Sẽ có
phản đối dữ dội khi đuốc thế vận được rước qua San Francisco, an
ninh gia tăng khủng khiếp, cộng đồng người Hoa bất đồng ý kiến.
Trần Vũ theo
Reuters, Apr 08, 2008
Cali Today News
– Thứ ba 8/4 đuốc TVH đã đến San Francisco trong bầu không khí
căng thẳng về an ninh, sau khi có vụ những người Tây Tạng trèo
lên cầu Golden Gate treo biểu ngữ phản đối, đòi tự do cho Tây
Tạng.
Cuộc rước đuốc là dịp làm nhiều người ý thức TQ đang là cường
quốc về kinh tế nhưng chính vụ đàn áp Tây Tạng gần đây đã làm
cuộc rước đuốc bị phản đối trên khắp thế giới. Hành trình rước
đuốc kéo dài tới 85,000 dặm qua nhiều quốc gia.
Ông Jacques Rogge, Chủ Tịch Ủy Ban Olympic Thế Giới, nói: “Những
cuộc biểu tình chống đối ở Paris và London làm tôi buồn vô cùng
và tôi rất lo ngại khi đuốc được đưa sang San Francisco.”
Sáng thứ ba
khoảng trước 4 giờ sáng thì đuốc TVH tới San Francisco và ngay
lập tức được mang lên 1 chiếc xe mang đi đến một nơi được giữ
kín. Mike McCarron, đại diện phi trường, cho biết: “Chúng tôi
đón tiếp đuốc như đón quốc khách”.
Có một nhân vật cầm đuốc chạy trên lộ trình San Francisco được
báo tin là ông bị loại vì lý do an ninh, nhưng ông ta tỏ ra
thông cảm cho việc này.
Những người đã
trèo treo biểu ngữ ở cầu Golden Gate cho biết họ sẽ tôn trọng
tinh thần phản đối bất bạo động, mặc dù một người trong số họ
nói: “cho dù chúng tôi biết tình hình hiện nay ở Tây Tạng là vấn
đề sống chết.”
Các viên chức San Francisco cho hay họ “sẳn sàng tôn trọng quyền
tự do lên tiếng của mọi người, đồng thời chứng tỏ thành phố có
khả năng tổ chức một cuộc rước đuốc an toàn.”
Trong lúc đó, cộng đồng người Hoa rộng lớn ở San Francisco đã bị
chia đôi về vấn đề rước đuốc TVH qua thành phố hôm thứ tư 9/4
với nhiều người không thích cảnh xứ mình đàn áp người Tây Tạng.
Bác sĩ Roland
Lowe, vốn hành nghề ở khu Phố Tàu ở San Francisco trong 43 năm,
nhận xét: “đa số chúng tôi thấy hãnh diện vì mức sống người Hoa
được nâng cao, chính quyền TQ sẽ hãnh diện vì TVH Mùa Hè, nhưng
Tây Tạng quả là vấn đề gây bối rối.”
San Francisco có cộng đồng người Hoa lớn nhất Hoa Kỳ, với gần
20% dân số thành phố là người gốc Hoa và đương nhiên thành phố
này là trạm dừng chân đầu tiên khi đuốc TVH sang Mỹ.
Nhưng San
Francisco có truyền thống phản đối chính trị, từ chiến tranh VN,
đến chiến tranh Iraq. Các nhóm hoạt động cho là “San Francisco
là nơi chốn lý tưởng” để tổ chức các cuộc biểu tình phản đối.
Xiao Qiang, một
nhà tranh đấu cho nhân quyền và giáo sư Đại Học Berkeley, cho
hay: ‘Những gì đang diễn ra ở Tây Tạng càng cho thấy chúng ta
phải tăng cường tranh đấu. Chuyện không tránh được là đuốc TVH
trở thành trung tâm thu hút mọi phản đối chống chính phủ TQ.”
Ngay từ thứ hai
đã có những người trèo lên cây cầu Golden Gate treo biểu ngữ với
hàng chữ “Free Tibet”.
Tsering Lama,
23 tuổi, một người đến từ Toronto, nhận xét: “Chúng tôi biết vụ
này làm TQ đau đầu lắm, nhưng ngày nào mà họ chưa chịu giải
quyết vụ Tibet thì ngày đó họ vẫn bị thế giới xét xử.”
Tối thứ ba tài
tử nổi tiếng Richard Gere sẽ lên tiếng trong một cuộc biểu tình
trứơc khi đuốc TVH đến và nhiều người ủng hộ Tây Tạng hy vọng số
người xuống đường ở San Francisco phản đối TQ sẽ lớn lao trong
ngày thứ tư.\
Hiện nay, cộng
đồng Tây Tạng khắp nơi đã dồn về thành phố San Francisco để phản
đối Trung Cộng ngay tại cuộc rước đuốc. Bắc California là “thánh
địa” của Tây Tạng vì nơi đây tu viện Tây Tạng và Phật tử Tây
Tạng rất đông. Cuộc rước đuốc thế vận hội trở thành cuộc biểu
dương và tuyên truyền cho thế giới rằng Tây Tạng đang bị Trung
Cộng chiếm đóng và đàn áp dã man.
Nhiều hội đoàn
và cá nhân trong cộng đồng Việt Nam cũng sẽ tham dự cuộc phản
đối này, vì Trung Cộng vẫn còn chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam và những toan tính cướp Trường Sa.
Trần Vũ theo
Reuters
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1819_HatCat.htm