Thứ Tư
26/09/2007.
(Như Quang lược
dịch từ nhật báo Edmonton Journal số ra ngày 25 tháng 9,
2007)
Edmonton,
Alberta, Canada: Cộng đồng nhỏ bé Miến Điện tại Edmonton
đang ráo riết theo dõi cuộc biểu tình vĩ đại nơi quê hương họ
cũng như nguyện cầu và hỗ trợ tài chánh.
Tại Miến Điện
(Myanmar, tên cũ là Burmese) khoảng một trăm ngàn người xuống
đường ủng hộ hàng ngàn tăng sĩ Phật giáo biểu tình chống đối các
nhà lãnh đạo quân đội.
Cuộc biểu tình
vĩ đại này rất quan trọng và đầy ý nghĩa, Than Aung, hội trưởng
hội Giám Sát Miến Điện Quốc Tế tại Edmonton phát biểu như thế.
Hơn 40 năm qua, dân chúng đã sống dưới chế độ quân đội trị và
rất sợ hãi phải bày tỏ quan điểm của mình. Nay họ đã được động
viên. Chư tăng là hàng cao nhất có thẩm quyền nơi quê nhà, họ là
biểu tượng của chúng tôi, là niềm hy vọng, là tất cả. Tất cả
nhân dân sẽ theo họ.
Mười ngàn ủng
hộ viên đã tham gia chư tăng trên các đường phố chính trong cuộc
biểu tình cuối tuần vừa qua. Tình trạng náo động bắt đầu tháng
vừa qua khi quân đội tăng giá xăng dầu gấp đôi trong các vùng
nghèo khó và sự kiện này đã làm gia tăng việc chống đối chính
quyền quân đội.
Các biểu tình
viên được khích lệ bởi sự xuất hiện của nhà ủng hộ dân chủ Aung
San Suu Kyi, người đã bị giam giữ tại nhà 12 năm trong vòng 18
năm qua.
Tại Miến Điện
hôm thứ hai không có dấu hiệu náo loạn nào nhưng dư luận cho
rằng sự đàn áp sẽ xảy ra. Ủy ban hành chánh vẫn giữ im lặng từ 6
ngày qua kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu nhưng đe dọa sẽ có các
hành động luật định.
Than Aung trốn
khỏi Miến Điện từ năm 1989 cùng với vợ là Alice Khin, cựu bác sĩ
riêng của bà Suu Kyi, nói rằng tổ chức của ông đang buộc chánh
phủ Gia Nã Đại và Liên Hiệp Quốc hãy có sự trừng phạt thích đáng
đối với các thống lãnh quân đội.
“Điều chúng ta
cần làm là tạo áp lực đối với Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để
họ tăng áp lực đối với chế độ. Chúng ta không chỉ vận động Liên
Hiệp Quốc mà cả Trung Quốc và Tiệp Khắc vì Trung Quốc đang hành
sử như một đàn anh ủng hộ chế độ.
Aung và vợ ông
trốn khỏi Miến Điện vì các hành vi chính trị của họ, nhất là vợ
ông ở vào tình thế rất nguy hiểm vì sự liên hệ của bà với bà Suu
Kyi. Ông Aung là một kỹ sư, và vợ ông, hiện là giáo sư tại
trường đại học tỉnh Alberta, trở về vùng biên giới Miến Điện và
Thái Lan mỗi năm một tháng để giúp đỡ những người tỵ nạn nơi đó.
Họ quyên góp tiền bạc và thuốc men.
Chánh phủ Tây
phương gồm Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, và Pháp đều khuyến
khích các tướng lãnh Miến Điện hãy hạn chế trực diện với các
cuộc biểu tình.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1565_NhuQuang.htm
|