Thursday,
January 17, 2008
By
Asia News
Tây
Tạng - Hai vị cao tăng Tây
Tạng đã được phát hiện chết một cách bí ẩn và được cho là tự tử.
Cái chết của họ được xem là nghi án kể từ khi họ xác chứng vị
Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 và chịu trách nhiệm giáo dục vị tân Ban
Thiền Lạt Ma, người mà Trung Quốc cho là chủ mưu nổi dậy chống
chính phủ hồi năm 1990
Hai vị
cao tăng khả kính nhất Phật Giáo Tây Tạng đã chết trong một
trường hợp bí ẩn - Đã được chính thức cho là tự tử - qua các
nguồn tin trong hai tháng qua ở Shigatse, thành phố lớn thứ nhì
Tây Tạng.
Cả hai
đều là những người ủng hộ trung thành Đức Đạt Lai Lạt, những
người sẽ làm công việc tìm kiếm và xác chứng hậu thân của Đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong trường hợp Ngài chọn phương pháp tái
sinh. Điều này đã được xác nhận bởi nhiều nguồn tin từ Tây Tạng
và Ấn Độ, những người đưa tin đã không tiết lộ danh tánh vì an
toàn của bản thân, họ nói " Tin tức này cho đến bây giờ mới được
đem ra ánh sáng vì chính phủ đã cố tình làm cho nó phai nhoà đi."
Hai vị
cao tăng Gyaltsen Tsepa Lobsang và Yangpa Locho, đều đã 71 tuổi-
được phát hiện treo cổ tự tử tại tu viện Tashilhunpo, văn phòng
chính thức của vị Ban Thiền Lạt Ma và là nơi phát xuất cuộc nổi
dậy chống Trung Quốc mạnh bạo nhất tại Tây Tạng từ trước đến
nay.
Căn cứ
theo một số vị lạt ma tại địa phương, chính phủ và các trụ trì
tu viện luôn luôn hạ nhục hai vị cao tăng này, những người bị
cáo buộc là "có tội" giáo dục cho nhân vật chủ mưu nổi dậy chống
chính phủ xảy ra vào đầu thập niên 90, và là những người đứng
đầu các hoạt động tìm kiếm và xác chứng vị Ban Thiền Lạt Ma thứ
11, vị Ban Thiền Lạt Ma mà về sau đã bị nhà cầm quyền cộng sản
bắt cóc và bí mật biệt giam.
Vị Ban
thiền Lạt Ma thứ 10 qua đời năm 1995 trong một trường hợp hoàn
toàn bất ngờ tại Shiagatse, ngay sau khi từ bỏ quan điểm ủng hộ
chính phủ Trung Quốc và công bố một bản cáo trạng chống nhà cầm
quyền cộng sản một cách gay gắt.
Trong
tháng 05 năm 1995, sau khi lắng nghe một vài nhận định thuận lợi
của một số tu sĩ, kể cả hai cao tăng được cho là tự tử, Đức Đạt
Lai Lạt Ma đã xác chứng vị tân Ban Thiền Lạt Ma nơi cậu bé
Gedhun Choekyi Nyima, và sau đó vào lúc cậu bé 6 tuổi.
Để làm
suy yếu quyền hạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Văn Phòng Bộ Tôn Giáo
nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc trong tháng 11 cùng năm ,đã
chọn một cậu bé trai khác, Gyaincain Norbu, nói là vì các lý do
tôn giáo đặc biệt.
Sau
khi được xác chứng là hậu thân của vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 10,
vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, cậu bé Geghun đã bị cảnh sát bắt cóc
và đã không được trông thấy lần nào nữa kể từ đó.
Những
lời thỉnh cầu quốc tế nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đòi hỏi được
thăm viếng cậu bé, kể cả Liên Hiệp Quốc, luôn luôn bị Bắc Kinh
từ chối, viện lý do rằng cậu bé và gia đình không muốn bị quấy
rầy bởi người ngoài, vì có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực
Vị Ban
Thiền Lạt Ma mà Trung Quốc lựa chọn đã không được dân chúng Tây
Tạng ưa thích nên đã sinh sống ở Trung Quốc.
Ban
Thiền Lạt Ma là nhân vật chính trị và tâm linh quan trọng thứ
hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma cho toàn bộ Phật Giáo Tây Tạng. Vị
này có trách nhiệm hướng dẫn vị Đạt Lai Lạt Ma mới tái sinh cho
đến tuổi chính thức kế nhiệm, và cho đến khi tân Đạt Lai Lạt Ma
đúng tuổi kế nhiệm, vị Ban Thiền Lạt Ma là người thay mặt Đạt
Lai Lạt Ma chịu trách nhiệm quyết định tất cả các vấn đề quan
trọng có liên quan đến Tây Tạng.
Sâu xa
hơn nữa, một vài truyền thống cổ xưa nói rằng các vị cao tăng có
trách nhiệm xác chứng vị Ban Thiền Lạt Ma - nếu họ vẫn còn sống
- sẽ làm cố vấn cho việc xác chứng tân Đạt Lai Lạt Ma tức Đạt
Lai Lạt Ma thứ 15.
Theo
một số tu sĩ Tây Tạng, cái chết của hai vị cao tăng Lobsang và
Locho có thể có liên hệ đến sự kiện hồi tháng Chín năm ngoái,
nhà cầm quyền Trung Quốc đã ban hành một đạo luật mới, điều
chỉnh nguyên tắc tái sinh trong Phật Giáo Tây Tạng - phải đăng
ký với Bộ Tôn Giáo, biến đổi quyền quyết định cho phép tái sanh
ưu tiên cho chính trị, hơn là cho tôn giáo, các nhà lãnh đạo.
Trong
chiều hướng này, chính phủ Trung Quốc có ý muốn làm suy giảm bớt
ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bảo đảm cho họ sự trung thành
của hậu thân Đạt Lai Lạt Ma. Sư Gyaltsen Tsepa Lobsang qua đời
vài ngày sau khi đạo luật được phê chuẩn, Sư Yangpa Locho qua
đời hai tháng sau đó.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1737_HatCat.htm
|