(Theo Bình Luân Gia WANG
LIXIONG)
Bảo Phán và Khánh Đặng lược dịch ( University of
Nevada Las Vegas):
Tin từ Princeton University, Hoa Kỳ, The Wall Street Journal
28/3/08:
Những rắc rối vừa qua tại Tây Tạng là một sự lập lại của những
gì đã xảy ra cách đây hai thập niên. Vào ngày 01/10/1987, khi
các nhà sư Phật giáo đang biểu tình ôn hòa tại Bakor – khu chợ
trời nổi tiếng chung quanh ngôi đền thờ trung ương Tsuklakhang ở
Lhasa -- thì công an bắt đầu đánh đập và bắt giữ họ. Ðối với
những người dân Tây Tạng bình thường, thì họ coi các nhà sư như
những “kho tàng”, và cảnh tượng (đánh đập) đó không thể chịu
đựng được –không chỉ ở trong hoàn cảnh lúc đó, nhưng vì cảnh
tượng đó đã khơi dậy những ký ức không vui sướng gì mà những
Phật tử Tây Tạng đã cưu mang trong lòng nhiều năm trời.
Rồi thì vài thanh thiếu niên giận dữ bắt đầu ném đá vào đồn công
an Bakor. Thêm nhiều người nữa tham dự, rồi họ đốt lửa, lật úp
xe cộ, và bắt đầu la lớn: “Ðộc lập cho Tây Tạng!” . Ðây hầu như
chính xác là những gì mà chúng ta đã nhìn thấy tại Lhasa cách
nay 2 tuần.
Nguyên nhân cơ bản của những sự kiện được tái diễn này là một
tình trạng nhức nhối khó xử vẫn còn nằm trong tiềm thức các nhà
sư Tây Tạng. Khi nhà nước Trung Quốc đòi hỏi họ phải chối bỏ vị
lãnh đạo tinh thần của họ là Ðức Ðạt lai Lạt ma, thì các nhà sư
bị bắt buộc phải chọn lựa giữa đức vâng lời, điều này xúc phạm
sâu xa đến niềm tin tinh thần mạnh mẽ của họ, và sự chống đối,
có thể đưa đến việc bị mất quyền đăng ký với nhà nước và bị đuổi
ra khỏi các tu viện.
Thỉnh thoảng các nhà sư hay dùng các cuộc biểu tình ôn hòa để
bày tỏ những nỗi thống khổ của họ. Khi họ làm như vậy, thì một
nhà nước Trung Quốc cảm thấy bị giao động, liền quay sang “tiêu
diệt những phần tử quấy rối” trong “lúc chúng vừa mới ló ra”,
phản ứng với những đợt đàn áp bằng bạo lực. Và điều này làm phát
động ra những vụ bạo động từ người dân Tây Tạng.
Trong những thập niên vừa qua, chính sách của nhà nước Trung
Quốc để làm nguôi ngoai sự phẫn nộ tại Tây Tạng là trộn lẫn sự
phát triển kinh tế đầy lôi cuốn về mặt này, với sự đe doạ dùng
bạo lực trên mặt khác. Kinh nghiệm cho thấy cái lối gạ gẫm này
không có hiệu qủa.
Con đường hiệu nghiệm nhất để tiến đến hoà bình tại Tây Tạng là
qua Ðức Ðạt lai Lạt ma, với sự hồi hương của ngài về Tây Tạng sẽ
loại trừ bớt một số vấn đề khó khăn. Dù sao thì phần lớn những
ác cảm hiện tại là một hậu quả trực tiếp từ những lời nhục mạ
của nhà nước Trung Quốc về cá nhân Ðức Ðạt lai Lạt ma, là người
mà đối với các nhà sư Tây Tạng, có một uy thế cao trọng không
thể nào so sánh được. Ðòi hỏi các nhà sư phải lên án ngài thì
trên thực tế cũng giống như yêu cầu họ phải lăng mạ chính cha mẹ
của họ.
Do đó không nên ngạc nhiên rằng việc đánh đập các nhà sư và đóng
cửa các tu viện sẽ tự nhiên kích thích tình trạng bất ổn trong
quần chúng, hoặc tình trạng bất ổn đó, vì nẩy sinh ra từ lối này,
có thể quay sang bạo động.
Tại sao những sự thật đơn giản này không được rõ ràng hơn? Ông
Phuntsog Wanggyal, một người Tây Tạng bây giờ đã về hưu ở Bắc
Kinh, là người qua nhiều năm từng là một cán bộ cộng sản cao cấp
tại Tây Tạng, đã quan sát thấy rằng một tư tưởng “chống chủ
nghĩa ly khai” đã ăn sâu vào đầu óc các viên chức nhà nước Trung
Quốc, là những thành phần phải đối phó với các vấn đề tôn giáo
và sắc tộc, ở cả các văn phòng trung ương tại Bắc Kinh lẫn Tây
Tạng.
Vì đã dành trọn cả sự nghiệp của mình vào việc chống chủ nghĩa
ly khai, những người này không thể thú nhận được rằng cái ý kiến
chống ly khai đã hoàn toàn bị sai lầm mà không bị mất mặt và, họ
sợ hãi rằng, họ sẽ mất hết quyền lực và cả chức tước nữa.
Cái khuôn mẫu đã làm sẵn của họ được dùng cho tất cả mọi thứ khi
bị thất bại là “các thế lực thù địch từ bên ngoài” – một kẻ thù
để nguỵ biện chống chế cho bất cứ sự đàn áp tàn bạo vô lý nào.
Khi được nhắc đi nhắc lại, việc chống chủ nghĩa ly khai, mặc dù
đã sáo rỗng ngay từ lúc ban đầu, thì nó trở nên một kiểu bền
chắc.Sự nghiệp được tạo ra từ đó, và đối phó với nó thì không
thể được.
Tôi là môt người ủng hộ đường lối “trung đạo” của Ðức Ðạt lai
Lạt ma, có nghĩa là quyền tự trị cho Tây Tạng về tất cả mọi vấn
đề, ngoại trừ mặt ngoại giao và quốc phòng. Sự xếp đặt này có
nghĩa rằng cuối cùng thì người dân Tây Tạng sẽ chọn lựa người
lãnh đạo cho riêng họ -- và đó là một sự thay đổi lớn lao so với
những gì trong hiện tại. Tây Tạng được gọi là “vùng tự trị”,
nhưng thật ra tất cả các viên chức chính quyền Tây Tạng đều do
Bắc Kinh đưa ra, và tất cả các viên chức này đều chú tâm chặt
chẽ vào các quyền lợi riêng của cá nhân họ và của Ðảng cộng sản.
Người dân Tây Tạng có thể thấy rõ ràng sự khác nhau giữa loại
chính phủ này và chính phủ tự trị, và không còn cách nào khác,
họ sẽ không ủng hộ một nền tự trị giả mạo.
Theo sau đó -- thậm chí nếu đây là một điều kiện khó đạt được --
giải pháp cuối cùng cho vấn đề Tây Tạng phải là việc dân chủ hóa
hệ thống chính trị Trung Quốc. Nền tự trị thật sự không thể đến
bằng bất cứ lối nào khác.
Ðây là lúc cho nhà nước Trung Quốc lấy lại uy tín về việc tại
sao kế hoạch lâu dài tại Tây Tạng đã không thực hiện được, và
hãy thử làm cái khác. Những rắc rối cũ vẫn còn, và chắc chắn nó
sẽ còn tiếp tục, có lẽ tại những nơi như “vùng tự trị Tân Cương”
thuộc tỉnh Xinjiang, nếu một phương cách hợp lý không được thử
đề ra.
Ông Wang, một nhà
sáng lập bình luận dân chủ tại Bắc kinh, Người đưa ra đề nghị 12
điểm về vấn đề Tây Tạng cùng với 30 nhà dân chủ khác với chính
quyền Trung Quốc. Bài này được chuyển ra Anh ngữ từ Tiếng Hoa
bởi Giáo Sư Perry Link Đại Học Princeton, Hoa Kỳ.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1806_BaoPhan.htm