The Korea
Times, Jan 7, 2008
Khánh Châu, Nam Hàn --Một pho tượng Phật cổ 1,300 năm
tuổi, vốn được phát hiện tại một cố đô miền nam hồi năm ngoái,
được các viên chức chính phủ cho biết rằng không có hứa hẹn nào
cho việc dựng lại pho tượng này trong ngày gần đây.
Pho tượng
Maaebul, là một công trình khắc chạm trên đá, được phát hiện hồi
tháng Năm tại Khánh Châu- Gyeongju, vốn đã được liệt kê trong
danh sách di sản của cơ quan UNESCO kể từ năm 2000.
Khánh Châu-
Gyeongju, thành phố nằm phía bắc tỉnh Khánh Thượng - Gyeongsang,
tự hào với sự phong phú về các cổ vật cũng như là kinh đô của
một vương triều cổ đại từ năm 57 đến năm 935 trước Tây Lịch.
Đó không
phải là một điều bất thường khi bắt gặp một pho tượng Maaebul ở
đó đây tại Hàn Quốc.
Namsan, một
đỉnh núi với độ cao 494 mét ở tâm điểm của Khánh Châu, nơi phát
hiện pho tượng, là nơi tàng trữ rất nhiều di sản văn hoá và lịch
sử từ triều đại Tân La, triều đại mà Phật giáo từng là quốc giáo.
Pho tượng,
được phát hiện trong tư thế nằm úp mặt xuống đất tại Yeoramgok,
một trong 40 thung lũng ở Namsan, trong tình trạng còn nguyên
vẹn mặc dù đã trải qua 1,300 năm, các chuyên gia cho biết như
trên.
"Nó đã được
bảo tồn một cách hoàn hảo khi bị chôn vùi trong đất cát hơn 1000
năm", một viên chức từ Hội đồng Di Sản Văn Hoá. nói như trên.
Ngay cả
chiếc mũi trên khuôn mặt của pho tượng cũng còn nguyên vẹn một
cách bất thường, với toàn khuôn mặt pho tượng chỉ cách bề mặt
một phiến đá chừng 5 phân, điều mà tín đồ cho rằng đó là một
phép lạ.
Chính phủ đã
đình hoãn vô hạn định kế hoạch buổi ban đầu trong dự tính dựng
lên lại pho tượng hoặc xoay chuyển pho tượng trở lại tư thế bình
thường từ hồi tháng 11 năm trước, quan ngại rằng sẽ có khả năng
hư hại tiềm ẩn.
Pho tượng
cóchiều cao 5 mét 6 (560 centimeter) này được ước lượng cân nặng
hơn 70 tấn.
Vấn đề ở đây
không chỉ là trọng lượng của pho tượng quá lớn, nặng hơn một
chiến xa bọc thép K1 50 tấn vốn được chính thức sử dụng trong
quân đội Nam Hàn, mà nó còn một trở ngại khác nữa là địa điểm
nơi pho tượng bị chôn vùi nằm rất sâu bên một sườn đồi", Kim
Bong-gon, viện trưởng viện Nghiên Cứu Di Sản Văn Hóa Quốc Gia
nói như trên.
"Dưới điều
kiện địa hình như thế, thật khó mà sử dụng một cần cẩu loại lớn
hoặc là phi cơ trực thăng" Ông Kim nói thêm.
Điều làm cho
các chuyên gia lo ngại là khuôn mặt, bộ phận quan trọng nhất của
pho tượng, có thể bị vỡ nát nếu pho tượng bị rơi tuột trong khi
xoay chuyển, các viên chức nói thêm.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1725_HatCat.htm
|