Thu, 01 May 2008 07:20:01 GMT
Kathmandu -Hoa Kỳ hôm thứ
Năm đã tỏ ra quan ngại trên vấn đề sử dụng bạo lực và bắt bớ lưu
dân Tây Tạng biểu tình chống Bắc Kinh tại thủ đô Kathmandu của
Nepal..
Sự quan ngại
được đưa ra trong một phiên họp giữa Thủ Tướng Nepal
Girija Prasad Koiralavà Đại Sứ
Hoa Kỳ tại Nepal, Nancy Powell.
"Đại sứ Poewll
đã chính thức bày tỏ mối quan ngại của Hoa Kỳ về sự đối đãi của
nhà cầm quyền Nepal đối với lưu dân Tây Tạng", Sứ quán Hoa Kỳ
tại Kathmandu cho biết như trên. Bà Nancy Powell đã thúc đẩy thủ
tướng Nepal phải đảm bảo quyền được biểu tình trong ôn hòa được
duy trì và nhân quyền cho người Tây Tạng tại Nepal phải được tôn
trọng
Hoa Kỳ đã tỏ ra
quan tâm về vấn đề này sau khi các vụ biểu tình ngày càng gia
tăng của lưu dân Tây Tạng tại Nepal phản đối chính sách cai trị
khắc nghiệt của Trung cộng và những cuộc đàn áp mới đây tại quê
nhà của họ.
Các tổ chức
nhân quyền đã lên án cảnh sát Nepal về việc sử dụng bạo lực để
giải tán các cuộc biểu tình và đã tấn công cưỡng bức phụ nữ Tây
Tạng.
Như nhiều cuộc
biểu tình phản đối Trung cộng ngược đãi Tây Tạng tăng mạnh tại
thủ đô Nepal, Kathmandu, cảnh sát tiếp tục tùy tiện bắt bớ, giam
giữ và ngược đãi vô số người dân Tây Tạng đã vi phạm các quyền
tự do ngôn luận và tụ tập của họ, các tổ chức Nhân Quyền trụ sở
tại Hoa Kỳ cho biết như trên hồi tháng 04.
Đợt biểu tình
đầu tiên xảy ra hôm 10 tháng 03 và kể từ đó cảnh sát Nepal đã
bắt giữ hơn 2,500 người vì biểu tình ôn hòa, hoặc đơn giản là vì
họ xuất hiện trong hình dáng là người Tây Tạng, các tổ chức nhân
quyền cho biết như trên
Nepal là quê
hương tạm dung cho hơn 20,000 dân tỵ nạn Tây Tạng đến từ năm
1950 sau lần nổi dậy thất bại tại Lhasa.
Căn cứ theo các
tổ chức nhân quyền, gần 3000 người Tây Tạng vẫn cố gắng vượt qua
biên giới để đi vào Nepal mỗi năm, phó mặc hiểm nguy sống chết
khi xuyên qua rặng Hy Mã Lạp Sơn.
Lưu dân Tây
Tạng đã tham gia vào các cuộc biểu tình quanh khu vực Liên Hiệp
Quốc và Sứ Quán Trung Quốc tại Kathmandu gần như mỗi ngày kể từ
10 tháng 03, kêu gọi cho một Tây Tạng tự do và kêu gọi Liên Hiệp
Quốc điều tra những sự kiện gần đây tại Lhasa.
Chính phủ Nepal
nói rằng họ không cho phép các hoạt động chống Trung Quốc xảy ra
trong đất nước này, và sẽ không có sự thay đổi nào trong chính
sách chính thức ủng hộ một Trung Hoa với Tây Tạng là một phần
của lãnh thổ Trung Quốc.
http://www.buddhismtoday.com/viet/tintuc/no_1850_HatCat.htm