Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Miến Điện: Chư tăng chưa sẵn sàng tha thứ

Hạt Cát dịch


 

by Reena Sethi, BBC, Nov 14, 2007

Các tướng lãnh nắm quyền Burma nhắm vào chư Tăng nhằm mục đích ..khoá miệng của các nhà đối lập sau các cuộc biểu tình hồi tháng Chín. Trong một chuyến công tác tại thành phố Mandalay, phóng viên đài BBC Reena Sethi, có cơ hội hiếm hoi được thăm viếng một ngôi chùa tại thành phố, sau đây là tường trình tình hình chư tăng ở thành phố Mandalay của cô.

Rangoon, Burma - Một cánh cửa nhỏ trong bức vách gỗ chạm trổ mở ra kêu kẹt một tiếng cùng sự xuất hiện của  một nhà sư với vẻ hoảng hốt, chiếc tăng y màu nâu đỏ quấn quanh lưng lỏng lẻo. Cánh cửa đóng sập lại lần nữa.

Một phút sau, nhà sư lại xuất hiện với tăng y nghiêm chỉnh và ra dấu cho chúng tôi ngồi xuống sàn nhà  bằng gỗ tếch bóng láng của ngôi chùa cổ.

Sư ngồi trên một chiếc ghế thấp, đối với một quan khách bình thường khung cảnh này trông giống như là Sư đang thuyết giảng cho đồ chúng, nhưng thực ra, có những vấn đề khác trong tâm trí của sư.

" Là tu sĩ, chúng tôi trông thấy tất cả, khi chúng tôi đi khất thực, chúng tôi thấy người giàu sống như thế nào và người nghèo sống như thế nào..chúng tôi trông thấy nguyên nhân vì sao mà mọi việc ngày càng trở nên tệ hại hơn". Sư nói.

Rất khó có cơ hội để gặp gỡ một tu sĩ sẵn sàng trao đổi với phóng viên ngoại quốc. Rất nhiều người tránh né hoặc đang bị canh chừng, hoặc là ở trong tu viện, hoặc ở trong các nhà tù. Nhiều và nhiều người hơn đã tranh đấu để cúng dường thực phẩm cho chúng tôi. Họ mong muốn như vậy, nhưng họ cũng phải để dành cho cái miệng của họ nữa. Để phản đối tình hình tệ hại, chư tăng đã xuống đường trong suốt tháng 9 tại Mandalay, cũng như ở những thành phố khác đó đây trong nước Miến Điện.

Khi được hỏi có phải là các cuộc biểu tình đã chấm dứt, ánh mắt sư chợt loé sáng và thấp thoáng trên môi một nụ cười tinh nghịch.

Sư nói "Chúng tôi đang ở giữa đường - Nếu không có gì thay đổi, chúng tôi sẽ xuống đường lần nữa".

Tuy nhiên, tu viện của sư  không có tham gia vào số hàng ngàn chư tăng trẻ trong các cuộc biểu tình trên đường phố, Sư nói họ ủng hộ cho biến cố này, biến cố mà Sư nói rằng đã được tổ chức rất chặt chẽ. Trái ngược với Rangoon, binh lính và chánh quyền tại Mandalay không sát hại tu sĩ hay là bố ráp các tự viện.

Sư nói "Binh lính ở đây không nổ súng vào chúng tôi bởi vì ở đây vẫn còn nhiều tính chất của  một cộng đồng. Chúng tôi đều biết nhau và trong mỗi gia đình đều có một tu sĩ, một quân nhân, một viên chức chính quyền và một nhân vật đối lập.

Khi lực lượng an ninh hăm doạ sẽ bắt các tu sĩ trẻ, Sư trụ trì cho phép họ được du hành, mặc dù có một giới cấm du hành trong suốt mùa an cư. Với con số 2,800  tu sĩ trong một tu viện chính, nay chỉ còn lại 200" Như một nhà trí thức ở Rangoon từng tuyên bố rằng "Chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta mà các tu viện lại trống vắng như thế" Mandalay, chiếc nôi của Phật Giáo và văn hoá Miến Điện, trung tâm của cộng đồng tu viện, tăng đoàn , chư tăng ni, giờ đây đặc biệt đúng với ý nghĩa hoang vắng tiêu tiều.

Các Đại Học Phật Giáo nổi tiếng đều nằm trong thành phố và các vùng phụ cận., gần Sagaing, băng qua dòng sông Irrawaddy. Chư tăng trẻ từ những học viện này đã tham gia vào các cuộc diễn hành. Họ có tài biện luận, tuổi trẻ thức thời, một phần nhờ truy cập internet, một phần  nhờ giới giáo chức là người ngoại quốc, đa số là người Nhật " Họ đã làm việc trên một chiến lược hầu mong giải thể chế độ qua sự hợp tác với  các nhà đối lập kỳ cựu trong đợt nổi dậy thất bại năm 1988.

E ngại trước sức mạnh của tăng đoàn, chế độ quân phiệt đã vuốt ve các chức sắc tăng lữ, mặt khác họ cũng muốn làm giảm bớt ảnh hưởng của chư tăng. Chế độ hiện nay được dẫn đầu bởi  Tướng Than Shwe, đã áp dụng cả hai chính sách này cho quyền lực tối cao của họ. Họ tự tạo cho mình một vai trò -  bắt chước những quân vương cổ đại, đứng trong cương vị của một nhà bảo trợ giáo pháp.

Các tướng lãnh hầu như ngày nào cũng cúng dường chư tăng và giám sát các công trình khai mở những học viện Phật Giáo mới. Trong một quốc gia mà chư tăng cũng đông đảo như quân lính, người ta thường hay đùa cợt rằng "Tại MiếnĐiện, chúng ta chỉ có hai màu sắc trên ti vi, màu cam và màu xanh".

Đồng thời, chế độ cũng thực hiện việc kiểm soát xuyên qua hội đồng tăng già mà họ đã lựa chọn trong hàng ngũ các bậc trưởng lão - Sangha Nayaka.

Bất kể điều này, sự đối kháng vẫn tiếp tục nổi lên. Tháng trước, một nhóm mới, nhóm Liên Minh Tu Sĩ Toàn Miến Điện, đã kêu gọi toàn quốc biểu tình phản kháng. Họ mô tả chế độ quân phiệt như là "kẻ thù chung của tất cả mọi công dân" cần phải bị trục xuất ra khỏi mảnh đất Miến Điện vĩnh viễn. - Và vũ khí hiệu năng nhất mà tăng đoàn có thể sử dụng để chống lại chế độ là từ chối nhận cúng dường.

Nhà sư trong tu viện Mandalay nói Sư từ chối tiếp nhận để bát cúng dường  từ bất cứ ai phục vụ trong quân đội hay lực lượng cảnh sát và gia đình của họ". ũng như những nơi khác, quân nhân và các sĩ quan cảnh sát đến tu viện nài nỉ xin được tha thứ về việc làm tổn hại chư tăng.

"Nhưng chúng tôi không thể tha thứ cho họ, họ đã tác tạo một tội lỗi tày trời và tội lỗi đó không thể nào tha thứ được". Sư nói như trên.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1645_HatCat.htm 

 


Vào mạng: 18-11-2007

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang