Đất nước Tây
Tạng tọa lạc ngay giữa trung tâm Châu Á giáp giới Ấn Dộ, Nepal,
Trung Quốc, Bhutan và Miến Điện, thủ đô là Lhasa,với diện tích
khoãng 2.5 triệu kilomét vuông. Với dân số khoãng 6 triệu dân đa
số theo phật giáo, đất nước này nằm trên vùng núi cao nhất thế
giới Hy Mã Lạp Sơn, với những vùng thảo nguyên bao la và những
thung lũng nước to lớn bao quanh, nằm cách mặt biển khoãng
13,000 feet.
Tây Tạng bao
gồm 3 quận hạt lớn Amdo (vùng đất Đông Bắc), Kham(vùng đất Đông
Nam), và U-Tsang (vùng đất Trung Tâm):
Quân hạt Amdo
hiện nay bị chính quyền Trung Quốc chia làm 3 tĩnh: Qinghai,
Gansu và Sichuan.
Quận hạt Kham
phần lớn nhập vào 3 tĩnh của Trung Quốc: Sichan, Yunnan và
Qinghai
Quận hạt
U-Tsang cùng vùng đất phiá tây Quận hạt Kham, ngày nay Trung
Quốc gọi là vùng đất tự trị dưới sự giám sát và bảo hộ của chính
phủ Trung Quốc.
Dưới con mắt
của chính quyền Trung Quốc, Tây Tạng chỉ bao gồm Quận Hạt
U-Tsang và vùng đất phía tây Quân hạt Kham viết tắt là TAR nhỏ
hơn phân nữa đất nước Tây Tạng trước khi bị Trung Quốc xâm chiếm
vào năm 1949-1950. Khi Trung Quốc dùng 2 chữ “Tibet” đối với thế
giới là họ chỉ ám chỉ vùng đất nhỏ bé này .
Dưới con mắt
của người dân lưu vong Tây Tạng, danh từ “Tibet” bao gồm cả 3
quân hạt Amdo, Kham, và U-Tsang. chúng ta cần phân biệt rõ ràng
điễm quan trọng này.
Mặc dù hơn 50
năm chiếm đóng cai trị đầy kỳ thị phân biệt và cố gắng đồng hoá
Đất nước Tây Tạng của chính quyềnTrung Quốc, người dân Tây Tạng
vẫn tiếp tục duy trì và bảo tồn nền văn hoá của họ và từ chối sự
xâm nhập của Trung Quốc về Văn Hoá Chính trị Tôn Giáo trên đất
nước cuả họ.
Ngày nay, dân
số Người Hán đã chiếm đa số tại các vùng đất Tây Tạng.
Tây Tạng hiện
đang sống dưới sự cai trị của Trung Quốc kể từ cuối năm 1949 tới
nay.
Chính Phủ Lưu
vong Tây Tạng hiện nay định cư tại vùng đất phía Bắc Ấn Độ
Dharamsala, dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1807_BaoPhan.htm