Ngày 28 tháng 9, 2007
Tokyo - Nước Nhật có thể ngưng viện trợ về nhân đạo cho
Miến Điện ngay sau khi có đầy đủ dữ kiện đàng sau vụ giết chết
một nhiếp ảnh viên Nhật trong cuộc biểu tình chống chính phủ,
phát ngôn viên tối cao của chính phủ Nhật cho biết như trên vào
ngày thứ sáu.
Nhiếp ảnh viên Kenji Nagai, 50 tuổi, đã bị bắn chết trên một
đường phố tại Yangon hôm thứ năm. Những hình ảnh được lén đưa
ra khỏi nước cho thấy ông đang chụp hình bằng một máy ảnh nhỏ
mặc dù ông đang nằm hấp hối.
Quốc vụ khanh Nobutara Machimura dã nói trong một cuộc họp báo
‘Chúng tôi sẽ buộc chính phủ Miến Điện tìm ra sự thật về cái
chết của ông ấy,...Trong giai đoạn này chúng tôi chưa đi đến
quyết định ngưng tài trợ,’ ông nói thêm rằng Tokyo muốn xem
phản ứng của Liên Hiệp Quốc và Hiệp Hội Đông Nam Á (ASEAN)
trước khi chọn hình phạt.
Hãng thông tấn Kyodo đã trích dẫn lời của Thủ Tướng Yasuo Fukuda
rằng, trong một cuộc điện đàm với Thủ Tướng Trung Quốc Wen
Jiabao, ông đã thúc giục Bắc Kinh sử dụng uy thế với quân đội
Miến Điện. Ông nói với các nhà báo ‘Tôi đã yêu cầu Trung Quốc,
do mối quan hệ mật thiết với Miến Điện, nên sử dụng uy thế của
họ, và Thủ Tướng Wen cho biết là ông sẽ cố gắng,’
Ông Machimura nói rằng hiện nay chưa biết rõ phát súng trên
người nhiếp ảnh viên là do cố ý hay ở sát tầm súng, như một số
báo chí Nhật đã tường trình. Cũng chưa biết rõ có phải ông
Nagai lúc ấy đang làm phận sự. Miến Điện rất ít cấp Visa cho
các nhà báo, và được biết rằng các đại sứ của Yangon tại khắp
nơi trên thế giới có giữ một sổ đen tên tuổi các phóng viên báo
chí thường bị từ chối ngay cả visa du lịch.
Trích dẫn lời của các bác sĩ khám nghiệm tử thi hôm thứ năm, ông
Machimura cho biết rằng viên đạn bắn vào người ông Nagai đã đi
từ ngực bên phải xuyên qua tim và lưng.
Ông Nagai là nạn nhân ngoại quốc đầu tiên của cuộc biểu tình,
bắt đầu với những cuộc xuống đường rời rạc để chống lại giá xăng
dầu leo thang, nhưng đã bùng lên sau tháng vừa qua thành những
cuộc biểu tình rầm rộ chống lại quân đội đã cai trị đất nước
trong 45 năm qua.
Nhật Bản từng bị chỉ trích vì đã không cứng rắn đối với chính
phủ quân đội Miến Điện, và hôm thứ sáu một lãnh tụ đối lập của
Nhật đã thúc giục các vị lãnh đạo quốc gia này hãy lên tiếng.
‘Bây giờ là lúc chính phủ Nhật dẫn đầu cộng đồng quốc tế và yêu
cầu chính phủ quân đội hãy làm tròn trách nhiệm của mình và chấm
dứt ngay tấn thảm kịch đẫm máu này,...Tôi cũng cầu nguyện cho
các tù nhân chính trị, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, sẽ lập
tức được trả tự do và Miến Điện sẽ sớm trở thành một quốc gia
dân chủ,’ Tổng thư ký đảng dân chủ đối lập Yukio Hatoyama phát
biểu như trên.
Tokyo đã không gởi các khoản viện trợ mới để làm cho Miến Điện
suy nhược kể từ khi nhà dân chủ tiêu biểu Aung San Suu Kyi bị
quản thúc từ năm 2003, nhưng vẫn tài trợ cho các chương trình y
tế khẩn cấp và cung cấp những chương trình đào tạo và thay đổi
về kỹ thuật.
Nước Nhật đã viện trợ khoảng 3 tỉ
đồng yen (=26 triệu Mỹ kim) hàng năm trong những năm gần đây, so
với 10 tỉ trong năm 2001. Có khoảng 615 kiều bào Nhật và 74
công ty Nhật tại Miến Điện, ông Machimura cho biết như trên hôm
thứ năm.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1570_MinhChau.htm
|