www.chinaview.cn, Jan 2, 2008
Bắc Kinh,
Trung Quốc - Vân Cương Thạch Quật, một trong ba hang động
chứa đựng nghệ thuật Phật Gíao quan trọng lớn nhất Trung Quốc,
đang đối diện với tình trạng sống chết do sự phán đoán, sự quyết
định vận mệnh của nó bởi con người.
Trang Web
thông tin
www.efaw.cn tường trình rằng Thạch Quật Vân Cương, toạ lạc
tại sườn phía nam núi Ngô Châu, cách 16 km về phía Tây thành phố
Đại Đồng tỉnh Sơn Tây, gần đây bị hư hại nghiêm trọng vì các
hoạt động của con người và ảnh hưởng thiên nhiên.
"Nếu chúng
ta không hành động, hang động sẽ vĩnh viễn biến mất", một nhà
nghiên cứu từ Viện Nghiên Cứu Vân Cương Thạch Quật nói như trên.
Bao bọc một
kho tàng nghệ thuật Phật Giáo cổ xưa, tổng thể hang động gồm có
hơn 51 ngàn tôn tượng Phật, được xếp loại từ 3 centimeters ( 3
phân) đến 17 mét chiều cao. Đa số được xây dựng vào đời Bắc
Nguỵ vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5, khi Phật Giáo Trung Quốc ở
trong thời kỳ hưng thịnh nhất.
Các tôn
tượng trong hang động là con số rất ít giữa những di sản còn lại
từ trriều đại Bắc Nguỵ Các pho tượng ý nghĩa nhất trong tổng thể
là những pho tượng của 5 vị vua của triều đại ấy, Yuan Jinghu,
giám đốc viện nghiên cứu nói như trên.
Các hang
động này đều nằm trong danh sách Di Sản Văn Hoá Thế Giới của
UNESCO năm 2001.
Hàng trăm
ngàn du khách đã đến thăm viếng mỗi năm, nhưng rất ít người
trong số đó quan tâm hoặc lưu ý đến tình trạng mục nát dần dần
của các tôn tượng Phật.
Trải qua bao
mưa nắng, bề mặt của rất nhiều pho tượng đã rớt ra từng mảnh, và
một số khuôn mặt của các pho tượng hoàn toàn bị biến dạng, một
số bị sụp đổ, một số hang động và hốc đá có thể đổ vỡ bất cứ lúc
nào.
"Loại đá cát
kết (sa thạch) trở nên rất giòn, và nó sẽ dễ dàng bị tróc ra nếu
như bị va chạm vào", ông Wen nói như trên.
Sự thấm tẩm
nước mưa là một hiện tượng thiên nhiên quan trọng góp phần vào
việc phá huỷ các pho tượng, Với lượng nước mưa đổ xuống trực
tiếp trên thân hình các pho tượng, và nước đọng gậm nhấm lần hồi
nền móng của các pho tượng, các pho tượng phải chịu đựng sự đau
khổ soi mòn nghiêm trọng mỗi năm từ tháng Bảy, tháng Tám và
tháng Chín, khi số lượng nước mưa đổ ập vào khu vực nhiều nhất.
Nhưng thời
tiết không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên sự hư hại. Đại
Đồng, thành phố nơi hàng chục ngàn pho tượnng được lưu giữ, là
một thành phố nổi tiếng về kỹ nghệ than đá từ lâu. Bụi than pha
lẫn với khói đốt than là hai thủ phạm khác sau vấn đề mục nát.
Hỗn hợp khói
hoá chất và bụi than đã làm thành một phản ứng hoá học nguy hại
cho các pho tượng làm bằng loại đá sa thạch này". ông Yuan cho
biết thêm như trên.
Mặc dù chính
phủ đã đề ra một ngân sách hơn một trăm triệu đồng Yuan để xây
dựng một trung tâm sản xuất than mới nằm cách xa khu quần thể
hang động Vân Cương và một ngân sách lớn khác để duy trì, bảo
toàn các hang động, vẫn còn một mối đe doạ khác, trong hình thức
con số du khách ngày càng gia tăng.
"Bên cạnh
những sự chủ ý xâm phạm các pho tượng, những lề thói như vất rác
rưởi và sờ mó leo trèo vô tội vạ, thán khí mà du khách thở ra
cũng có khả năng bào mòn các pho tượng", ông giám đốc cho biết
thêm.
Ông Yuan
quan ngại cho tương lai của những pho tượng này, nói rằng giống
như nhân loại, du khách nên hiểu biết và tôn trọng sự quan trọng
của các pho tượng, và ông nói tiếp "Các pho tượng có đời sống
giống như nhân loại, và nếu chúng ta bảo vệ chúng, chúng sẽ sống
còn. Nếu không, chúng sẽ chết và các thế hệ tương lai sẽ không
bao giờ có cơ hội thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc sắc như
thế".
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1718_HatCat.htm
|