Thứ Năm
29/11/2007.
(Amritsar,
India – Agence France Press)
Đức Đạt Lai Lạt
Ma đã khích động sự tranh cãi về vấn đề kế vị tại Trung Quốc khi
Ngài cảnh báo rằng vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo kế tiếp của
Tây tạng sẽ được chọn ở hải ngoại nếu ngài tịch diệt trong lúc
lưu vong. Ngài nói Ngài đang tìm vài phương thức khác để chọn
lựa người kế vị sau gần 5 thập niên lưu vong.
“Nếu tôi mất đi
trong tình trạng tỵ nạn, dĩ nhiên sự tái sinh của tôi sẽ xảy ra
bên ngoài Tây Tạng,” Ngài nói.
Qua nhiều thế
kỷ lưu truyền, những vị tăng cao hạ ở Tây Tạng quyết định sự tái
sinh của Đức Đạt lai sau cái chết của Ngài. Thay vì như vậy, Đức
Đạt Lai đề nghị vị kế thừa sẽ được bầu ra giống như Đức Giáo
hoàng, hoặc do tuổi hạ, hoặc có thể theo truyền thống nhưng phải
ở ngoài Tây Tạng. Điều này có thể tránh được việc Đảng Cộng Sản
Trung Quốc chỉ định người thừa kế.
Trung Quốc đã
lãnh đạo Tây tạng kể từ năm 1951 và đã đàn áp dã man các cuộc
biểu tình, mới đây đã tuyên bố “Phật sống Tây Tạng” như ngài Đạt
Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma cần được sự cho phép của chính
quyền về việc tái sinh.
Bắc Kinh xem vị
lãnh đạo Phật giáo này là một hình tượng nguy hiểm, là người đòi
độc lập cho miền đất Hy mã Lạp Sơn. Ngài Đạt Lai nói rằng chính
quyền đã hiểu lầm mục đích của ngài, đó là quyền văn hóa tự trị
và theo con đường trung đạo.
“Dĩ nhiên Trung
Quốc sẽ chỉ định một người nào khác,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời
về việc Trung Quốc phản ứng về việc chỉ định người kế thừa trước
khi viên tịch không đúng với truyền thống Phật giáo.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1664_NhuQuang.htm
|