25 Aug
2007, 0350 hrs IST,Pranava
K Chaudhary,TNN
PATNA
Một nhóm 120 người gồm các bộ
trưởng, viên chức chính phủ, các nhà tổ chức, điều hành dịch vụ
du lịch, giới truyền thông v.v.. từ năm quốc gia Phật Giáo sẽ
đến Patna vào ngày 5 tháng 9 tới đây nhân chuyến viếng thăm 5
ngày trong một sứ mệnh phát huy Phật Pháp với chủ đề " Từ Cửu
Long đến Hằng Hà"
Năm quốc gia Phật Giáo đó là Thái
Lan, Việt Nam, Lào, Miến Điện và Cam Bốt. Các thành viên của
phái đoàn sẽ rời Patna để đi Varanasi vào ngày 9 tháng 9 cho
chuyến viếng thăm 3 ngày.
Chính phủ Bihar hôm thứ Sáu đã
xem xét lại mọi chuẩn bị về vấn đề này dưới sự chủ trì của tổng
trưởng A K
Chaudhary.
Phái đoàn, được phối hợp bởi bộ
Ngoại Giao sẽ thăm viếng
Bodh Gaya,
Rajgir, Nalanda, Patna và Vaishali bằng đường bộ trong thời gian
5 ngày ở lại Bihar.
Chính phủ tỉnh bang đã quyết
định tổ chức những chương trình văn hóa trong vinh hạnh được
đón tiếp phái đoàn trong thời gian họ ở Patna và Bồ Đề Đạo
Tràng.
Sông Mê Kong được thừa nhận là
con sông dài nhất thứ 10 trên thế giới. Nó bắt nguồn từ bình
nguyên Tây Tạng và chảy qua tỉnh Vân Nam Trung Quốc, qua Miến
điện, Lào, Cam Bốt và Việt Nam.
Bộ Trưởng Bộ Du Lịch
Anjani K Singh
nói với phóng viên tờ Times Of India " Sứ mệnh phát huy Phật
Pháp được đặt tên theo hai con sông quan trọng của thế giới "
Cửu Long và Hằng Hà. Thành viên phái đoàn sẽ viếng thăm tất cả
những khu thánh tích Phật Giáo có liên hệ đến Bihar. Chúng tôi
hy vọng sứ mệnh này sẽ củng cố mối tương quan văn hoá giữa
chúng ta".
Ông Singh, cũng là bộ trưởng bộ
văn hoá, nói rằng chính phủ Bihar đã chuẩn bị một mạng lưới an
ninh thích đáng cho quan khách viếng thăm . "Chúng tôi sẽ phân
phối miễn phí các bản sao tờ giới thiệu và cẩm nang về các địa
điểm viếng thăm cho các đoàn đại biểu và các nhà dịch vụ du lịch",
một viên chức nói như trên.
Các quyển cẩm nang sẽ cung cấp
chi tiết về những khu vực thánh tích và bảng giá biểu của các
tiện nghi công cộng như khách sạn, xe buýt .v.v...
Hồi đầu năm nay, một phái đoàn
123 thành viên của Phật Giáo Trung Quốc cũng đã viếng thăm Bihar
trong một chương trình thiện chí trao đổi văn hoá với Uỷ ban
Tương Quan Văn Hóa Ấn Độ. Một số lớn các cao tăng Trung Quốc đã
góp mặt trong phái đoàn.
Năm ngoái, một phái đoàn 64 thành
viên Trung Quốc cũng đã thăm viếng Bihar nhằm mục đích khám phá
con đường "cấm kỵ" theo truyền thuyết du hành của Ngài Huyền
Trang từ Tây An đến Nalanda bằng đường bộ để kỷ niệm năm Hữu
Nghị Ấn Trung 2006.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1524_HatCat.htm
|