Reuters, Dec 14, 2007
Canberra, Úc Đại Lợi - Con số tử vong từ cuộc đàn áp của
chính quyền quân phiệt Miến Điện vượt trội hơn ước lượng của
Liên Hiệp Quốc và nhiều người vẫn còn bị mất tích, các nhà hoạt
động chính trị trở về từ quốc gia bị cô lập đã cho biết như trên
hôm thứ sáu.
Một phái đoàn nhân chứng Phật tử đã đến Miến Điện, với danh
nghĩa là du khách để thu thập tư liệu về hậu quả của cuộc nổi
dậy vào tháng 9, cho biết những cuộc nói chuyện bí mật với các
nhà hoạt động chính trị đã tính ra có ít nhất 70 người đã bị tử
vong, vượt xa ước lượng của Liên Hiệp Quốc là chỉ có 31 người.
Jameson, một đại biểu người Úc từ Hội Ái hữu Hòa bình Phật giáo,
đã đến Miến Điện cùng với hai người Thái và một tu sĩ Mỹ, họ đã
nói chuyện với các nhà hoạt động chính trị cho nhân quyền, một
số tu sĩ, các nhóm từ tế và nhân viên xã hội tại Yangoon và vùng
biên giới Thái Lan-Miến Điện.
Cô nói ‘Chúng tôi được một nguồn tin đáng tin cậy cho biết có 70
người đã bị giết sau cuộc biểu tình, trong lúc đang họ bị giam
giữ. Chúng tôi được cho biết là các lò thiêu đã hoạt động rất
sớm từ 1 đến 4 giờ sáng.’
Cô nói rằng những câu chuyện này phù hợp với sự mô tả của ông
Pinheiro về các tử thi, một số dường như là của các tu sĩ đã bị
thiêu trong các tình huống khả nghi tại lò thiêu ở Yangon, với ý
đồ rõ rệt là để che giấu con số những người bị sát hại.
Cô Jameson nói tiếp ‘Một tu sĩ dạy tiếng Anh tại một trường học
thuộc tu viện và viện mồ côi với 500 người cho biết ngày nay chỉ
còn lại 15 tỳ kheo, 35 da di, 12 giáo sư và 80 trẻ em thường trú.
Trước tháng chín, có 200 tỳ kheo và sa di đã bặt vô âm tín kể
từ khi họ tham gia vào ‘cuộc cách mạng.’
Các nhóm nhân quyền cho biết rằng trước cuộc đàn áp, tại Miến
Điện có khoảng 500,000 tỳ kheo và sa di. Rất nhiều người đã bị
mất tích.
Phái đoàn của cô Jameson cũng nghe từ những người đã đứng xem
rằng những ai cổ võ chư Tăng biểu tình, dâng cúng nước uống hoặc
chỉ đứng một bên để xem cũng bị bắt giam đến một tháng.
Cô cho biết thêm ‘Cả quân đội, cảnh sát hay những người ăn xin
đều không rõ ràng, nhưng chúng tôi đã nghe từ ‘Aung Mying’ rằng
những người ăn xin hoặc vô gia cư đã bị đưa vào các trại giam,
và một số lính đã cải trang thành tu sĩ còn số khác thì mặc
thường phục.’
Miến Điện đã
chịu sự cai trị của quân đội từ năm 1962. Năm 1990, quân đội
đã tổ chức các cuộc bầu cử, nhưng lại không chịu trao quyền lại
sau khi đã thua phiếu phe đối lập là Liên đoàn Quốc gia Dân chủ.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1692_MinhChau.htm
|