Ngày 26 tháng 11, 2007
Các đề án về Phật giáo của Unesco tại Á châu đang trong tình
trạng bấp bênh về tài chánh. Sau tám năm với sự yểm trợ của
Unesco và Bộ Ngoại Giao Na Uy, thủ công nghệ và nghệ thuật
truyền thống Phật giáo đã phát triễn trên hàng chục địa điểm
đang thực hiện đề án, trải dài từ Mông cổ xuống tới Cao Miên và
Thái Lan, sang Tích Lan và lên đến Nepal.
Với ngân khoản sắp sửa cạn kiệt và cuộc hội thảo ba ngày tại
Ayutthaya đã kết thúc hôm thứ Sáu, các nhóm tham gia trong đề án
hiện đang tìm phương cách để đương đầu với tác động lớn lao này,
nhưng không nhất thiết họ sẽ áp dụng những phương cách giống
nhau, hoặc có cùng một tư thế sẵn sàng như nhau.
Chẳng hạn như tại Kandy, Tích Lan, người ta sẵn sàng để xin tài
trợ từ trong nước và tỏ ra tự tin rằng dự án của họ sẽ được tiếp
tục, mặc dù không được sự yểm trợ từ bên ngoài.
Nhóm Tai từ Xishuangbanna của tỉnh Vân Nam lại thấy rằng sự giúp
sức từ bên ngoài vẫn còn cần thiết. ‘Vấn đề khó khăn trong
tương lai là những ngân khoản chắc chắn để giúp bảo tồn các nghệ
phẩm cổ và phục hưng nghệ thuật Phật giáo. ‘Chúng tôi giống như
một bệnh nhân đi mua thuốc mà không có tiền,’ một đại diện của
Xishuangbanna đã phát biểu trong cuộc hội thảo với chủ đề ‘Sự
tồn tại và phục hưng văn hóa trong Tăng đoàn Phật giáo.’
Một tham dự viên người Lào cũng trình bày cảm tưởng tương tự,
nhưng vị cố vấn của Unesco trong vùng đã nhanh chóng nhấn mạnh
về sự tình bất khả kháng, rằng nguồn tài trợ từ Unesco sẽ ‘không
kéo dài mãi được’ và cứ giữ niềm hy vọng ấy là ‘không thực tế’.
Tuy nhiên, những thành quả cụ thể hay còn mơ hồ đã cho thấy một
sự thành tựu nào đó qua nhiều năm tháng.
Tại Mông Cổ, sự phục hồi của nghệ thuật và thủ công nghệ trang
trí của Phật giáo như nghệ thuật chạm gỗ và nghề làm đồ gốm rất
đáng kể, mặc dù từ thập niên 20 cho đến 90, hầu hết chùa chiền
đều bị bỏ phế, nếu không bị phá huỷ bởi lý do chính trị, và chỉ
còn lại vài vị tăng cao tuổi.
Tại chùa Rajbo thuộc tỉnh Siem Reap của Cao Miên, đề án này đã
giúp chư tăng phục hồi các nghệ thuật tranh tường, in bằng vàng
lá và chạm gỗ.
Tại Ladakh, miền Bắc Ấn Độ, sự giảm sút số lượng tu sĩ và sự
xuất hiện của kỹ thuật hiện đại đã khiến cho nghệ thuật chạm gỗ
gần như bị mai một, cho đến khi đề án được đưa ra.
Và trong tỉnh Nan thuộc miền Bắc
Thái Lan, đề án này đã thổi một luồng sinh khí mới vào nghệ
thuật Phật giáo bản xứ như nghệ thuật mạ vàng và đồ gỗ sơn...
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1658_MinhChau.htm
|