by
Jim Sciutto, ABC, Nov 16, 2007
Rangoon, Burma --Kể từ khi xảy ra bạo động hồi
tháng Chín vừa qua, tầm nhìn thế giới đã hướng về Mymanmar. Rủi
ro thay, ký giả ngoại quốc bị cấm đoán từ quốc gia được biết
đến trước kia là Burma.
Nhưng phóng
viên ngoại quốc kỳ cựu của hãng thông tấn ABC News, Jim Sciutto,
và các cộng sự của ông đã đăng ký như là một du khách bình
thường để du nhập vào Burma. Thu hình bằng một máy ảnh nhỏ, họ
thực hiện những cuộc phỏng vấn bí mật để cho những nhà đối lập
âm thầm có một tiếng nói trong một quốc gia bế môn toả cảng.
Sciutto và
các cộng sự đã đi tìm kiếm những nhà sư từng làm tràn ngập các
con đường phố trong chiến dịch phản đối chính phủ lớn nhất trong
vòng hai thập niên qua. Nhưng ...họ đã biến mất. Ngay cả tại
ngôi chùa Shwedagon Pagoda in Yangon, ngôi chùa thiêng liêng
nhất của Myanmar, chư tăng với tăng y màu cam, màu đồng sáng rỡ
không tìm thấy được ở đâu cả.
Mới hôm đầu
mùa Thu, Shwedagon Pagoda là một trong những địa điểm tụ tập
biểu tình lớn nhất, bây giờ, chỉ hai tháng sau, ngôi chùa vàng
này nằm đấy trống rỗng, với nhiều tu sĩ bị giam lỏng trong ngôi
chùa của họ.
Hứng thú
trong việc trao đổi với chính bản thân các tu sĩ, Sciutto và các
cộng sự viên bí mật tìm đến một tu viện tại Mandalay, thành phố
lớn thứ hai của Miến Điện, và cũng là trung tâm Giáo Dục Phật
Giáo. Ngoài công cộng, chư tăng xuất hiện một cách an bình.
Nhưng trong chỗ riêng tư, chư tăng náo động với giận dữ.
"Chúng tôi
thật kém may mắn khi có cái chế độ này, chế độ này là chế độ tệ
hại nhất trên thế giới, tệ hại hơn cả chế độ Saddam Hussein" Một
nhà sư nói như trên.
Hàng trăm tu
sĩ huynh đệ của nhà sư này hiện giờ đang mất tích. Một số chạy
thoát cuộc đàn áp của chính quyền, trở về nguyên quán của họ.
Một số nhiều người khác bị giam giữ ở những nơi xa xôi thôn dã,
tránh xa tầm mắt của đại chúng.
Trong trại
giam, các tù nhân chính trị đối diện với một tình trạng khủng
khiếp, bị hành hạ và ngay cả bị giết . Nhóm phóng viên đã gặp gỡ
một lãnh đạo sinh viên, người bị ném vào nhà lao cùng với chư
tăng.Sau nhiều tuần lễ bị giam giữ, anh ta đã được trả tự do
ngày mà chúng tôi gặp gỡ anh
" Họ tra tấn
người ta với dùi cui và đấm đá"
Với việc
cảnh sát theo dõi anh ta 24 giờ một ngày, anh đã được phỏng vấn
trong một chiếc xe ta xi đang di chuyển, để tránh khỏi sự để ý
rình rập của bọn cớm.
Căn cứ theo
sinh viên này, rất nhiều tù nhân đang chết dần và chính quyền
đã phải tìm phương pháp thanh toán thi thể nạn nhân một cách bí
mật. Chính quyền cho di chuyển nạn nhân bằng quan tài và ném họ
xuống sông.
Dân cư phàn
nàn về cảnh sát chìm đã theo dõi họ ngày đêm, cảnh sát mà người
ta gọi là điệp viên. Một tu sĩ nói tất cả mọi người ở đây sống
trong sự kinh hoàng.
Rất nhiều
người nói với chúng tôi rằng họ đã không dám phát biểu trong
quá khứ, nhưng các cuộc biểu tình đã cho họ một niềm tin mới. Và
bất chấp lệnh cấm đoán, chư tăng và các nhà đối lập lên kế hoạch
thực hiện thêm nhiều cuộc biểu tình trong những tuần lễ tới.
Khi được hỏi
phải chăng phong trào cách mạng đã chấm dứt, nhà trào phúng châm
biếm chính trị nổi tiếng Myanmar, Lu Maw và Par Par Lay, những
người mới được trả tự do gần đây, đáp rằng "vẫn còn chưa chấm
dứt, chưa chấm dứt. Đó là lý do vì sao chánh quyền theo dõi tất
vả mọi việc"
Phong trào
cách mạng chưa chấm dứt, chỉ là tạm thời lắng động. Người ta vẫn
tiếp tục thách thức chính quyền.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1649_HatCat.htm
|