Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Chư Tăng Miến Điện tiếp tục biểu tình trong nhà tù

Hạt Cát dịch


 

Thứ Năm 04/10/2007.   

by GEOFFREY YORK, The Globe and Mail, October 3, 2007

BANGKOK, Thailand - Ngay cả khi ở trong một nhà tù dã chiến, bị bắt cởi bỏ tăng y, chư tăng Miến Điện vẫn tiếp tục bất chấp mệnh lệnh của chế độ quân phiệt đã đàn áp dã man cuộc biểu tình của họ hồi tuần trước.

Rất nhiều tu sĩ đã từ chối đụng vào thực phẩm từ các quan binh quân đội, dấu hiệu duy trì sự tẩy chay chế độ quân phiệt, căn cứ theo các bản tường trình ngày hôm qua từ những nguồn tin không chính thức ở các quốc gia riêng biệt.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc, Ibrahim Gambari, cuối cùng đã được phép gặp gỡ lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ, Than Shwe, ngày hôm qua, ngày thứ tư của chuyến công du đặc biệt đến Miến Điện. Ông đặc sứ cũng đã được  gặp gỡ lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi trong vòng 15 phút.

Sau cuộc gặp gỡ cả hai phía, đã không có một lời phát biểu nào trước công chúng từ ông đặc sứ Gambari, người chuẩn bị lên đường về New York  ngày hôm qua để tường trình chuyến công tác với  Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban- Ki- Moon.

Một sinh viên Phật học tại Miến Điện nói với phóng viên đài BBC rằng chư tăng đã bất bình khi ông đặc sứ chọn lựa để gặp bà Aung San Suu Kyi hơn là gặp gỡ chư tăng.

" Họ hy vọng rất nhiều  về việc ông đặc sứ được phái đến Miến Điện, nhưng họ đã lấy làm ngạc nhiên khi nghe rằng ông đặc sứ lại đi gặp bà Aung San Suu Kyi."

Họ thương mến và kính trọng bà, nhưng họ cảm thấy lần này là vấn đề của họ và ông đặc sứ nên gặp gỡ trao đổi với họ. Họ cảm thấy đó là một sự xao lãng đối với họ trong khi họ bị tấn công và cần sự bảo vệ. Đây là một cơ hội cho họ được bày tỏ nguyện vọng lần đầu tiên sau 20 năm. Họ trông chờ nơi cộng đồng quốc tế, hy vọng duy nhất của họ là thế giới sẽ thấy được hoàn cảnh của họ và giúp đỡ.

Sự chống đối với chính phủ vẫn tiếp tục âm thầm đó đây bên trong Miến Điện, nơi mà các cư dân Rangoon rủ nhau đồng loạt tắt bỏ chương trình phát thanh tin tức thời sự kéo dài  một giờ của chính phủ vào mỗi đêm, họ muốn cho nhà cầm quyền biết rằng họ đã quá mệt mõi chán nản khi nghe chính phủ tuyên truyền nhồi sọ. Đa số thính giả tắt bỏ 15 phút đầu tiên của chương trình phát thanh  trong khi một số cư dân khác tắt tất cả mọi đèn đóm trong nhà của họ. Không được biết rõ ràng có bao nhiêu người đã tham gia chiến dịch biểu tình trong im lặng này, chiến dịch vốn được khởi xướng do miệng truyền miệng.

"Với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ hầu ngăn chận chúng tôi biểu tình trên đường phố, chúng tôi làm việc này như là một biểu tượng rằng chúng tôi, người dân  Miến Điện đã bị bỏ quên vô vọng trong bóng tối", một cư dân nói với cơ quan truyền thông Mizzima.

Tại Geneva ngày hôm qua, uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để cứu xét vấn đề khủng hoảng Miến Điện. "Nhà cầm quyền Miến Điện không nên nghĩ rằng tự cô lập hoá là họ sẽ khỏi phải chịu trách nhiệm về việc giải thích", bà Louise Arbour, cao ủy uỷ ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc người Canada nói như trên.

 Bà nói "Chế độ quân phiệt phải giải thích về thái độ phản ứng gây kinh ngạc cho toàn thế giới  đối với những người biểu tình ôn hoà"

Chế độ, trong khi đó, đã đổ lỗi cho ngoại nhân về việc biểu tình của những người ủng hộ dân chủ, họ nói họ hài lòng với kết quả của việc đàn áp. "Nếp sinh hoạt bình thường đã trở lại với Miến Điện". Ngoại Trưởng Miến Điện Nyan Win đã nói với Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York như trên.

Với các nhà tù bình thường ngập tràn tù nhân chính trị đã bị bắt trước khi cuộc biểu tình mới nhất xảy ra, chính phủ Miến Điện đã đẩy chư tăng vào các trung tâm tạm thời ở Rangoon, kể cả một trường đua không sử dụng và một học viện kỹ thuật của chính phủ.

 Với cả 1000 tù nhân, đa số là chư tăng, bị giam giữ trong một nhà kho không cửa sổ tại học viện kỹ thuật, nơi mà chư tăng đang tuyệt thực, căn cứ theo các nhà chính trị lưu vong Miến Điện, những người vẫn giữ được mối liên lạc gần gũi với quê nhà của họ.

"Các binh sĩ trông coi nhà tù đã cưỡng ép chư tăng thọ thực, một hình thức hành hạ chư tăng". Ông Bo Kyi, lãnh đạo tổ chức Hiệp Hội Yểm Trợ Tù Nhân Chánh Trị, một tổ chức bản doanh đặt tại Thái  Lan, nói như trên và thêm "Tôi rất lo lắng cho họ, một số có thể vong mạng trong nhà giam, là một điều thật sự làm đau lòng dân chúng MIến Điện"

Mr.Aung thuộc  Hội Đồng Quốc Gia  Liên Hiệp Miến , nói tình trạng trong các trại tập trung tạm thời rất xấu, chật cứng, và chư tăng đang ở trong tình trạng tệ hại.

Để đẩy chư tăng biệt lập cách xa công chúng hơn nữa, chế độ dự định di chuyển họ ra khỏi thành phố Rangoon, các nguồn tin chưa được phối kiểm cho biết như trên. 

"Họ đang chuẩn bị gửi tất cả các tù nhân đi những nơi  thật xa, gần biên giới miền bắc, hàng trăm dặm từ Yangon", một thành viên kỳ cựu của khối dân chủ đã thắng phiếu trong cuộc tuyển cử năm 1990 nhưng không được phép tiếp thu quyền hành, ông Win Hlaing nói như trên.

Các nhà lưu vong e ngại rằng chư tăng có thể bị đưa đến những nơi rừng thiêng nước độc, nơi họ có thể bị bỏ mạng mà không ai hay biết.

Tổ chức Ân Xá QuốcTế đã lập lại những điều đáng quan ngại đó với Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ngày hôm qua  "Là trách nhiệm của chính phủ Miến Điện phải tường trình về tất cả những người bị giam giữ bởi các lực lượng hành pháp, quân đội và những lực lượng an ninh khác". " Tù nhân không nên bị giam giữ ở những địa điểm bí mật và phải được phép xúc tiến liên lạc với luật sư độc lập, với nhân viên y tế và các thành viên trong gia đình"

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1578_HatCat.htm 

 


Vào mạng: 04-10-2007

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang