Trang tiếng Anh

    Đạo Phật Ngày Nay

Trang tiếng Việt

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ấn Độ: Thêm một người từ chối cầm đuốc

Hạt Cát dịch


 

Thursday, 10 April, 2008, 02:47 AM Doha Time

NEW DELHI: Một cựu sĩ quan nữ cảnh sát bậc nhất Ấn Độ ngày hôm qua  nói rằng bà đã rút tên ra khỏi danh sách của những người cầm đuốc trong lộ trình Ấn Độ sẽ được tổ chức tại New Delhi.

Kiran Bedi, đệ nhất nữ sĩ quan cảnh sát của Ấn Độ, là người thứ nhì tại Ấn Độ rút tên ra khỏi danh sách rước đuốc để ủng hộ những cuộc biểu tình mà người Tây Tạng đã bám sát theo đường đi của ngọn đuốc từ Luân Đôn và Paris trong tuần này.

"Nếu người Tây Tạng đòi quê hương của chính họ thì có gì là sai trái? Bedi đã hỏi các phóng viên như thế.

"Tôi là môt nữ vận động viên. Tôi không muốn chạy với cây đuốc như là một kẻ bị cầm tù. Tại sao phải biến India Gate - trung tâm Delhi  thành một sở thú? Chạy với cây đuốc để nhằm vào mục đích gì?" Bà Bedi hỏi thêm khi đề cập đến những hàng rào cũng như lực lượng an ninh nghiêm nhặt vây quanh lễ rước đuốc.

Bà Bedi, 58 tuổi, tham gia lực lượng cảnh sát năm 1972 và trở thành nữ sĩ quan cảnh sát cao cấp nhất Ấn Độ, làm việc trong các lãnh vực giao thông, quản trị cải huấn, kiểm soát ma túy và sau đó phục vụ trong ủy ban liên hiệp quốc với cương vị một  cố vấn hòa bình.

Bà đã thu hút sự chú ý của thế giới trong cương vị một giám đốc trại cải huấn lớn nhất Á Châu, trại giam  New Delhi’s Tihar Jail, nơi bà đã giới thiệu pháp môn  yoga  và các lớp văn học cho tù nhân.

Quyết định từ chối rước đuốc xảy ra khi bà Bedi nhận thấy nhiều người Tây Tạng từ khắp nơi trong nước tụ tập về Delhi để phối hợp các kế hoạch biểu tình.

Có khoảng  5000 người Tây Tạng được dự trù sẽ đến Delhi vào tuần tới để biểu tình  chống rước đuốc. Riêng tại Delhi, số lượng sinh viên, học sinh Tây Tạng vào khoảng 3000 người. Chiến dịch "diễn hành về Tây Tạng" vốn bắt đầu ở Dharamsala hồi 10 tháng 03 đã chấm dứt ngày hôm qua. Và chiến lược bắt đầu.

Bởi vì Ấn Độ có con số người dân Tây Tạng cao nhất bên ngoài Tây Tạng nên các cuộc biểu tình tại đây được dự trù là sẽ lớn hơn Luân Đôn hoặc Paris.

Các cuộc biểu tình cũng sẽ được tổ chức tại Mumbai, Bangalore, Kolkata và  Dharamsala, một nguồn tin từ Ủy Ban Đoàn Kết Tây Tạng cho biết như trên.

Trong khi đó, Ủy ban Thế Vận Ấn Độ nói họ đã mời một số nhà chính trị trẻ tuổi, kể cả Rahul Gandhi, hậu duệ của Ngài Nehru- Gandhi, có thể sẽ là một thủ tướng tương lai, làm một người cầm đuốc.

Các nhà tổ chức Thế Vận muốn rằng tất cả mọi người thuộc mọi thành phần trong xã hội sẽ tham dự cuộc rước đuốc, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Ấn Độ, Suresh Kalmadi, nói như trên.

 ----------

(Sưu tầm- Bài viết của ký giả Nguyễn Dương-Calitoday)

Bản tin rước đuốc Olympic tại San Francisco

Truyền Hình Việt Nam: San Francisco chứng minh hùng hồn: One World, One Dream (Một Thế Giới, Một ƯớcMơ): Tây Tạng Tự Do! Điều nhục nhã lớn nhất trong lịch sử thế vận: Rước đuốc “chui” và lễ bế mạc “chui”…
Nguyễn Dương, Apr 09, 2008

Cali Today News – Như đã hứa cùng qúy độc/khán gỉa của nhật báo Cali Today và Truyền Hình Việt Nam, ngay từ sáng sớm, nhóm chúng tôi đã rời thành phố San Jose để có mặt tại thành phố San Francisco thật sớm, để có thể thực hiện một phóng sự đầy đủ về chuyện bênh và chống cuộc rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh tại thành phố San Francisco, địa điểm duy nhất để rước đuốc tại khu vực Bắc Mỹ.
Trong mấy ngày qua, không khí nơi đây thật sôi động về chuyện bênh và chống rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Phe bênh thì nổi bậc nhất là chuyện các Hội của người Hoa lục địa và người Hoa Đài Loan đã đồng ý với nhau là họ ủng hộ Thế Vận Hội Bắc Kinh vì họ cho là đó là niềm tự hào của người Hoa (Theo San Jose Mercury News ngày thứ tư 9 tháng 4, 2008, trang 1).

Một số người Hoa, nhất là những người thuộc Pháp Luân Công hay người Hoa chống cộng, vẫn không đồng tình với việc tổ chức thế vận hội tại Bắc Kinh vì thành tích nhân quyền tồi tệ của nước này, và vì nước này đưa chính trị vào thể thao.

Trên dọc đọan đường rước đuốc (dự tính) dài 6.5 dặm, số lượng người Hoa ủng hộ Olympic Bắc Kinh 2008 tập trung mạnh nhất là ở khu vực AT&T Park ngay giữa đường số 2 và số 3. Số lượng của những người ủng hộ này không chiếm được nhiều, nhưng cho thấy họ có tổ chức chặt chẽ. Hầu hết người tham dự đều mang theo cờ đỏ nhiều sao vàng thật to, và có cán cờ dài, nên họ phất cờ rất cao, che lấp những chiếc cờ nhỏ của Tây Tạng hay các lá cờ và biểu ngữ phản đối Trung Cộng. Họ vẫy cờ, họ ca hát khá ồn ào, vì có lẽ họ muốn tạo cho các ống kính quay hình thấy rằng không khí ủng hộ Thế Vận Hội Bắc Kinh là đông và mạnh. Nhìn xa thì chúng ta có cảm giác đó, nhưng khi bước vào khu vực nói trên, thì số người họ không đông, nhưng họ tổ chức quy mô, chặt chẽ.
Một trong những dấu hiệu là khi có một vài chục người giương cờ Tây Tạng cỡ nhỏ, thì họ bước tới, dùng lá cờ lớn của họ vẫy cao để che khuất cờ Tây Tạng, và thậm chí họ cũng muốn quấy rối nhóm người Việt của chúng ta. Khi chúng tôi phỏng vấn anh Nguyễn Phú – Hội HO San Francisco, và anh Hùynh Lương Thiện – chủ nhiệm báo Mõ San Francisco, thì họ đứng phất cờ đỏ nhiều lần trước ống kính, hay khi cô Ái Liên của nhóm Viet Will trả lời phỏng vấn cho chúng tôi, thì họ chỉa mồm vào ống kính và mắng cô Ái Liên “You, the liar – bạn, người nói dối”…

Có khi có những sự chưởi mắng vào nhau của hai nhóm ủng hộ Tây Tạng và ủng hộ Trung Cộng.

Dần dần, gần tới giờ rước đuốc thì tình trạng tách biệt giữa các nhóm ủng hộ càng nhiều. Những người ủng hộ “Save Dafur” đứng ra nguyên một khu rộng lớn, với nhiều người da đen hò hát, vẫy cờ, và hô vang khẩu hiệu “Save Dafur” nhiều lần, thu hút đáng kể sự chú ý.

Đoàn ủng hộ viên Tây Tạng mà phần lớn là người Tây Tạng và rất đông người da trắng cũng đã tách ra xa khu ủng hộ viên Bắc Kinh. Tại khu vực trên đường Embarcadero gần khu vực cầu tàu, thì có thể nói rằng là một vùng rộng lớn người đông như kiến, và họ bày tỏ sự ủng hộ Tây Tạng cuồng nhiệt, với hàng năm bảy chục ngàn người da trắng và Tây Tạng hô to các khẩu hiệu ủng hộ Tây Tạng, và họ diễn hành từng đoàn quy mô, mà chúng tôi thấy có một số anh em người Việt như nhóm của Việt Tân do anh Phan Lăng hướng dẫn, nhóm Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) do anh Nghĩa hướng dẫn, giáo sư Lê Quốc Tấn của Quốc Gia Nghĩa Tử,… Ngoài ra, ở một góc khác, chúng tôi cũng ghi nhận phái đoàn Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Sacramento với 19 người và Hội Sĩ Quan Thủ Đức của anh Hoàng Thưởng cũng tham dự.

Bạn khó thể nào tưởng tượng con số người đã đông đến mức nào: Có thể lên đến vài trăm ngàn người trải dài, rộng và chen chúc trên lộ trình dài 6 dặm…
Một quang cảnh ồn ào, náo nhiệt, đầy màu sắc, chật chội, đông đúc, đa khuynh hướng: bênh và chống cuộc rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh 2008.

12:35 chiều, gần giờ rước đuốc, cảnh sát đổ xuống đường đông không tả, và họ dùng baricade để ngăn chận người ta tràn xuống đường để chuẩn bị rước đuốc. Chờ mãi, đuốc đâu không thấy, vì việc rước đuốc bị trục trắc và đổi lộ trình. Nhiều người tại chỗ biết tin đã la ó, phản đối mạnh, vì cho rằng nếu không dám rước đuốc thì không nên công bố là rước đuốc tại San Francisco.

Như chúng tôi đã tường trình: Bắc California là thánh địa của Tây Tạng, Trung Cộng sẽ gặp khó khăn lớn nơi đây, và điều nhận định này hoàn toàn đúng, vì ủng hộ viên Tây Tạng tràn ngập các nơi, và họ được tổ chức, chuẩn bị thật quy mô, đầy nhiệt tình, và kêu gọi Trung Cộng phải lắng nghe lời vàng của Đức Đạt Lai Lạt Ma,…

Đuốc thế vận không theo lộ trình đã công bố, mà được rước một cách lén lút bằng một lộ trình khác, và trễ nãi hơn dự tính, và đó là một sĩ nhục cho phong trào Olympic.

Theo nguồn tin ghi nhận tại chỗ thì có thể sau này việc rước đuốc thế vận hội Bắc Kinh có thể bị hủy bỏ vì bạo động giành đuốc tại Paris khiến đuốc thiêng bị tắt ngấm, và bạo động phản đối dữ dằn tại London, và bây giờ thì rước đuốc lén lút bằng lộ trình dấu kín và thay đổi giờ chót tại San Francisco…

Nếu chuyện rước đuốc lén lút tại San Francisco là một ô nhục cho Thế Vận Hội Bắc Kinh thì một nỗi nhục khác cho Olympic Bắc Kinh chính là việc không dám tổ chức lễ bế mạc theo địa điểm dự tính, mà đưa đuốc vào khu vực an ninh của phi trường quốc tế San Francisco để làm lễ bế mạc lén lút, và mang đuốc chạy trốn khỏi San Francisco,…

Trong lịch sử thế vận, chưa có lúc nào mà ngọn đuốc thế vận phải chịu nhục nhã bầm dập như ngọn đuốc thế vận hội Bắc Kinh 2008.

Điều mà ai cũng giật mình là phong trào ủng hộ Tây Tạng rộng khắp và đi sâu vào đời sống của người da trắng. Đây là thời cơ “kim cương” cho người Tây Tạng từ sau khi lưu vong vào năm 1959, vì cả thế giới đứng về những người Tây Tạng bị áp bức và bị khủng bố. Chưa bao giờ cờ Tây Tạng được phất nhiều và cao, và trở thành biểu tượng của tự do và độc lập như thế.

Và cũng chưa bao giờ, hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi như thế – vì ngài là một hình ảnh đấu tranh bất bạo động và từ bi của con người thời hiện đại.

Nhiều người khen Tây Tạng đã biết chinh phục thế giới bằng sự thương yêu và ngưỡng mộ, và khen họ biết huy động và tổ chức một chiến dịch toàn cầu đấu tranh cho Tây Tạng,…

Một dân tộc nhỏ, ít người, một cộng đồng ít người, mà họ đã làm được những điều vô cùng vĩ đại như thế thì quả là phép lạ…

Nhiều bài học có thể được rút ra từ phong trào vận động và đấu tranh của người Tây Tạng.

Nguyễn Dương

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1819a_HatCat.htm 

 


Vào mạng: 10-04-2008

Trở về thư mục "Tin Tức Phật giáo"

Đầu trang