ANI Sunday 16th March,
2008
Dharamsala, Mar 16 : Hơn
100 (một trăm) người đã bị bắn trong những cuộc xô xát giữa nhà
cầm quyền Trung Quốc và dân biểu tình Tây Tạng, chính phủ lưu
vong Tây Tạng cho biết như trên.
Các bảng báo cáo được đưa ra sau
khi những cuộc biểu tình của Chư Tăng Phật Giáo tại Tây Tạng trở
thành bạo động với tường trình chính thức của Hãng Thông Tấn Tân
Hoa Xã Trung Quốc là có 10 người bị sát hại trong những cuộc
biểu tình lớn nhất trong vòng hai thập niên chống 57 năm thống
trị Trung Quốc.
Chúng tôi được báo cáo từ những
nguồn tin đáng tin cậy rằng đã có hơn 100 người Tây tạng bị bắn
. Trong đêm khuya Thứ sáu , cá nhân tôi nhận được nhữngcú điện
thoại cho biết 7 nữ tu, những tu sĩ không võ trang, ngay khi
họ vừa bước ra khỏi khuôn viên ngôi chùa tại Pokar, họ đã bị bắn
ngay tức khắc"Dolma Gyary, Phát Ngôn Viên của chính phủ lưu vong
Tây Tạng nói như trên.
Toàn cầu đang lên án hành động của
nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc đã đàn áp người dân Tây Tạng
Thủ Tướng lưu vong Tây Tạng
Samdhong Rinpoche, nói các bảng báo cáo về tình trạng bạo động
mạnh mẽ và giết chóc từ những nơi khác kể cả Lhasa đã được
tường trình.
"Ngày hôm qua Lhasa hoàn toàn rơi
vào hỗn lọan và nhiều người đã bị giết như đã báo cáo. Và tương
tự, khu vực Alabang và tại nhiều nơi các cuộc biểu tình rầm rộ
đã xảy ra. Rinpoche nói như trên.
Trong khi đó, khoảng 70 tu sĩ Tây
Tạng và các tu nữ đã ngồi tuyệt thực vô hạn định tại Dharamsala
để biểu lộ sự đoàn kết và sự ủng hộ của họ dành cho người dân
Tây Tạng tại quê hương.
Đoàn người biểu tình thúc giục nhà
cầm quyền Trung Quốc chấp nhận những yêu cầu của họ.
Chúng tôi muốn thúc đẩy nhà cầm
quyền Trung Quốc rằng các cuộc biểu tình xuống đường sẽ kéo dài
49 ngày bởi dân Tây Tạng lưu vong và Tây Tạng quốc nội. Đã đến
lúc Chính Quyền Trung Quốc nên lắng nghe những gì người Tây Tạng
muốn " Dolma, nhà hoạt động dân chủ và là nhà tổ chức cuộc tuyệt
thực nói như trên.
Chư Tăng Tây Tạng ở Siliguri cũng
đã thực hiện một đêm thắp nến diễn hành hôm Thứ Bảy để ủng hộ
cho chiến dịch.
Như sự kiện thế Vận Hội Bắc Kinh
đang đến gần, người dân Tây tạng đang cố gắng kêu gọi thế giới
yểm trợ họ phục hồi tự do và biểu tình chống lại sự xâm chiếm
bất hợp pháp quê hương của họ.
Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh
đạo tâm linh và thế tục của dân lưu vong Tây Tạng, trước đó đã
phản kháng một cáo buộc của Trung quốc nói rằng Ngài muốn phá
hoại Thế Vận Hôi Bắc Kinh, Ngài nói rằng Ngài luôn luôn ủng hộ
quyền chủ trì Thế Vận Hội của Bắc Kinh.
Hằng trăm người đã đi diễn hành ở
vùng biên giới Tây Tạng hôm 10 tháng 03 như một phần của chiến
dịch toàn cầu biểu tình kỷ niệm 49 năm lần tổng nổi dậy không
thành công.
-----------------
Trung Quốc thẳng tay
trấn áp người Tây Tạng
DCVOnline – Tin tổng hợp-
Sưu tầm
Bắc Kinh hăm họa sẽ có biện
pháp cứng rắn hơn.
BẮC KINH - Cuộc biểu tình,
ôn hòa trong những ngày qua, chống sự cai trị của Trung Quốc
bỗng trở nên bạo động hôm thứ Sáu ngày 14 tháng Ba năm 2008 làm
thủ phủ Lhasa, Tây Tạng (Tibet) chìm trong mịt mù bởi khói từ
những cửa hàng bị đốt cháy và khói cay cảnh sát Trung Quốc bắn
vào người biểu tình. Đây là một sự thách đố cho Bắc Kinh giữ cho
được một bộ mặt ôn hòa – hay trấn áp dữ dội - chỉ vài tháng
trước ngày khai mạc Thế Vận Hội mùa Hè ở Bắc Kinh.
Từ hành lang của Quốc hội Trung
Quốc, hiện đang có buổi họp thường niên, viên chức cao cấp nhất
của Tây Tạng cho hay chính quyền sẽ dùng biệp pháp cứng rắn để
đàn áp những kẻ phản loạn.
Và cũng từ Ấn Độ, nơi đức
Dalai Lama đang sống lưu vong,
ngài kêu gọi chính phủ Trung Quốc đừng dùng vũ lực để trấn áp
những người biểu tình Tây Tạng – đã kéo dài hơn hai mươi năm qua
- nhằm chống lại sự cai trị của người Trung Quốc gần 60 năm nay.
Nhân chứng tại chỗ cho hay ở Lhasa,
người biểu tình ném đá vào lực lượng an ninh, khách sạn, nhà
hàng. Tòa Đại sứ Hoa Kỳ nói rằng có người báo cáo nghe tiếng
súng nổ, và theo đài RFA, Reuters, AP... đã có nhiều người chết.
|
Dân Tây Tạng ném đá
vào xe quân đội Trung Quốc ở thủ phủ Lhasa hôm thứ
Sáu khi cuộc biểu tình thoạt đầu ôn hòa bỗng chuyển
qua bạo động. Nguồn: Dai Kurokawa / AFP -
Getty
Images
|
Xe tăng án ngữ các ngã tư
Các cửa tiệm bị đốt cháy hôm thứ
Sáu nằm dọc theo những con đường chính bao vây khu vực chùa
Jokhang, là ngôi chùa được tôn kính nhất của Lhasa và cũng là
linh hồn của thành phố cổ xưa của Lhasa. Thanh niên Tây Tạng đốt
cờ Trung Quốc và đồ đạc trên đường phố. Cảnh sát vũ trang với đồ
chống biểu tình được hỗ trợ bởi xe tăng chận hết các ngã tư.
Cuộc phản đối này, ôn hòa trong
năm ngày qua bỗng trở nên bạo động bất ngờ hôm thứ Sáu làm Bắc
Kinh lo ngại.
Theo tin tức của nhóm sinh viên Ấn
Độ ủng hộ Tây Tạng Tự Do thì hằng trăm người Tây Tạng tuần hành
ở Xiahe, một thị trấn Tây Tạng nằm phía tây tỉnh Gansu. Các tu
sĩ Phật giáo trương cờ Tây Tạng (bị cấm) trong cuộc tuần hành.
Ở Lhasa, cuộc phản đối đã khởi đầu với tu sĩ Phật Giáo đến nay
đã đi vào quần chúng, là những người trút cơn giận dữ của họ cho
người Trung Quốc và những cơ sở thương mãi cũng của người Trung
Quốc. Rất nhiều cơ sở thương mãi của người Trung Quốc bị đánh
phá.
Đức
Dalai Lama,
người mà dân chúng Tây Tạng xem như người lãnh đạo tinh thần của
họ, đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc đừng dùng vũ lực trấn áp
người Tây Tạng.
“Tôi kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc ngưng dùng vũ lực và giải
quyết sự phẫn nộ vốn được kiềm chế đã qúa lâu của người Tây Tạng
qua đối thoại. Tôi cũng thiết tha kêu gọi người dân Tây Tạng
đừng dùng đến phương cách bạo động.”
Dalai Lama
nói qua một bản tuyên bố được gởi đi từ Dhaermsala, Ấn Độ, nơi
chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện hoạt động.
Tài tử điện ảnh Hoa Kỳ
Richard Gere,
là một Phật tử, người đã từng lên tiếng ủng hộ sự độc lập của
Tây Tạng từ năm 1978, nói rằng ông ta không ngạc nhiên khi nghe
tin này.
“Họ (người Tây Tạng) đã bị đàn áp dã man trong 55 năm qua,
gần như cả sáu thập niên,” Ông Gere nói với phóng viên CNN.
“Khi anh đàn áp con người, họ sẽ vùng lên. Tất cả mọi người sẽ
vùng lên.”
Tu sĩ Phật Giáo đóng vai trò
then chốt
Tương tự như tu sĩ Phật Giáo dẫn
đầu cuộc biểu tình ở
Myanmar
hôm tháng Chín năm rồi, Phật Giáo thấm nhuần vào đời sống của
người dân Tây Tạng. Mặc dù nhà cầm quyền Trung Quốc kiểm soát
ngặt nghèo mọi sinh hoạt của người dân Tây Tạng, tu sĩ Phật Giáo
Tây Tạng vẫn được người dân kính trọng do lòng mộ đạo và lòng
thành tâm với văn hóa Tây Tạng, là một biểu tượng sống động của
chủ nghĩa quốc gia Tây Tạng.
Đã qua nhiều thập kỷ, Tây Tạng có những lúc đã là một phần của
những triều đại phong kiến Trung Quốc thời xa xưa. Năm 1950,
quân đội cộng sản Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, tuyên bố vùng Hy
Mã Lạp Sơn (Himalayan) là của họ và chiếm luôn những cứ điểm
chiến lược ở các vùng núi nhìn qua đối phương của họ là Ấn Độ.
Bị áp lực trầm trọng từ phía Trung Quốc làm đức
Dalai Lama
phải bỏ Tây Tạng và sống lưu vong sau một cuộc đảo chánh bất
thành năm 1959.
|
Ni cô Tây Tạng ở vùng
Mcleod Ganj, Dharamsala Ấn Độ đang nguyện cầu cho những
người biểu tình ở Lhasa. Nguồn: Dai Kurokawa / AFP -
Getty
Images
|
Tây Tạng vốn là tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc, đã được Bắc Kinh
đổ vốn đầu tư và phụ cấp nhiều để làm giảm sự phẫn nộ của người
Tây Tạng. Tuy nhiên, người Tây Tạng than phiền là những phúc lợi
kinh tế này chính là để làm giàu người Trung Quốc ở Tây Tạng, là
những người mới di dân đến đây, làm cho người Tây Tạng vốn đã
nghèo khổ giờ càng nghèo hơn.
Trung Quốc, vốn đã đầu tư hằng tỉ đô-la để chuẩn bị cho
Olympics,
nhằm xây dựng một thanh thế và hình ảnh tốt đẹp cho mình. Chỉ
còn năm tháng nữa trước ngày khai mạc, Trung Quốc những tưởng
được thế giới khen ngợi. Thay vào đó, những cuộc phản đối này đã
thu hút sự chú ý của thế giới mà Bắc Kinh chẳng muốn tí nào.
|
Quân đội và cảnh sát
Trung Quốc tiến vào vị trí... đàn áp thẳng tay những
người biểu tình ở Lhasa. Nguồn: Dai Kurokawa / AFP -
Getty Images
|
Tòa Bạch Cung đã kêu gọi Trung
Quốc “tôn trọng văn hóa Tây Tạng,” trong lúc Đại sứ Hoa Kỳ ở
Trung Quốc yêu cầu các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc kiềm chế
trong lúc giải quyết vần đề với người biểu tình, theo phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Sean McCormack cho hay.
“Bắc Kinh cần tôn trọng văn hóa
Tây Tạng… Chúng tôi lấy làm tiếc có xung đột căng thẳng giữa các
nhóm chủng tộc và Bắc Kinh,” theo phát ngôn viên Tòa Bạch
Cung ông Gordon Johndroe. Tổng thống Bush “đã luôn luôn cho
rằng Bắc Kinh cần đối thoại với đức
Dalai Lama.”
Liên hiệp châu Âu kêu gọi Bắc
Kinh tự chế
Những nhà lãnh đạo Liên hiệp châu
Âu cũng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải tự chế và bình tĩnh về
vấn đề Tây Tạng, nhưng cùng lúc đã lên án Bắc Kinh đã hành xử
vụng về trong chuyện này.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bà Louise Arbour đã cho phát
bản tin bày tỏ mối lo âu “tình huống ngày càng căng thẳng.” Bà
cũng kêu gọi Trung Quốc “cho phép những người biểu tình được
thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ, kiềm
chế việc dùng vũ lực quá đáng trong lúc duy trì trật tự.”
Chủ tịch Ủy ban Thế Vận Hội Thế giới ông Jacques Rogge từ chối
có ý kiến về chuyện biểu tình phản đối ở Tây Tạng. Nhưng ông cho
rằng vấn đề nhân quyền không là mục đích cần lưu ý của ông.
“Chúng tôi không là một tổ chức hoạt động cho nhân quyền.”
Ông cũng cho rằng: "tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh không giải
quyết được gì, nhưng chỉ tổn hại cho vận động viên."
Tin mới nhất theo thông tấn xã
Trung Quốc Xinhua: “Chính quyền kêu gọi những kẻ phản loạn ra
đầu thú trước thứ Hai này, và sẽ được nhà nước khoan hồng, ân xá
...”
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1791_HatCat.htm