Reuters, 12
tháng 9, 2007
YANGON:
Các tăng sĩ Phật giáo trong xứ sở do chính phủ quân đội nắm
quyền Miến Điện đe dọa sẽ xa lánh quân đội nếu ủy ban hành chánh
không xin lỗi những vị này về việc giam giữ một số tăng sĩ đã
tham gia vào việc biểu tình chống đối lại nhà cầm quyền tuần vừa
qua.
Một nhóm vô
danh trước đây đã nói rằng sự kiện này có thể đưa các tăng sĩ
đến việc từ chối nhận các sự cúng dường của những phần tử thuộc
chế độ hoặc từ chối những nhu cầu tôn giáo của gia đình họ nếu
sự yêu cầu này không được giải quyết vào tuần tới. “Những điều
yêu cầu này phải được giải quyết vào ngày 17 tháng 9.
Còn không các
tăng sĩ Phật giáo sẽ ngưng các sự phục vụ tôn giáo đối với chính
quyền.” Một nhóm người, theo tờ báo Thái Irawaddy, tự xưng là
“Nhóm Liên Minh Tăng Sĩ Phật Giáo Miến” đòi hỏi sự xin lỗi vì
những binh sĩ đã nổ súng cảnh báo trên đầu hàng trăm tăng sĩ
trong tỉnh Pakokku, 600 km đông Bắc của Yangon.
Bản báo cáo
không thể xác nhận có sự chắc chắn nào chứng tỏ nhóm người đó
đại diện cho các tăng sĩ.
“Rất khó có thể
nói chắc rằng sự thông báo này thực sự do các tăng sĩ Phật giáo
hoặc họ thực sự đại diện cho số đông tăng sĩ Phật giáo,” một
nhân viên đã về hưu cho biết.
Các bản báo cáo
nói rằng nhóm người đó cũng đã đòi hỏi giảm thiểu giá xăng dầu
tháng qua đã tăng đến 500%, khiến các cuộc biểu tình phản kháng
chống chính quyền kéo dài lâu hơn trước đây. Họ cũng kêu gọi chế
độ phải thả những tù nhân lương tâm, gồm cả nhà lãnh tụ đối lập
đang bị giam giữ Aung San Suu Kyi, và tái lập sự thảo luận với
các nhóm ủng hộ dân chủ.
Các tu viện
trưởng lưu ý đến vai trò quan trọng của các tu sĩ trong việc ủng
hộ dân chủ từ năm 1988 đến 1990 đã gia tăng sự giám sát các tự
viện ở Mandalay, Sittwe, Myitgyina, Pakokku, các cư dân cho biết
như thế.
Ủy ban hành
chánh đã phản ứng khắc nghiệt đến việc tẩy chai các tăng sĩ
trong quá khứ. Vào năm 1990, hàng ngàn vị đã bị giam giữ sau khi
một số tăng sĩ từ chối thực hiện các nghi lễ tôn giáo cho binh
sĩ hoặc gia đình họ do hậu quả của việc quân đội trừng trị các
hoạt động dân chủ.
Quân đội đã nắm
quyền Miến kể từ năm 1962 hình như đã cố ý dập tắt sự bất đồng
chính kiến sau cùng này. Họ đã giam giữ 13 người, đa số là lãnh
tụ của nhóm “Thế Hệ Học Sinh 88” là nhóm bị giam giữ lâu nhất do
đã tổ chức các cuộc biểu tình sau cuộc nổi dậy.
Nhà cầm quyền
đã kết án “Nhóm Quốc Gia Cho Dân Chủ” của Suu Kyi đã khích động
sự rối ren và đe dọa họ với những hành vi mờ ám.
Sự kiện xảy ra
là một trong những vụ đàn áp khắc nghiệt nhất kể từ năm 1988, đã
gây hoang mang cho các bình luận gia từ Mỹ và Âu châu và là
những lời mạnh bạo bất thường trong các vùng Á Châu lân cận của
Miến Điện.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1551_NhuQuang.htm
|