By Nancy-Amelia
Collins
Jakarta
06 March 2008
Thái lan-
Một tu sĩ có liên can đến cuộc biểu tình hồi tháng Chín năm
ngoái của tăng chúng Miến Điện đã kêu gọi cộng đồng thế giới hãy
chấm dứt hỗ trợ, thừa nhận và buôn bán vũ khí cho nhà cầm quyền
quân phiệt Miến Điện. Theo như lời của phóng viên của Đài VOA,
Nancy-Amelia Collins
tường trình, Sư Awbata đã thực hiện buổi ra mắt tại một hội nghị
nhân quyền quốc tế về Miến Điện tại thủ đô Nam Dương, Jakarta.
Sư Awbata đã tị nạn từ Miến
Điện đến Thái Lan hồi tháng 11 năm ngoái sau hai tháng trốn
tránh sau đợt đàn áp của chính quyền quân phiệt trên các cuộc
biểu tình bất bạo động được chư tăng hướng dẫn.
Sư Awbata nói cộng đồng thế
giới không nên yểm trợ cho Miến Điện bằng bất cứ cách nào và nên
ủng hộ cho một cuộc cấm vận vũ khí để phản đối chính quyền quân
phiệt Miến Điện.
" Như bạn đã thấy rằng các
tướng lãnh quân đội đã sử dụng súng ống của họ để sát hại và
đàn áp người dân của họ. Vì vậy, tôi mong muốn xuất hiện tại
cộng đồng quốc tế hôm nay tại đây để cùng làm việc và thúc hối
những quốc gia buôn bán vũ khí cho Miến Điện hãy chấm dứt"
Nói về kinh nghiệm máu xương
trong các đợt biểu tình hồi tháng Chín năm ngóai, Sư nói Sư
không thể nào biết được có bao nhiêu người đã chết sau khi quân
đội tấn công vào chư tăng tại ngôi chùa nổi tiếng
Shwedagon Pagoda ở Rangoon,
nhưng Sư sẽ không thể nào quên được những gì Sư đã mục kích tại
đó.
Sư nói "Tôi
không thể nào quên được, tôi không thể bôi xóa hình ảnh mà tôi
đã trông thấy tại chùa Swedagon, nơi mà 3 tu sĩ đã bị nổ súng
và khi họ ngã xuống thì quân lính đã dùng giày bốt đạp vào đầu
của các nhà sư và đánh đập họ bằng dùi cui"
Rất nhiều
quốc gia, kể cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã thi hành chính
sách cấm vận kinh để trừng phạt Miến Điện. Nhưng cũng có nhiều
tham dự viên tại hội nghị Burma mong muốn rằng 10 thành viện
trong khối ASEAN cũng thực hành chính sách cấm vận.
Chúng tôi
muốn một giải phápchính trị ôn hòa cho Miến Điện, bởi vì một
giải pháp chính trị ôn hòa sẽ tốt không chỉ cho dân chúng Miến
Điện mà còn cho dân cư tòan vùng Đông Nam Á, chúng ta cần hiệp
ước chính trị. Chúng ta cần khối ASEAN và Nam Dương minh chứng
họ có hiệp ước chính trị. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải thực
hiện chính sách trừng phạt một cách nghiêm túc .
Ông Đặc Sứ
Liên Hiệp Quốc, Gambari, đã tới Miến Điện hôm thứ Năm, một tháng
sau ngày chính quyền quân phiệt tuyên bố kế họach tổ chức một
cuộc trưng cầu dân ý và tiếp theo sẽ là một cuộctổng tuyển cử
vào năm 2010, một chuyển biến mà Ông Gambira cho rằng là một dấu
hiệu cụ thể.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1782_HatCat.htm