Thứ Sáu
05/10/2007.
BANGKOK, Oct 3 (Reuters) -
Trong nhiều năm qua, chư tăng ở chùa Wat Khun Samutchine đã
chiến đấu với một trận chiến cam go để cứu vãn ngôi chùa của họ
từ sự xâm thực của Vịnh Thái Lan.
Hiện nay, một nhà địa chất học
Thái Lan nói ông tin tưởng rằng ông có câu trả lời để cứu vãn
ngôi chùa này và những ngôi chùa khác phòng chống sự dâng cao
của mặt biển và các cơn bão mạnh có thể nhấn chìm các vùng đất
thấp nằm rải rác trên lục địa Á Châu.
" Chúng ta phải chuẩn bị cho
tương lai chúng ta và thuyết phục các nhà lập pháp rằng đây là
điều ưu tiên". Thanawat Jaruponsakul, một giáo sư địa chất tại
Đại Học Chulalongkorn, Bangkok, đã nói với phóng viên của hãng
thông tấn Reuters như trên trong một bài phỏng vấn.
Thanawat hiện đang thử nghiệm một
loại bờ kè chắn biển mới tại chùa, chung quanh các mặt đều là
mặt nước từ Vịnh Thái Lan, nơi mà 300 dặm vùng duyên hải đang bị
xói mòn nghiêm trọng.
Mực nước biển dâng cao đã khiến
cho 200 gia đình trong làng Samutchine phải bỏ nhà vài lần trong
mấy thập niên qua và cuối cùng thì phải di chuyển vào trong đất
liền. Nối liền với ngôi chùa hiện nay là một loạt các cây cầu gỗ
nhỏ hẹp và những chiếc cầu bê tông.
"Vốn có một ngôi làng ở đây,
nhưng nước biển và các đợt sóng cứ tiếp tục dâng cao khiến cho
dân làng không thể ở lại. Họ phải di chuyển đi nơi khác", Sư
Somnuek Atipinyo nói với Hãng Truyền Thông Reuters hồi tháng Năm
như trên.
Các nhà khoa học nói nhân loại đã
klàm cho nhiệt độ địa cầu gia tăng là nguyên nhân gây ra vấn đề
mực nước biển dâng cao có thể ảnh hưởng dữ dội đến Á Châu, nơi
rất đông số lượng những người sống ở các vùng đất tháp và nó hăm
doạ ngay cả các thành phố lớn như Bangkok.
Không thể kham nổi kinh phí cho
các loại đập, đê điều theo kiểu mẫu Đức Quốc hoặc các hệ thống
kiểm soát lũ lụt đắc giá khác, đa số các quốc gia Á Châu không
có kế hoạch chi tiêt để đối phó với sự đe doạ này.
Nhưng Thanawat tin tưởng rằng
ông đã tìm ra được một phương pháp thực tế có thể chịu đựng để
cải tạo đất đai từ biển cả.
Dự án đầu tiên của ông sẽ bắt đầu
vào tháng Tư với công trình đưa ba dãy bờ kè hình ống tam giác
bằng bê tông dài 10 mét xuống nơi đáy biển gần ngôi chùa. Mỗi
trụ được đặt cách nhau một mét rưỡi, Thanawat nói "Các trụ được
gọi là bờ kè giảm mãnh lực sóng, cái mà ông sáng chế, có thể làm
giảm sức mạnh của các đợt sóng khoảng 30%.
Thử nghiệm chưa được hoàn tất,
nhưng các chứng cứ cho thấy các bờ kè hoạt động hữu hiệu. Ông
Thanawat nói "Các cư dân nói rằng họ có thể thấy được sự khác
biệt khi có những đợt sóng lớn ập vào khu vực.
Căn cứ theo nghiên cứu của ông,
các lượn sóng trong mùa mưa tại Vịnh Thái Lan và biển Andaman
thường lớn hơn bình thường gấp đôi trong thập niên vừa qua.
Ông nói " Tôi nghĩ hiện tượng này
có liên hệ đến việc địa cầu gia tăng nhiệt độ, nó làm cho các
đợt sóng mạnh hơn".
Thanawat, người sẽ ấn hành một
quyển sách về nguy cơ của việc nhiệt độ địa cầu gia tăng tại
Thái Lan trong tháng tới, ông hy vọng nghiên cứu của ông tại
Samutchine sẽ thúc đẩy chính phủ hành động.
"Chúng ta cần một kế hoạch đồ sộ
để cứu vãn miền duyên hải"
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1580_HatCat.htm
|