng “là chuyện nội bộ Trung Quốc”.

Nhưng Ngài nói cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với Tây Cương, vùng thiểu số Hồi giáo Uighur và Tây Tạng, vùng có danh nghĩa khu tự trị, là “không thực tiễn”.

 

Quân cảnh Trung Quốc ở Tây Tạng tháng Ba 2008

Theo Ngài, Trung Quốc chỉ muốn kiểm soát mà “không quan tâm đến tình cảm của người dân”.

Khi được hỏi về quan điểm của chính quyền Trung Quốc rằng phát triển kinh tế cho các vùng đất đó là tiêu chí hàng đầu, Đạt Lai Lạt Ma nói:

“Tất nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý về tầm quan trọng của kinh tế, nhưng con người thì không giống như gia súc. Với con vật thì chỉ cần có thức ăn, chỗ ở và không có sự quấy rầy thì là tốt rồi. Nhưng chúng ta đều là con người, có khi thậm chí kinh tế nghèo nhưng tinh thần hạnh phúc, tự do.”

Về chính sách của chính quyền với Tây Tạng và Tân Cương, Đạt Lai Lạt Ma nói về cơ bản "đó là sự sợ hãi và không tin tưởng lẫn nhau".

"Khi nhìn vào các dân tộc thiểu số, người ta thường chỉ nhìn từ một góc độ - đó là làm sao nắm giữ, làm sao kiểm soát. Và chỉ có thế thôi".

Nhắc lại các tuyên bố đã đưa ra với chính quyền Trung Quốc trong các cuộc tiếp xúc của người Tây Tạng lưu vong với Bắc Kinh hồi thập niên 1980 và 1990, Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng sau khi Tổng bí thư Hồ Diệu Bang bị hạ bệ, quan điểm của Bắc Kinh "trở nên cứng rắn hơn".

"Kể từ cuộc hội đàm 2002, chính quyền Trung ương luôn nhìn vào phần tiêu cực và quên đi phần tích cực. Đó là một sai lầm. Đó không phải là một cách khoa học và khách quan để nhìn nhận vấn đề (Tây Tạng)".

Kết luận lại, Đạt Lai Lạt Ma tin rằng đang có thêm cơ hội để thay đổi cách nhìn thực tế Tây Tạng, nhất là khi bản thân nước Trung Quốc đã thay đổi nhiều hơn trước.

Ngài cũng cho rằng cần nhìn vấn đề Tây Tạng trong mối liên hệ với tình hình chung của Trung Hoa lục địa, và gọi người Trung Quốc là "các anh chị em", Ngài tỏ ra lạc quan về tương lai cho Tây Tạng.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/datlailatmanoivoiBBCveTQ.htm

 


Vào mạng: 11-8-2009

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang