Wednesday, Mar 19, 2008
Refutes
Chinese claims that he is behind the unrest in Tibet
SHIMLA:
Bị quấy nhiễu qua việc bạo động tiếp tục diễn ra và sự cáo buộc
bởi chính phủ Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma, 73 tuổi, đã đe dọa
sẽ thoái vị trong vai trò lãnh đạo chính trị của chính phủ lưu
vong.
Nói chuyện với
các phóng viên báo chí hôm thứ Ba tại Dharamsala, Ngài nói rằng
chỉ còn có cách là thoái vị nếu bạo động tiếp tục xảy ra.
Nhà lãnh đạo
tâm linh Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ cũng đồng thời phản bác lời
cáo buộc của Trung Quốc rằng Ngài là người đứng đằng sau các
cuộc bạo động tại Tây Tạng. Ngài nói họ có thể điều tra việc này.
Một phụ tá của
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Takhla, nói rằng nếu người Tây Tạng
chọn lựa con đường bạo động thì Ngài sẽ từ bỏ ngôi vị bởi vì
Ngài hoàn toàn tin tưởng vào bất bạo động. Ngài sẽ từ bỏ cương
vị của một nhà lãnh đạo chính trị và nguyên thủ quốc gia nhưng
sẽ không có gì thay đổi đối với vai trò của một vị Đạt Lai Lạt
Ma.
Lời tuyên bố
của Đức Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra sau khi Thủ Tướng Trung Quốc
Ôn Gia Bảo đổ lỗi cho Ngài về tình hình bạo động tại Tây Tạng và
nói rằng Bắc Kinh sẽ mở cuộc thương thuyết với Ngài chỉ khi nào
Ngài từ bỏ tham vọng một nước Tây Tạng độc lập.
Ngài nói "Chúng
ta phải xây dựng quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, chúng ta không
nên phát triển cảm nghĩ chống đối Trung Quốc. Chúng ta phải sống
bên nhau vai kề vai. Tại Tây Tạng, người Hán và người Tây Tạng
có thể sống chung hài hòa" Ngài thêm " Đừng khởi xướng bạo động,
bạo động là chống lại nhân bản, là hầu như đi đến tự sát, ngay
cả nếu như 1000 người hy sinh mạng sống, rồi thì cũng sẽ không
giúp ích được gì, độc lập không nằm trong sự đòi hỏi của chúng
ta".
Nhưng , Đức Đạt
Lai Lạt Ma, người mà trong tuần trước đã tuyên bố Ngài không
giúp được gì khi bạo động bùng phát tại Tây Tạng, rằng Ngài
không ở trong một cương vị có thể bảo dân Tây Tạng là họ nên
hay không nên sống dưới sự thống trị của Trung Quốc.
Và nhận định về
các cuộc bạo động xảy ra tại Tây Tạng, Ngài nói "Biến động này
nằm ngoài sự kiểm soát của Ngài, tùy vào "cộng đồng quốc tế giúp
đỡ để xoa dịu tình hình và ngăn chận bạo động" . Ngài cũng mời
mọc viên chức chính quyền Trung Quốc hãy đến nơi để điều tra
việc họ đổ cho Ngài là đứng sau các cuộc bạo động xảy ra ở Tây
Tạng, Ngài nói "Hãy đến đây, xin hãy điều tra sự thật. Trung
quốc có thể đến, xem xét mọi thứ" và Ngài đùa rằng họ cũng sẽ
được hoan nghênh nếu muốn ...lục soát ngay cả ...bên dưới ...tăng
y của Ngài.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1793_HatCat.htm