Monday, 17 December 2007, 04:47 GMT
Tây
Tạng - Con số du khách tới
Tây Tạng đã phá một kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, cơ quan
truyền thông Trung Hoa cho biết như trên.
Có hơn
4 triệu du khách đã đến viếng thăm Tây Tạng trong năm 2007, một
viên chức nói như trên, một sự tăng vọt 64 % trên từng năm.
Viên
chức này đã ghi nhận con số tăng vọt căn cứ trên việc tiếp thị
hiệu quả hơn và sự cải thiện các trục lộ vận chuyển, kể cả đường
hoả xa cao tốc phục vụ tuyến Trung Quốc Tây Tạng từng gây tranh
cãi bấy lâu nay.
Các
nhà phê bình nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng trục thiết lộ này
để gia tăng sự kiểm soát Tây Tạng và xoá mờ nền văn hoá truyền
thống của nó.
Một
viên chức chính quyền địa phương nói"Tây Tạng đang đi vào một "Thời
đại hoàng kim" của ngành du lịch.
Lợi
tức thu được từ ngành du lịch được dự trù đạt tới con số 4.8 tỷ
đồng Yuan trong năm 2007, tăng 73% so với năm trước.Cả hai tuyến
đường sắt cao tốc và phi trường mới đã đóng góp vào sự tăng vọt
này, ông nói như trên.
Trong
quá khứ, người ta chỉ có thể tới được Lhasa bằng phi cơ hoặc sau
chuyến hành trình dài trên một con đường đầy gian khổ. Kể từ khi
đường sắt cao tốc đi vào hoạt động 17 tháng về trước, du khách
và mậu dịch Trung Quốc đã đổ vào Tây Tạng ào ạt. Nhưng tuyến
đường cao tốc mới này là nguyên nhân nỗi lo đối với nhiều người
Tây tạng.
Họ
tranh luận rằng tuyến đường đã tạo điều kiện cho một làn sóng
người Trung Quốc đi định cư, những người gia tăng thống trị
ngành thương mại và làm cho người dân Tây tạng Trở thành một sắc
tộc thiểu số ở một vài thị trấn và một số khu vực.
Trong
một bài diễn văn hồi tháng Ba, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảnh báo
rằng cả hai con số những người định cư và môi trường bị thoái
hóa ở Tây Tạng đã gia tăng kể từ khi tuyến đường sắt đi vào hoạt
động, mô tả nó như là một nguyên nhân của sự quan ngại sâu sắc.
Hồi
đầu tháng này, tuyến đường được dùng vào việc vận chuyển quân
đội Trung Quốc vào thủ đô Tây Tạng, Lhasa, châm dầu thêm cho
những mối quan ngại rằng Trung Quốc lợi dụng tuyến đường để gia
cố nền móng của họ trên Tây Tạng.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1704_HatCat.htm
|