PTI, Aug 1, 2007
Đăng Phong, Trung Quốc -Chư Tăng thuộc ngôi
chùa nổi tiếng Thiếu Lâm, ngôi chùa được thành lập năm 495 sau
Tây Lịch, đang nỗ lực phản đối chuyện gia tăng lạm dụng thương
hiệu, danh hiệu " Thiếu Lâm" bởi những nhà buôn vô lương tâm.
ngay cả ở Ấn Độ, cho mục tiêu thương mại.
"Đó là trách nhiệm lịch sử mà
chúng tôi phải bảo vệ và làm trẻ trung văn hoá độc đáo của
Thiếu Lâm". Thích Vĩnh Tân, Trụ Trì Thiếu Lâm hiện nay, ngôi
chùa ẩn mình dưới chân ngọn núi thiêng Tung Sơn, nói như trên.
Thiếu Lâm Tự được nhìn nhận là
nơi khai sinh Quyền Thuật Thiếu Lâm một cách rộng rãi, một kết
hợp độc đáo giữa Phật pháp và võ thuật Trung Quốc đã phát triển
thành môn võ Kung Fu.
Ngôi chùa Phật Giáo nổi tiếng bởi
hàng tá bộ phim về võ thuật- Kung Fu, đã đăng ký danh hiệu "Shaolin"
và "Shaolin Temple" như là một thương hiệu với Bộ Thương Mại và
Kỹ Nghệ của chính phủ Trung Quốc, vị trụ trì nói như trên, chùa
cũng đã thành lập một công ty chuyên lo việc bảo vệ danh dự ngôi
chùa và ngăn cản sự lạm dụng thương hiệu này trong cách hoạt
động thương mại"
"Chúng tôi đã đăng ký thương hiệu
Thiếu Lâm của chúng tôi với nhiều quốc gia ngoại quốc, kể cả Ấn
Độ", Sư Vĩnh Tân nói. Sư Vĩnh Tân đã đến viếng Ấn Độ hồi năm
1995 và đã dứt khoát rõ ràng khi được hỏi về sự gia tăng lạm
dụng thương hiệu "Shaolin"
"Chúng tôi sẽ có thái độ thích
đáng đối với những ai lạm dụng thương hiệu Shaolin cho mục đích
thương mại mà không có sự đồng ý của chúng tôi"
Sư Vĩnh Tân trở thành vị trụ trì
chùa Thiếu Lâm năm 1999. Nắm vững quan hệ của chùa Thiếu Lâm và
Ấn Độ, Sư nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Ấn Độ, cả hai đều có
những nền văn minh cổ đại, là quốc gia láng giềng với những giao
lưu thân tình đã có từ thời cổ đại.
Ngôi chùa được thành lập năm 495
sau Tây Lịch. Là một tín đồ Phật Giáo, Nguỵ Hiếu Văn Đế sùng
kính Ngài Buddhabhadra, Phiên âm Hán Bạt Đà - Batuo , vị
Sư người Ấn đến truyền bá giáo pháp Nguyên Thủy tại Lạc Dương,
Hiếu Văn Đế ra lệnh xây dựng ngôi chùa Thiếu Lâm này để Ngài Bạt
Đà lưu trú và trở thành vị sư trụ trì lỗi lạc đầu tiên của chùa
Thiếu Lâm.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1498_HatCat.htm
|