Jonathan Watts in Beijing
guardian.co.uk,
Thursday
March 13 2008
India -
Chư Tăng Tây Tạng đã đi vào cuộc tuyệt thực để đòi hỏi Trung
Quốc phóng thích các nhà biểu tình đã bị bắt giữ trong thời gian
xảy ra đợt biểu tình lớn nhất trong vòng 20 năm, các nhóm ủng hộ
ngày hôm nay đã cho biết như trên.
Cuộc biểu
tình ngồi yên trong tu viện Sera, chỉ ở ngoại vi Lhasa, đã xác
nhận các tường trình rằng những cuộc biểu tình chống đối Trung
Quốc hồi đầu tuần này đã lan tràn thành một vùng rộng lớn hơn
trước kia.
"Chúng tôi
được nghe từ nhiều hơn một nguồn tin nói rằng chư Tăng ở Sera
đang tuyệt thực, đòi hỏi Trung Quốc phóng thích chư tăng bị giam
giữ", Kate Saunders thuộc "Chiến Dịch Quốc Tế cho Tây Tạng nói
như trên và thêm "Chúng tôi không biết về con số, nhưng hình như
là nhiều lắm".
Khoảng hơn
10 tu sĩ được tường trình đã bị bắt hôm Chủ Nhật, khi vài trăm
tu sĩ từ các tu viện Sera, Drepung và Ganden đã xuống đường để
kỷ niệm cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc thất bại lần thứ 49.
Một cuộc
biểu tình tương tự mới nổi lên ngày hôm nay xảy ra ở tu viện
Lutsang ở Qinghai, Tây Tạng gọi là Amdo, nơi mà hằng trăm tu sĩ
đã hát to khẩu hiệu yêu cầu nhà lãnh đạo lưu vong của họ, Đức
Đạt Lai LạT Ma, trở về.
Căn cứ theo
chiến dịch Tây Tạng Tự Do, 100 tu sĩ từ tu viện Myera ở Cam Túc
cũng khởi xướng một cuộc biểu tình.
Kể từ đó, đã
có nhiều cuộc biểu tình khác xảy ra. Tại Lhasa, hàng ngàn cảnh
sátđã đàn áp các cuộc biểu tình bằng hơi cay nhưng không nghe
nói gì về các nạn nhân.
Phát ngôn
nhân bộ ngoại giao Qin Gang nói các cuộc biểu tình tại Lhasa là
nhằm xách động náo loạn xã hội, ông ta nói thêm rằng "Việc này
đã được Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị chu đáo nhằm phân chia và
Tây Tạng và phá hoại đời sống yên ổn, hài hòa của người dân Tây
Tạng"
Một nguồn
tin tại lhasa nói rằng anh ta đã thấy hơn 20 chiếc quân xa trên
đường phố và được biết những con đường đến tu viện đều bị ngăn
chận
Các nhà lưu
vong Tây Tạng và những người ủng hộ nói hàng ngàn cảnh sát đã
bao vây các tu viện chính, nhưng cho tới nay chưa thấy có cuộc
bạo động nào.
Dường như
cảnh sát và quân đội không áp dụng các phương pháp đàn áp mạnh
mẽ vào lúc này, đây là một sự kiện vô tiền khóang hậu trong việc
đối phó với các trường hợp này. Họ hành động như thể đã được
lệnh phải ứng phó cẩn thận trước tình hình Olympic.
Với dự trù
các cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong tháng trước Olympic, Trung
quốc đã ra lệnh cấm leo núi ở khu mạn Bắc của ngọn núi Everest,
trước khi ngọn Đuốc Thế Vận Hội sẽ đến vào mùa hè này.
Năm ngoái,
các nhà hoạt động dân chủ đã leo lên đỉnh Everest và giăng một
biểu ngữ nói " Tây Tạng Tự Do"
Tại Ấn Độ,
những người dân Tây Tạng lưu vong đã thề thốt sẽ diễn hành trở
lại quê hương của họ trong một cuộc biểu tình chống Thế Vận Hội
và đòi hỏi tự do cho vùng Hy Mã Lạp Sơn, đã bị ngăn chặn khi
cảnh sát bắt giữ hơn 100 người.
Sự bộc phát
các hoạt động dân chủ đưa đến việc gia tăng hiềm nghi và sự dậm
chân tại chỗ trong vấn đề thương lượng giữa các đại diện của Đức
Đạt Lai Lạt Ma và Bắc Kinh.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1790_HatCat.htm
|