Associated Press
Ngày 27 tháng 9, 2007
Sau phản ứng đầu tiên của Trung Quốc, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc đã bày tỏ mối quan tâm về sự đàn áp bằng bạo lực của chính
phủ Miến Điện đối với các tu sĩ Phật giáo, và yêu cầu chế độ
quân phiệt phải tiếp đón một đặc phái viên.
Đặc phái viên của Tổng thư ký Ban Ki- moon, Ibrahim Gambari, dự
trù sẽ lên đường đến Miến Điện ngay sau cuộc họp ngắn khẩn cấp
của hội đồng vào ngày thứ tư về tình trạng bạo lực đã gây chết
chóc.
Các nhà ngoại giao của hội đồng cho biết Trung Quốc, đã đình chỉ
quan hệ kinh tế với Miến Điện, không muốn đưa ra bất cứ văn kiện
nào sau phiên họp nhưng rồi đã đồng ý cho một lời phát biểu ngắn,
đã được Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc Jean-Maurice Ripert đọc
cho các phóng viên báo chí. ‘Các thành viên của hội đồng đã bày
tỏ sự quan tâm đối với tình trạng này, và yêu cầu sự kiềm chế,
nhất là từ phía chính phủ Miến Điện.’
Quân đội chính phủ đã nổ súng vào các đoàn người biểu tình chống
chính phủ tại trung tâm thành phố Yangon, thành phố lớn nhất
trong nước, làm thiệt mạng ít nhất một người.
Các nhóm người chống đối cho rằng con số thương vong được tính
nhiều hơn, có đến 5 người đã chết, trong đó có tu sĩ. Ông Ban
đã kêu gọi chính phủ Miến Điện phải ‘kiềm chế tối đa’ và sau đó
đã đích thân gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Miến Điện Nyan Win.
Trên đường đi dến cuộc họp, một phóng viên đã hỏi về nguồn tin 5
người đã bị giết, và ông Win đã trả lời ‘Quí vị hỏi có phải 5
người đã chết và chúng tôi trả lời là không.’
Bản tuyên bố cũng nói rằng hội đồng ‘đón nhận quyết định của
tổng thư ký trong việc khẩn cấp gửi đặc phái viên của ông đến
tận nơi và nhấn mạnh điểm quan trọng là ông Gambari phải được
nhà cầm quyền Miến Điện đón tiếp càng sớm càng tốt.’ Hoa Kỳ và
các thành viên của Cộng đồng Âu Châu - Anh, Pháp, Ý và Bỉ - đã
lên án cuộc tấn công và kêu gọi quân đội cầm quyền phải ngưng
ngay bạo lực và mở cuộc thương thuyết với các vị lãnh đạo dân
chủ.
Trung Quốc và Nga tranh luận rằng tình hình tại Miến Điện là vấn
đề nội bộ và không đe doạ đến hoà bình và an ninh thế giới - như
đã đòi hỏi hành động của Hội Đồng Bảo An - cho nên khiến họ
đồng ý với lời phát biểu trên báo chí được xem là một bước tiến
khả quan. ‘Đó là một thành tích đáng kể,’ Yvonne Terlingen, đại
biểu Liên Hiệp Quốc về Ân xá Quốc tế, đã phát biểu như trên vào
tối thứ tư.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1568_MinhChau.htm
|