Ngày 20 tháng 11, 2007
Newark, New Jersey (Hoa Kỳ) - Giáo sư Annette Juliano
của Đại học Rutgers, thành phố Newark, đã thành công trong việc
đem cuộc triển lãm các tác phẩm điêu khắc Phật giáo của bà để
làm thay đổi các quan điểm và bình luận về nghệ thuật Phật giáo.
Một sưu tập nghệ thuật điêu khắc Phật giáo từ Xi’an Beilin
Museum, đang được trưng bày tại China Institute Gallery cho tới
ngày 9 tháng 12, đã được Tạp chí The New York Times hoan nghênh
là một cuộc triển lãm tuyệt hão của 70 nghệ phẩm từ thế kỷ thứ 5
đến thế kỷ thứ 9, đa số các tác phẩm này chưa từng được trông
thấy bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Rất nhiều tác phẩm trong số
này đòi hỏi khả năng về thẩm mỹ và sự uyên bác của chúng ta để
có thể giải thích, phân định và quen thuộc với chúng, nhà phê
bình Holland Cotter của tạp chí Times đã viết như trên trong số
ra ngày 2 tháng 11.
Tất cả các nghệ phẩm đều được vay mượn từ Xi’an Beilin Museum,
trong đó có các điêu khắc bằng đá, các vật lễ cúng bằng đất sét
và đồng được mạ vàng, và bia đá ( những miếng đá dùng làm mộ bia
hoặc để phân ranh đất đai). Tôi mong muốn mở rộng sự nhận thức
về phạm vi bao la của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, giáo sư
Juliano cho biết như trên, bà là một chuyên gia về nghệ thuật Á
Đông và là một giáo sư của ngành nghệ thuật sáng tạo và trình
diễn tại Đại học Rutgers, Newark.
Kết quả là, cùng với các nghệ phẩm được sáng tạo cho triều đình
và các gia đình quý tộc, thường được trưng bày trong các cuộc
triển lãm nghệ thuật Phật giáo, bà đã tuyển chọn rất nhiều tác
phẩm được làm ra cho các tư gia và các đền thờ nhỏ, tuy khiêm
tốn nhưng cũng rất đẹp. Một số cho thấy rằng nghệ thuật Phật
giáo bị ảnh hưởng bởi sự sùng bái của địa phương, một số các
nghệ phẩm vẫn còn bị chôn vùi dưới các đáy hồ, được giữ yên nơi
đó nhằm mục đích bảo tồn chúng trong thời kỳ Phật giáo bị ngược
đãi.
Giáo sư Juliano, người đã dự kiến cuộc triển lãm này khoảng 10
năm về trước, đã mất hơn 4 năm sưu tập các tác phẩm qua nhiều
chuyến đi sang Xi’an Beilin Museum. Bà được đưa đến các nơi lưu
trữ để tìm gặp các nghệ phẩm chưa bao giờ được trưng bày trước
đây. Bà đã soạn một quyển liệt kê mục lục dày 154 trang, có
hình ảnh đầy đủ cho cuộc triển lãm, trong đó có ảnh chụp cả hai
mặt trước và sau của nhiều tác phẩm.
The China Institute tọa lạc tại
số 125 East 65 th St., New York; muốn biết thêm chi tiết và giờ
mở cửa, xin vào trang web:
http://www.chinainstitute.org/gallery/current.html
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1654_MinhChau.htm
|