The Associated
Press, 11 tháng 9, 2007
YANGON,
Myanmar -- Ủy ban hành chánh Miến Điện đã khẩn cầu nhân dân
của họ hãy chấm dứt mọi cuộc biểu tình phản kháng chống chính
quyền, thay vào đó hãy bày tỏ quan điểm của họ qua cuộc trưng
cầu dân ý về hiến chương mới. Các cuộc biểu tình đã khởi sự từ
ngày 19 tháng 8 do sự tăng giá xăng dầu và vật dụng nhưng đã
biến thành cuộc biểu tình chống lại quân đội lâu nhất trong thập
niên qua.
“Sự chuyển tiếp
sang chế độ dân chủ của Miến Điện hãy còn ấu trĩ, do đó nhà cầm
quyền cần phải làm ngơ những hậu quả không được vừa ý,” tờ báo
của quốc gia New Light of Myanmar nhận định như thế.
Các cuộc biểu
tình trở nên nghiêm trọng tuần qua khi các tăng sĩ Phật giáo nổi
giận vì bị đánh đập do họ biểu tình phản kháng các điều kiện
kinh tế và tạm giữ một số nhân viên chính quyền làm con tin, đập
phá một cửa tiệm, một căn nhà của ủng hộ viên ủy ban hành chánh
về phía Bắc Miến Điện.
Chính phủ đã cố
gắng dập tắt cuộc biểu tình bằng cách giam giữ nhiều biểu tình
viên và làm cho họ nỗi giận nhưng đã thất bại trong việc dập tắt
sự thách đố của họ. Trong những ngày gần đây chế độ đã gia tăng
những tuyên truyền vận động chống lại việc ủng hộ hoạt động dân
chủ, buộc tội sự chống đối này được tài trợ bởi những người
ngoại quốc và có liên kết đến khủng bố.
Tờ báo New
Light of Myanmar nói rằng những cuộc biểu tình chống chính phủ
“không còn hợp thời,” do đó người dân nên khẳng định lập trường
khi họ có cơ hội biểu quyết cho “dự luật chưa được thảo trong
một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức rất gần.” Nhà cầm quyền
hứa hẹn sẽ có các cuộc bầu cử.
Tây Phương có
câu nói “Hãy nhìn trước khi nhảy,” một tờ báo Anh ngữ bình phẩm.
Do đó tôi xin nhắc nhở đồng bào về những biểu tình viên kẻo quốc
gia sẽ bước vào vực thẳm.”
Vào đầu tháng
này nhà cầm quyền đã đúc kết “14 Năm Quốc Gia Hội Nghị” để lập
ra những điều lệ hướng dẫn thành lập một hiến chương mới, bước
khởi đầu của 7 bước dẫn đến dân chủ.
Các nhà bình
luận đã gọi đây là kế hoạch lừa phỉnh vì những điều lệ hướng dẫn
chỉ đảm bảo quân đội một vai trò nổi bật trong chính trường và
ngăn cấm nhà ủng hộ dân chủ mở văn phòng bầu cử.
Trong khi đó
các tăng sĩ Phật giáo nói rằng họ có thể từ chối sự cúng dường
của quân đội và không lưu ý đến các ủy viên hành chánh cùng các
ủng hộ viên của họ về những nghi thức tôn giáo nếu nhà cầm quyền
thất bại trong việc xin lỗi họ vào tuần tới về việc đã tấn công
nhóm ủng hộ dân chủ Mỹ vận động cho Miến Điện.
Các tăng sĩ
dưới nhãn hiệu một tổ chức chính trị mới được gọi là “Tiền Quốc
Gia Tăng Sĩ” cũng đòi hỏi cắt giá xăng dầu, thả những tù nhân
chính trị và bắt đầu thảo luận với bà Suu Kyi cũng như các lảnh
tụ dân chủ khác.
Theo lịch sử,
các tăng sĩ tại Myanmar (còn được gọi là Burma) đã luôn đi đầu
trong các cuộc biểu tình, trước hết là cuộc biểu tình chống sự
đô hộ của Anh quốc, sau đó là quân đội và chế độ độc tài, chuyên
chính. Họ cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc nổi dậy
đã bị thất bại vào năm 1988 đòi hỏi chấm dứt sự nắm quyền của
quân đội. Cuộc nổi dậy này đã bị quân đội đàn áp một cách dã
man.
Ủy ban hành
chánh đã tổ chức cuộc bầu cử vào năm 1990 nhưng từ chối vinh
danh nhà đoạt giải Nobel hòa bình Suu Kyi. Bà Suu Kyi đã bị giam
giữ tại nhà hơn 11 năm trong vòng 18 năm qua.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1553_NhuQuang.htm
|